Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

I. Căn cứ pháp lý

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 do Quốc hội ban hành;

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

Công văn số 790/BYT-MT ngày 20/02/2019 của Bộ Y tế về việc triển khai Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Ninh Bình trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm sự phù hợp với các quy định tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc gia nhằm quản lý, bảo vệ, theo dõi, kiểm tra, giám sát tốt nhất, có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

II. NỘI DUNG

1. Thành lập Ban soạn thảo và tổ thư ký giúp việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

a) Thành phần ban soạn thảo gồm:

- Trưởng ban: đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phó Trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Y tế.

- Các thành viên:

Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình;

Đại diện đơn vị cấp nước có công suất > 1000m3/ ngày, đêm;

Mời 01 chuyên gia của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường làm cố vấn.

b) Tổ thư ký giúp việc cho ban soạn thảo: đại diện lãnh đạo hoặc chuyên viên phòng chuyên môn các sở: Y tế, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, đơn vị cấp nước có công suất > 1000m3/ ngày, đêm.

2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh

2.1. Thu thập tài liệu

- Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh;

- Khảo sát, đánh giá, thực trạng số liệu sơ cấp có liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh;

- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh;

- Tổ chức 01 Hội thảo thông qua đề cương Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương và khung dự thảo quy chuẩn.

2.2. Điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng nước sạch

- Điều tra, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá chất lượng nước bề mặt, nước ngầm được các nhà máy khai thác và kết quả quan trắc đối với các nguồn xả thải từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công, nông nghiệp vào hoặc gần nguồn nước hoặc khu vực khai thác nước của đơn vị cấp nước;

- Thu thập, tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước từ năm 2017 - 2019 (nội kiểm) và loại hình sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khu vực hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước do ngành y tế kiểm tra từ năm 2017-2019 (ngoại kiểm); thực trạng, hiệu quả, hiệu suất quy trình công nghệ xử lý nước; thực trạng đường ống, hệ thống phân phối nước đến người sử dụng; các loại hóa chất dùng trong xử lý nước.

- Lấy mẫu phân tích, điều tra cắt ngang đánh giá chất lượng nước sạch tại các nhà máy nước tập trung và các trạm cấp nước nông thôn theo QCVN 01-1/2018 nhằm cung cấp số liệu ban đầu về các chỉ tiêu chất lượng nước cho việc xây dựng quy chuẩn địa phương.

2.3. Biên soạn dự thảo QCKTĐP của tỉnh

- Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất;

- Tổ chức đánh giá, rà soát, lựa chọn các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; viết thuyết minh dự thảo, hoàn thiện dự thảo trình UBND tỉnh xem xét.

3. Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp bằng văn bản của các sở, ngành, địa phương, các đơn vị cấp nước: Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tư pháp, các đơn vị cấp nước, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề, thống nhất, tiếp thu, chỉnh sửa sau đóng góp ý kiến của các Sở, ban, ngành, đoàn thể; hoàn thiện dự thảo QCKTĐP trình thẩm định.

- Thông báo về việc lấy ý kiến dự thảo trên trang điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND tỉnh, Sở chuyên ngành; đăng trên Tạp chí Khoa học hoặc Website của Sở Y tế lấy ý kiến QCKTĐP (02 kỳ đối với 01 QCĐP).

4. Thẩm định

- Sở Y tế gửi dự thảo QCKTDP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cho Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp thẩm định theo quy định về sự phù hợp của Dự thảo theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt dự thảo.

- Hoàn thiện hồ sơ dự thảo QCKTĐP trình Bộ Y tế thẩm định, cho ý kiến về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Hoàn chỉnh dự thảo, lập hồ sơ dự thảo QCĐP và gửi lấy ý kiến lại của Bộ Y tế.

5. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

IV. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI

Chi tiết tại phụ lục 1, phụ lục 2. Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Ninh Bình.

V. KINH PHÍ

- Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

- Lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có),(chi tiết tại phụ lục 3).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban soạn thảo và tổ giúp việc xây dựng Quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Xây dựng Dự án xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể đề xuất, lựa chọn thông số trong dự thảo QCKTDDP; hoàn thiện dự thảo quy chuẩn lấy ý kiến của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, các chuyên gia lĩnh vực có liên quan về QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Ninh Bình.

- Hoàn thiện các hồ sơ thủ tục, hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn trình Bộ Y tế thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tham mưu quy trình, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo đúng trình tự, quy định cho phép.

- Phối hợp với Sở Y tế cho ý kiến đóng góp, góp ý hoàn chỉnh dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Thẩm định các nội dung phù hợp của QCKTĐP với các quy định chuyên ngành và lĩnh vực Sở Phụ trách.

- Cử đại diện lãnh đạo và chuyên viên tham gia Ban soạn thảo và tổ thư ký giúp việc ban soạn thảo.

3. Sở Tư pháp

Tổ chức thẩm định dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đảm bảo theo quy định.

4. Sở Tài Chính

Căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu UBND bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch này theo quy định hiện hành.

5. Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng

- Cử lãnh đạo, chuyên viên tham gia Ban soạn thảo và tổ thư ký giúp việc xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế trong quá trình khảo sát, điều tra, đánh giá, thu thập số liệu và tham gia góp ý hoàn thiện quy chuẩn; cung cấp các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc lựa chọn thông số đưa vào trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương đơn vị quản lý, phụ trách.

6. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, các cơ sở cấp nước trên địa bàn phối hợp vớ Ban soạn thảo điều tra, thu thập số liệu kết quả xét nghiệm mẫu nước phục vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

- Tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Ninh Bình.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện kế hoạch nêu trên thiết thực, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, Tài nguyên & Môi trường;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các đơn vị cấp nước;
- Lưu: VT, VP2, VP5, Vp6.
5.Tr12_KHYT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

PHỤ LỤC 1.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020-2021

TT

Lĩnh vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Tên quy chuẩn kỹ thuật địa phương

quan, tổ chức biên soạn QCĐP

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến

quan, tổ chức đề nghị

Bắt Đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Lĩnh vực: Nước sạch và vệ sinh môi trường;

Đối tượng: Các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước

trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Sở Y tế

3/2020

6/2021

1.970.420.000Đ

1.970.420.000Đ

0

Sở Y tế

Ghi chú: Có Dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kèm theo./.

 

PHỤ LỤC 2.

DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TỈNH NINH BÌNH

1. Tên gọi Quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Phạm vi áp dụng: Quy chuẩn này quy định danh mục các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và mức giới hạn của các thông số (áp dụng theo QCVN 01-1:2018/BYT).

Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận chất lượng nước.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên cơ quan tổ chức biên soạn QCKTĐP: Sở Y tế tỉnh Ninh Bình

Địa chỉ: số 18, đường Kim đồng, phường Phúc Thành, Tp Ninh Bình

Điện thoại: 0229.3871099

Fax: 0229.3874221

Email: soyte@ninhbinh.gov.vn

Tên cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Ninh Bình.

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là:

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương

- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Bộ Y tế

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 10 cơ sở cấp nước tập trung có công suất thiết kế trên 1.000 m3/ngày đêm trở lên và 61 trạm cấp nước nông thôn có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm trên địa bàn tỉnh đang hoạt động phân bố trên hầu hết huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chủ yếu khai thác nguồn nước bề mặt và một số cơ sở khai thác nước ngầm. Từ trước đến nay việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) theo Thông tư số 05/2009/TT- BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Tùy theo quy mô cung cấp nước của các đơn vị cấp nước mà tiến hành kiểm tra, lấy mẫu, đánh giá chất lượng theo các Quy chuẩn trên.

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

5.1. Lý do

Ngày 14/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (sau đây gọi tắt là Thông tư 41/2018/TT- BYT), quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2019. Tại Thông tư này đã quy định đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong thời hạn 30/6/2021, đơn vị cấp nước có thể áp dụng một trong hai trường hợp sau:

1. Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT nhưng phải thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch trong danh mục quy định tại điều 4 của Quy chuẩn.

2. Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT); Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2021 khi Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được ban hành và có hiệu lực.

Ngày 28/02/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành công văn số 67/UBND-VP6 về việc triển khai thực hiện thông tư số 41/2018/TT-BYT. Trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng QCVN 01:2009/BYT và QCVN02:2009/BYT cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật địa phương của tỉnh Ninh Bình về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực thi hành.

Như vậy, sau ngày 30/6/2021, QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT hết hiệu lực, đồng thời trong Thông tư số 41/2018/TT-BYT không quy định là áp dụng QCVN 01-1:2018/BYT nếu tỉnh không ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Nếu tỉnh Ninh Bình không ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì hoạt động thử nghiệm, đánh giá chất lượng nước của các nhà máy nước và các cá nhân, tổ chức không có quy chuẩn tham chiếu, việc kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng không có căn cứ triển khai.

5.2. Mục đích

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý sau đây:

Đảm bảo an toàn.

 

x

 

Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ.

 

x

 

Bảo vệ môi trường.

 

x

 

Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia.

 

 

 

Bảo vệ động, thực vật.

 

 

 

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

x

 

Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)

 

 

 

- Quy chuẩn địa phương dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy

x

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

- Quy chuẩn kỹ thuật chung

 

x

 

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

 

x

 

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

 

x

 

- Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình

 

 

 

- Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ

 

 

 

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Những vấn đề sẽ quy định:

Yêu cầu về thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn)

 

 

 

Yêu cầu về chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt

 

x

 

An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực được phân công

 

 

 

- Bố cục, nội dung các phần chính của Quy chuẩn kỹ thuật dự kiến: Gồm 4 chương: - Chương I: Quy định chung.

- Chương II: Quy định về kỹ thuật.

- Chương III: Quy định về quản lý.

- Chương IV: Tổ chức thực hiện

- Nhu cầu khảo nghiệm Quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế: không.

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên cơ sở Quy chuẩn quốc gia.

 

x

 

- Xây dựng QCVN trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu khác

 

 

 

- Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương kết hợp cả tiêu chuẩn quốc gia và tham khảo các tài liệu, dữ liệu của địa phương, của vùng miền.

 

x

 

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật:

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 do Quốc hội ban hành;

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, xử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 về việc Quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt,

9. Thành lập Ban soạn thảo và tổ thư ký giúp việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP: Sở Y tế Ninh Bình là cơ quan chủ trì biên soạn QCKTĐP

- Ban soạn thảo QCĐP: UBND tỉnh Ninh Bình thành lập Ban soạn thảo QCKTĐP để tổ chức hoạt động biên soạn và 01 tổ thư ký giúp việc Ban soạn thảo, mời 01 chuyên gia, cụ thể như sau:

a) Thành phần ban soạn thảo gồm:

- Trưởng ban: đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phó Trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Y tế.

- Các thành viên:

Đại diện lãnh đạo các Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình;

Đại diện đơn vị cấp nước có công suất > 1000m3/ ngày, đêm;

Mời chuyên gia của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường làm cố vấn.

b) Tổ thư ký giúp việc cho ban soạn thảo: đại diện lãnh đạo hoặc chuyên viên phòng chuyên môn các sở: Y tế, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, đơn vị cấp nước có công suất > 1000m3/ ngày, đêm.

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, đại diện cơ sở cấp nước, chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước.

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế.

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Sở Tư pháp, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình, các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, các tổ chức hoạt động lĩnh vực nước sạch trên địa bàn tỉnh.

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCĐP

 

 

-

Ban hành kế hoạch, lộ trình thực hiện triển khai các hoạt động xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

8/2020

11/2020

-

Thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn

11/2020

11/2020

-

Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

11/2020

12/2020

-

Thu thập số liệu và tổ chức lấy mẫu các nguồn nước, kiểm nghiệm, phân tích để phục vụ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (chi tiết xem tại phụ lục 4)

11/2020

01/2021

2

Biên soạn dự thảo QCĐP:

 

 

-

Xây dựng dự thảo lần 01 Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Kèm thuyết minh Quy chuẩn địa phương

01/2021

02/2021

-

Tổ chức các hội thảo tham vấn trực tiếp lấy ý kiến Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (2 hội thảo)

-

Chỉnh sửa Quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi tiếp thu ý kiến của mỗi một hội thảo tham vấn

3

Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi

Gửi dự thảo lấy ý kiến của các Sở, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh bằng văn bản, đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Sở Y tế, Trang bản tin Y tế của ngành, gửi đến cơ quan Thông báo và điểm hỏi đáp của địa phương (Sở Khoa học và Công nghệ) để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO.

01/2021

03/2021

4

Tổ chức Hội nghị chuyên đề

Hoàn chỉnh dự thảo QCKTĐP trình UBND tỉnh (lần 5)

03/2021

03/2021

5

Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

 

 

-

UBND tỉnh gửi bản dự thảo xin ý kiến thẩm định Quy chuẩn kỹ thuật địa phương của Bộ Y tế

03/2021

4/2021

-

Chỉnh sửa sau ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, hoàn chỉnh, lập hồ sơ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương trình duyệt

4/2021

5/2021

6

Thẩm định hồ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

5/2021

5/2021

7

Ban hành QCĐP

6/2021

6/2021

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí dự kiến:1.970.420.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 1.970.420.000 đồng

- Đóng góp của tổ chức, cá nhân (nếu có).

- Nguồn khác (nếu có).

b) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: Phụ lục 3

 

PHỤ LỤC 3.

DỰ TRÙ KINH PHÍ XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Định mức chi (VNĐ)

Thành tiền

Cơ sở pháp lý

I

Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng QCKTĐP

 

 

 

1,918,120,000

 

1

Chi lập dự án xây dựng QCĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt

Dự án

1

700,000

700,000

Điểm b, khoản 1, Điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

2

Chi thuê mướn chuyên gia biên soạn dự thảo QCĐP cần khảo sát, khảo nghiệm

Dự án

1

30,000,000

30,000,000

Điểm a, khoản 1, điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

3

Chi thuê đơn vị tư vấn

(Đơn vị tư vấn thực hiện 03 tháng; chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện,

xác nhận cơ quan)

tháng

3

4,800,000

14,400,000

Điểm e, khoản 1, điều 4 Thông tư 27/2020/TT- BTC

4

Xăng xe và phụ cấp công tác phí đi thực hiện nghiên cứu chuyên đề: điều tra, khảo sát thực trạng nước nguồn, công nghệ xử lý, chất lượng hệ thống phân phối nước tại các cơ sở cấp nước phục vụ công tác xây dựng QCKTĐP (10 nhà máy nước tập trung, 60 trạm cấp nước nông thôn): 2 cơ sở/ngày

 

 

 

 

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017

 

Công giám sát: 3 người/Đoàn/ ngày x 2 đoàn/ngày x 17 ngày x 50,000Đ/người/ngày

công

102

50,000

5,100,000

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2018

 

- Xăng xe máy đi giám sát:3 xe/ đoàn/ ngày x 2 đoàn/ngày x 17 ngày x 30,000Đ/xe/ngày

xe

102

30,000

3,060,000

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2019

5

Chi lẫy mẫu, phân tích 99 chỉ tiêu chất lượng nước (Biểu 2)

- Tại các nhà máy nước tập trung: 03 mẫu/ nhà máy x 10 nhà máy = 30 mẫu

- Tại các trạm cấp nước nông thôn: 20 trạm x 3 mẫu/trạm= 60 mẫu

mẫu

90

20,454,000

1,840,860,000

Điểm a, khoản 1, Điều 6 QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT- BYT; Chương II, phần A giá dịch vụ Y tế dự phòng Thông tư 240/2016/TT- BTC;

Hợp đồng với các đơn vị xét nghiệm (Báo giá kèm theo)

6

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành cho dự thảo quy chuẩn (02 hội nghị)

 

 

 

 

 

 

Hội trường

cuộc

2

1,000,000

2,000,000

Điểm i, khoản 1, điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

 

Chi chủ trì cuộc họp

buổi

2

600,000

1,200,000

 

Hỗ trợ đại biểu tham dự họp (50 người/ cuộc x 2 cuộc)

người

100

100,000

10,000,000

 

Tài liệu, VPP cho đại biểu dự họp

người

100

20,000

2,000,000

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017

 

Giải khát giữa giờ

người

100

40,000

4,000,000

7

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản QCKT

 

 

 

 

 

 

Chi lập báo cáo tổng hợp và tiếp thu ý kiến đóng góp của đối tượng chịu tác động của QCKT (5 lần)

báo cáo

5

250,000

1,250,000

Điểm a, khoản 3, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

 

Chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên hội đồng thẩm định

báo cáo

5

350,000

1,750,000

Điểm a, khoản 3, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

 

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng hợp quá trình xây dựng dự án QCKTĐP

lần

5

200,000

1,000,000

Khoản 5, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

 

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án QCKTĐP

lần

2

200,000

400,000

 

Chi chỉnh lý hoàn thiện nội dung dự thảo QCKTĐP

lần

2

200,000

400,000

II

Hoạt động phục vụ công tác quản lý quy chuẩn kỹ thuật địa phương

 

 

 

42,300,000

 

1

Chi họp thông qua đề cương, hội nghị lấy ý kiến có liên quan (2 cuộc)

 

 

 

 

 

 

Chủ trì cuộc họp

Người

2

600,000

1,200,000

Điểm i, khoản 1, điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

 

Chi các thành viên tham dự (25 người/ cuộc)

người

50

100,000

5,000,000

2

Chi hội đồng thẩm định nội dung, dự toán kinh phí xây dựng QCĐP (1 cuộc)

 

 

 

 

 

 

Chủ trì cuộc họp

Người

1

150,000

150,000

Điểm h, khoản 1, điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

 

Chi các thành viên tham dự

người

25

100,000

2,500,000

3

Chi nhận xét đánh giá phản

biện hoặc thẩm định của thành viên hội (02 báo cáo phản biện)

báo cáo

2

500,000

1,000,000

Điểm m, khoản 1, điều 5 Thông tư 27/2020/TT- BTC

4

Chi gửi dự thảo lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến dự thảo trên trang điện tử, tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND tỉnh, Sở chuyên ngành đăng trên Tạp chí Khoa học hoặc Website của Sở Y tế lấy ý kiến QCKTĐP (02 kỳ đối với 01 QCĐP)

kỳ

2

4,000,000

8,000,000

Chi theo thực tế

5

Văn phòng phẩm (Sổ, bút, túi cúc, giấy A4, bìa...), chi phí in ấn, photo tài liệu liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động xây dựng QCKTĐP

dự án

1

3,000,000

3,000,000

Chi theo thực tế, điểm e, khoản 9, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

6

Chi soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

văn bản

1

950,000

950,000

Điểm e, khoản 1, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

 

Chi thẩm định hồ sơ soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCKTĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

văn bản

1

500,000

500,000

Điểm b, khoản 4, điều 4 thông tư số 338/2016/TT- BTC

7

Chi in ấn tài liệu công bố QCKTĐP sau khi ban hành

bộ

200

50,000

10,000,000

Chi theo thực tế

III

Chi khác (Phong bì, tem thư, ảnh, băng rôn...)

 

 

 

10,000,000

Chi theo thực tế

 

Tổng cộng

1,970,420,000

 

Một tỷ chín trăm bẩy mươi triệu bốn trăm hai mươi nghìn đồng chẵn./.

 

PHỤ LỤC 4.

TRA CẮT NGANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH TẠI CÁC CƠ SỞ CẤP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

- Mục đích: đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn: QCVN 01-1: 2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế (Đánh giá 99 chỉ tiêu) nhằm đánh giá tần suất xuất hiện các chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép của QCVN 01-1:2018/BYT

- Cỡ mẫu thu thập để đánh giá: 90 mẫu

- Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu nước sạch tại bể chứa và 02 mẫu nước tại đường ống phân phối nước cho người dân

- Tổng số cơ sở cấp nước có công suất >1000 m3/ ngày đêm: 10 cơ sở;

- - Tổng số cơ sở cấp nước có công suất <1000 m3/ ngày đêm (Đang hoạt động ổn định, bền vững): 60 cơ sở;

- Phương pháp chọn mẫu:

* Dựa vào nguồn nước: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 2 loại nguồn nước chủ yếu được khai thác là:

- Nước mặt: Hầu hết các đơn vị cấp nước có công suất trên 1000 m3/ ngày đêm sử dụng nguồn nước mặt từ các sông, hồ trên địa bàn tỉnh.

- Nước ngầm: Gồm có nước ngầm tầng sâu (giếng khoan) và nước từ các hang sâu

* Dựa vào quy trình công nghệ sử lý nước, công suất nhà máy và hệ thống đường ống phân phối chất lượng nước:

- Đối với các đơn vị cấp nước có công suất > 1000 m3/ ngày đêm thì chọn 100% số mẫu và lấy mẫu nước nguyên liệu va nước thành phẩm. Tiến hành đánh giá công tác giám sát chất lượng, việc áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, công tác vận hành thiết bị xử lý của các đơn vị cấp nước.

- Đối với các đơn vị cấp nước có công suất < 1000 m3/ ngày đêm thì chọn một số mẫu chủ đích là đơn vị có số hộ dân cung cấp cao nhất ở các xã đại diện và lấy mẫu nước nguyên liệu và nước thành phẩm. Tiến hành đánh giá công tác giám sát chất lượng, việc áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, công tác vận hành thiết bị xử lý của các đơn vị cấp nước.

* Dựa vào vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông hồng và Bắc trung bộ. Bao gồm cả 3 loại địa hình là vùng đồi núi và bán sơn địa gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam điệp, vùng đồng bằng ven biển ở phía nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh.

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Căn cứ các yếu tố trên, chúng tôi tiến hành chọn 90 mẫu phân tích, đánh giá chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

* Đối với các cơ sở cấp nước có công suất >1000 m3/ ngày đêm: chọn tất cả các cơ sở cấp nước

Tt

Nhà máy nước

Công suất (m3/ ngày đêm)

Nguồn nước

Số mẫu lấy

1

Tp Ninh Bình

20.000

Sông đáy

3

2

NMN Thành Nam

20.000

Sông đáy

3

3

V.S.G

15.000

Sông đáy

3

4

Hoa Lư

2000

Sông Hoàng Long

3

5

Tam điệp

2000

Hang nước đền Dâu

3

6

Nho Quan

2000

Sông Lạng

3

7

Gia Viễn

2200

Sông Hoàng Long

3

8

Yên Khánh

2200

Sông Vạc

3

9

Yên Mô

2000

Sông Ghềnh

3

10

Kim Sơn

4000

Sông Vạc

3

Tổng cộng

30 mẫu

* Đối với các cơ sở cấp nước có công suất < 1000 m3/ ngày đêm: chọn mẫu theo nguồn nước khai thác sử dụng trước khi đưa vào xử lý:

07 cơ sở khai thác nước ngầm: chọn mẫu toàn bộ

7 cơ sở x 03 mẫu/ cơ sở = 21 mẫu

các cơ sở cấp nước khai thác nước mặt còn lại: lấy mẫu 13 cơ sở

13 cơ sở x 3 mẫu/ cơ sở = 39 mẫu

- Kết quả xét nghiệm sẽ được tổng hợp và đối chiếu với giới hạn cho phép trong quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT để đánh giá đạt/ không đạt theo quy chuẩn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2020 về xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 129/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Tống Quang Thìn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản