Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1281/KH-UBND | Hà Nam, ngày 16 tháng 06 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025 định hướng đến 2035. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến 2035 với các nội dung chính như sau:
1. Mục đích:
Cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến 2035 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU); đảm bảo để Nghị quyết số 05-NQ/TU được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. Yêu cầu:
Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết; phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành cho các cấp, các ngành, đơn vị có liên quan; làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU.
Triển khai rà soát, đánh giá thực trạng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 - 2015; Xây dựng nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến 2035 trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương.
Đơn vị tổ chức rà soát: UBND các huyện, thành phố và các xã trên địa bàn tỉnh.
Thời gian hoàn thành trong quý II năm 2016.
2. Nhiệm vụ công nghiệp hóa nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến 2035:
2.1. Quy hoạch chi tiết 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 479ha (Nhân Khang 118 ha; Nhân Bình - Xuân Khê 240 ha, trong đó: xã Nhân Bình 127,5 ha, xã Xuân Khê 112,5 ha; Đồng Du - An Mỹ 121ha, trong đó: xã Đồng Du 96 ha, xã An Mỹ 25 ha).
Đơn vị thực hiện: Sở xây dựng.
Thời gian trình UBND tỉnh phê duyệt xong trong tháng 4 năm 2016.
2.2. Nhân rộng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Các khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân, vùng lõi dẫn dắt, khuyến khích các hộ nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Tại mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 5 mô hình cánh đồng lớn có quy mô phù hợp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau củ, quả sạch, hoa cao cấp theo hình thức HTX kiểu mới, liên kết hộ gia đình. Giai đoạn từ 2025 đến 2035, tiếp tục tích tụ ruộng đất giao cho doanh nghiệp thuê lại để xây dựng phát triển mới các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới, liên kết hộ gia đình hình thành các vùng sản xuất có quy mô diện tích lớn để sản xuất theo chuỗi.
Đơn vị thực hiện: các xã nằm trong vùng quy hoạch ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh và của các huyện, thành phố.
Thời gian: từ 2016 - 2020 nhân rộng và phát triển vùng chuyên canh rau, củ quả sạch, hoa cao cấp 1000 ha; từ 2021 - 2035 nhân rộng 3.000 ha.
2.3. Phát triển vùng nguyên liệu cho chăn nuôi bò sữa và bò thịt chất lượng cao năm 2020 với diện tích khoảng 1.500 ha, năm 2025 bổ sung khoảng 750 ha.
Phát triển vùng trồng cỏ, trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt với diện tích 2.250 ha, sản lượng 900.000 tấn trên vùng đất bãi, đất trồng lúa chuyển đổi.
Đơn vị thực hiện: các xã Mộc Bắc, Trác Văn, Chuyên Ngoại huyện Duy Tiên; Nguyên Lý, Nhân Bình, Chính Lý, Hòa Hậu, Chân Lý huyện Lý Nhân; Tân Sơn, Tượng Lĩnh, Ba Sao, Khả Phong huyện Kim Bảng; Thanh Nghị, Liêm Túc huyện Thanh Liêm.
Thời gian: giai đoạn 2016- 2020 phát triển khoảng 1.500 ha; giai đoạn 2020 - 2035 bổ sung khoảng 750 ha.
2.4. Phát triển chăn nuôi bò sữa và bò thịt quy mô trang trại và công nghiệp theo quy hoạch:
Phát triển chăn nuôi bò sữa 30.000con, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao 10.000con.
Đơn vị thực hiện: Các xã trong vùng quy hoạch.
Thời gian thực hiện: phấn đấu năm 2020 có 20.000 con bò sữa, 7.500 bò thịt chất lượng cao; 2025 có 30.000 con bò sữa, có 10.000 bò thịt chất lượng cao; đến 2035 phát triển đàn bò sữa cơ bản đảm bảo cung cấp sữa cho các nhà máy chế biến sữa trên địa bàn.
2.5. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn trong các nông hộ và dần chuyển sang chăn nuôi công nghiệp và phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGap: Phấn đấu năm 2020 ít nhất 5 thương hiệu, năm 2025 ít nhất 10 thương hiệu, năm 2035 ít nhất 15 thương hiệu:
- Xây dựng thương hiệu rau củ quả sạch tại các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sữa sạch Hà Nam, thịt bò sạch Hà Nam.
- Phát triển chăn nuôi lợn xã Ngọc Lũ và các xã lân cận tiến tới xây dựng thương hiệu lợn sạch Ngọc Lũ: Quy mô đến năm 2020 tổng 90.000con, xuất chuồng 21.600 tấn thịt lợn sạch/năm. Đến năm 2025, mở rộng thương hiệu lợn sạch ra các xã trong vùng như Bồ Đề, An Ninh, Đồng Du, Vũ Bản, Bối Cầu, An Nội huyện Bình Lục và Nhân Chính huyện Lý Nhân với tổng đàn lợn sạch 150.000 con.
- Phát triển vùng chăn nuôi gà Móng Tiên phong tiến tới xây dựng thương hiệu: Phát triển vùng chăn nuôi gà Móng tại xã Tiên Phong và các xã lân cận như Yên Nam, Trác Văn, Châu Giang, Chuyên Ngoại huyện Duy Tiên; Văn Lý, Hợp Lý, Chính Lý, Công Lý huyện Lý Nhân để phát triển và xây dựng thương hiệu. Quy mô đến năm 2025: tổng số hộ chăn nuôi gà Móng sinh sản quy mô 200 con/hộ đạt 1200 hộ; quy mô đàn gà Móng sinh sản đạt 240.000 con; đàn gà thịt 01 triệu con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 2.500 tấn/năm.
- Phát triển đàn dê tiến tới xây dựng thương hiệu dê núi Hà Nam: phát triển đàn dê trên địa bàn các xã huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, phấn đấu đạt tổng đàn 20.000 con vào năm 2020; 30.000 con vào năm 2025 với các giống dê lai Bách Thảo để nâng cao chất lượng và sản lượng thịt. Phấn đấu xây dựng thương hiệu dê núi Hà Nam.
2.7. Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp:
- Tập trung ưu tiên củng cố hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực tưới, tiêu chủ động cho các loại cây trồng; nâng cấp, xây mới các trạm bơm phục vụ tưới, tiêu nước theo đúng công suất, tiến độ và thời gian quy định trong các dự án đã phê duyệt; kiên cố hóa 500km kênh mương, tưới tiêu, đặc biệt ưu tiên thực hiện trong năm 2016 ở các khu NNUDCNC, khu chăn nuôi bò, lợn nông hộ theo quy hoạch.
- Hoàn thành cứng hóa đường trục chính nội đồng theo đúng kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, đảm bảo thuận tiện cho việc đưa máy móc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch.
- Xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu NNUDCNC đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết để sản xuất rau, củ, quả sạch, lúa chất lượng cao.
- Tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, ngành chức năng hướng dẫn các xã xây dựng và thành lập các HTX Nông nghiệp kiểu mới với đặc trưng chính là tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với thực hiện tích tụ ruộng đất và liên doanh, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nông dân để phát triển nhanh vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến, tiêu thụ. Năm 2016 mỗi huyện xây dựng được ít nhất 1 mô hình HTX kiểu mới để chỉ đạo, rút kinh nghiệm nhân rộng trong thời gian tiếp theo.
2.8. Tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất nông nghiệp gắn với đây mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ: Năm 2020: làm đất đạt 100%, thu hoạch 50%; gieo trồng 60%, bảo quản chế biến 20%; Năm 2025: thu hoạch 80%, gieo trồng 80%; bảo quản chế biến 50%; năm 2035 hầu hết các khâu trong sản xuất đều áp dụng cơ giới hóa.
1. Thành lập Ban quản lý, Ban chỉ đạo các cấp:
Thành lập Ban quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh theo hướng tinh, gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; Ban chỉ đạo cấp huyện, xã do đồng chí bí thư cấp ủy cùng cấp làm trưởng ban, thành viên là các đồng chí lãnh đạo chính quyền, các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan để chỉ đạo thực hiện. Thời gian hoàn thành trong tháng 5 năm 2016.
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa và đất trồng cỏ để đáp ứng yêu cầu phát triển đàn bò sữa của địa phương. Quy mô mỗi hộ tối thiểu nuôi 10 con bò sữa, có thể phát triển nuôi được đến 50 con bò sữa/hộ và có tối thiểu 30% diện tích đất trồng cỏ. Diện tích quy hoạch trồng cỏ ưu tiên các diện tích đất màu, đất bãi bồi ven sông, đất đồi. Xem xét chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa cốt đất cao sang trồng cỏ để nuôi bò.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất, trong đó tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng để phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa có lợi thế.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ; các khu chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp.
4. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất:
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho 10 - 20 doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nông sản sạch, ưu tiên doanh nghiệp từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc; gắn kết với các hộ nông dân từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn.
- Xây dựng, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2025 mỗi xã có ít nhất 01 mô hình.
- Tạo điều kiện, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế hợp tác giữa hợp tác xã, kinh tế trang trại gắn với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Hỗ trợ hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Khuyến khích hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn.
- Tăng cường chuyển giao phương thức tổ chức quản lý sản xuất kiểu công nghiệp cho lao động nông nghiệp. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Phối hợp đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thông qua các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với nông dân. Phấn đấu hết năm 2020 lao động trong nông nghiệp còn dưới 30%; năm 2025 còn dưới 20%.
5. Tìm kiếm thị trường - xúc tiến thương mại:
Chú trọng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Phát triển sản xuất, tăng sức mua của dân cư, tạo ra một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mà tỉnh có ưu thế và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như: Sữa sạch, thịt lợn sạch, rau, củ, quả sạch...Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
6. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ:
- Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 và các Quyết định bổ sung, điều chỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới; Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác theo các chương trình, đề án, dự án cụ thể.
- Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách về thuê quyền sử dụng đất của nông dân để tích tụ phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cấp điện...) trong ngoài hàng rào các dự án đầu tư.
- Ban hành cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm, ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện các khâu như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Từng bước xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các đề án:
- Đề án phát triển cơ sở hạ tầng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kinh phí thực hiện khoảng 394 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 84,4 tỷ đồng.
- Đề án ứng dụng các giống cây trồng mới theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kinh phí hỗ trợ: 20 tỷ đồng.
- Đề án Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Kinh phí hỗ trợ: 89,645 tỷ đồng.
- Đề án Phát triển chăn nuôi lợn sạch xã Ngọc Lũ và các xã lân cận huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân. Kinh phí hỗ trợ: 39,501 tỷ đồng.
- Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Hà Nam. Kinh phí hỗ trợ: 30 tỷ đồng.
- Đề án ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất tỉnh Hà Nam. Kinh phí hỗ trợ: 12 tỷ đồng.
- Đề án Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam. Kinh phí hỗ trợ 33,480 tỷ đồng.
a) Nguồn vốn thực hiện: vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác.
b) Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ được thực hiện thông qua các chương trình, đề án, dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Dự kiến Tổng vốn đầu tư: 2.289 tỷ đồng
- Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước: 409,4 tỷ đồng
+ Kinh phí hỗ trợ phát triển hạ tầng: 184,4 tỷ đồng
+ Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất: 225 tỷ đồng
- Vốn của doanh nghiệp, của dân và các nguồn khác: 1.974,6 tỷ đồng
* Phân kỳ kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 284,4 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 125,0 tỷ đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, dự án thuộc lĩnh vực ngành theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Phối hợp với các Sở, ban ngành, huyện, thành phố nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo tiến độ thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút tối đa nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng, trình phê duyệt Đề án phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệm thu, thanh toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương quy hoạch chi tiết vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện và quản lý quy hoạch đã được phê duyệt.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Bố trí hợp lý nguồn kinh phí Khoa học công nghệ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới hỗ trợ, tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN và tiến bộ kỹ thuật phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tham mưu, đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai như tích tụ ruộng đất, bảo vệ môi trường nông thôn theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo có hiệu quả.
7. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thiện cứng hóa đường trục chính, giao thông nội đồng.
8. Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản; hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương chủ trì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để chuyển dịch lao động sang sản xuất phi nông nghiệp, thúc đẩy đưa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du nhập nghề mới vào nông thôn; giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
10. Ngân hàng nhà nước tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
11. Đài phát thanh truyền hình, Báo Hà Nam: Thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về Đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức hội, đoàn thể các cấp: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực.
13. Các huyện, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, năm năm thực hiện Nghị quyết. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, HTXDVNN thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất.
Căn cứ nhiệm vụ được giao các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện; các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến 2035 trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các Sở, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 876/QÐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Trung tâm - Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang
- 3Quyết định 1293/QĐ-UBND năm 2016 về quy định giá thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 2323/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 699/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Quyết định 876/QÐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Trung tâm - Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang
- 4Quyết định 1293/QĐ-UBND năm 2016 về quy định giá thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 2323/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 6Quyết định 699/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 1281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về đẩy mạnh Công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025 định hướng đến 2035
- Số hiệu: 1281/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra