Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 13 tháng 7 năm 2017 |
Căn cứ Luật Hợp tác năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ, phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 17/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 10 nhiệm vụ trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025,
UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng mô hình điểm hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Xây dựng mô hình thí điểm HTX sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng cơ chế chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh – tế xã hội.
2. Yêu cầu
Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động hiệu quả phải phù hợp với giá trị và nguyên tắc của HTX theo Luật HTX năm 2012, trên cơ sở tôn trọng tính tự nguyện của thành viên, tính tự chủ của HTX, giúp cho HTX từng bước phát triển một cách tự chủ và bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
Lồng ghép các nguồn lực, kinh phí với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các HTX.
1. Mục tiêu chung
Đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, thông qua phát triển số lượng, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX gắn với liên kết sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho thành viên HTX và hộ nông dân. Từng bước đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức, chuỗi liên kết phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ HTX sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 1 (năm 2017 - 2018):
Khảo sát, đánh giá thực trạng của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp; củng cố kiện toàn nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012.
Hỗ trợ xây dựng 02 -03 HTX làm thí điểm trong lĩnh vực nông nghiệp về sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thông qua HTX các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống mới ... được chuyển giao có hiệu quả, tăng thu nhập cho các thành viên.
b) Giai đoạn 2 (2019-2020):
- Phát triển kinh tế hợp tác mỗi năm thành lập mới từ 10-15 HTX, tăng bình quân 15-20%; tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt trên 55%, giảm tỷ lệ yếu xuống 80%; phấn đấu đến năm 2020 có 80 HTX nông nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng thêm 03 - 05 mô hình điểm HTX kiểu mới.
- Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch, xem xét nhân rộng mô hình HTX kiểu mới gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm an toàn, có thương hiệu trên địa bàn tỉnh .
1. Khảo sát, xây dựng HTX làm mô hình thí điểm
Khảo sát thực trạng tình hình bộ máy, cán bộ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp, rà soát các tiêu chí cụ thể trên cơ sở Luật HTX 2012 và Bộ tiêu chí số 155/LMHTXVN -CSPT ngày 7/3/2016 của Liên minh HTX Việt Nam hướng dẫn đánh giá HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.
Tổ chức các lớp sáng lập viên để tuyên truyền Luật HTX năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; nêu rõ lợi ích của việc tham gia HTX. Sáng lập viên vận động các hộ nông dân tự nguyện tham gia HTX; phối hợp với doanh nghiệp có nhu cầu lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự thảo điều lệ; tổ chức Hội nghị thành lập HTX thống nhất các nội dung theo quy định của Luật HTX năm 2012 để ban hàng nghị quyết thành lập và làm các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký HTX.
Lựa chọn một số HTX đang hoạt động để tổ chức lại cơ cấu quản lý, hoạt động của HTX theo quy định của pháp luật hợp tác xã 2012; lập phương án hoạt động mới, phối hợp với doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả và lâu dài.
Triển khai phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trên diện tích lớn, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản để thực hiện việc đầu tư giống cây trồng, giống vật nuôi, quy trình sản xuất, đầu tư trang thiết bị, vay và ứng vốn phục vụ sản xuất....
Triển khai việc hỗ trợ của nhà nước đối với các hạng mục theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các HTX trong quá trình triển khai kế hoạch; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sau 01 năm thực hiện để làm căn cứ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Nguyên tắc, hình thức hoạt động của HTX mô hình điểm
HTX liên kết với doanh nghiệp hoặc thương nhân có nhu cầu kinh doanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thu mua nông sản từ các hộ nông dân và bán ra cho doanh nghiệp hoặc thương nhân với số lượng lớn và đảm bảo giá cả ổn định cho HTX so với hộ nông dân trực tiếp bán ra.
Các hộ nông dân tự nguyện thành lập HTX vì lợi ích của chính mình, các thành viên có quyền lựa chọn số lượng, quy mô thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban Kiểm soát HTX.
Mỗi thành viên tự tổ chức sản xuất kinh doanh, hoạch toán trong phạm vi của mình. HTX tự tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán, cung cấp dịch vụ và thu phí để cung ứng dịch vụ cho thành viên.
Thực hiện sở hữu kép, thị trường kép, hạch toán kép và giám sát kép theo đúng các nguyên tắc, bản chất, giá trị của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012.
3. Nguồn vốn đầu tư
HTX là nhà đầu tư có vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ các hoạt động của mình và quyết định việc đầu tư trong sản xuất kinh doanh theo nội dung điều lệ, phương án kế hoạch, đã được thống nhất với các thành viên trên cơ sở bình đẳng, dân chủ công khai, đảm bảo lợi ích lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh HTX có thể huy động thêm các nguồn vốn khác như huy động thêm vốn góp củ các thành viền ngoài vốn góp ban đầu, vay vốn của các thành viên; vay vốn của các tổ chức tín dụng; tiếp cận và sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận thông qua các hợp đồng kinh tế.
4. Hỗ trợ của nhà nước
a) Hỗ trợ thành lập HTX mới, tổ chức lại hoạt động của các HTX
Hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp: Cung cấp thông tin, tư vấn hướng dẫn, tập huấn về pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập HTX cho các sáng lập viên của HTX.
Tổ chức lại hoạt động cho các HTX: Tư vấn giúp đỡ củng cố kiện toàn Ban quản lý HTX; cung cấp thông tin, tư vấn quy định của pháp luật về HTX; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và năng lực nội tại của các HTX.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng/HTX thành lập mới (xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ thành lập tổ chức hoạt động HTX), hỗ trợ 50% kinh phí đối với việc tổ chức lại hoạt động của các HTX.
b) Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về kinh tế hợp tác; các cán bộ quản lý hợp tác xã; tổ chức đào tạo nghề cho thành viên các HTX tại các vùng sản xuất chủ lực. Hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX (theo Thông tư 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính).
c) Hỗ trợ đầu tư cho các HTX
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các HTX đảm bảo tiêu chí được hỗ trợ theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hỗ trợ vốn vay tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại (quảng bá giới thiệu sản phẩm, hội chợ, hội nghị khách hàng, cải tiến mẫu mã sản phẩm; xây dựng trang thông tin thương mại điện tử giới thiệu các sản phẩm HTX…).
Hỗ trợ đầu tư cho các HTX để xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất; ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, quản trị kinh doanh.
d) Hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VIETGAP và Global GAP: 25 triệu đồng/mô hình.
Hàng năm bố trí ngân sách tỉnh lồng ghép nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ để thực hiện kế hoạch.
Lồng ghép, kết hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.
Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân và trang trại khi tham gia HTX, THT và các hình thức tổ chức liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm nông nghiệp.
Tranh thủ sự tài trợ, hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh khảo sát, học tập kinh nghiệm, lựa chọn xây dựng mô hình HTX điểm.
- Tổ chức tập huấn tuyên truyền, tư vấn thành lập và hoạt động HTX, hỗ trợ thành lập mới HTX, hỗ trợ tổ chức lại hoạt động các HTX. Xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm cho các HTX dự kiến xây dựng mô hình kiểu mới hoạt động hiệu quả; tham mưu cho UBND tỉnh sơ, tổng kết rút kinh nghiệm nhân diện.
- Chủ trì,phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ của Kế hoạch theo đúng quy định, hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ; xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm cho các HTX nông nghiệp theo chương trình hỗ trợ HTX của Chính phủ giai đoạn 2015 – 2020.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức khảo sát, thực hiện học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX kiểu mới ở một số địa phương.
- Tổng hợp những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất, báo cáo kết quả xây dựng mô hình, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định việc nhân rộng mô hình.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo, phối hợp lồng ghép hợp phần phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, các đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp khác đã được phê duyệt. Ưu tiên các nguồn lực phối hợp triển khai các mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này.
- Chỉ đạo hướng dẫn UBND huyện có mô hình HTX điểm xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp trên địa bàn.
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, phổ biến, hướng dẫn. kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho các hộ nông dân, thành viên HTX về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt bảo quản, chế biến theo quy trình kỹ thuật an toàn có kiểm soát,....
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập và phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ cho các HTX thí điểm.
- Hướng dẫn các HTX thực hiện các quy định về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
4. Sở Công Thương
- Tạo điều kiện cho các HTX thí điểm kiểu mới hoạt động hiệu quả được thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại, được hỗ trợ về khuyến công đối với các HTX có ngành nghề phù hợp, đáp ứng các tiêu chí, nội dung hoạt động khuyến công.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nội dung về chính sách quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường...
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ HTX thí điểm trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong quy trình sản xuất nông nghiệp.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu hỗ trợ hô hình thí thiểm HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả được thực hiện lồng ghép với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gắn với công tác đào tạo nghề nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ nghèo.
7. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn các cấp tạo điều kiện về các nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất, nhất là thực hiện vốn vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
8. UBND các huyện, thành phố
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai kế hoạch, lồng ghép các chương trình mục tiêu để hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phục vụ sản xuất đối với các HTX thí điểm.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ nông dân tham gia HTX, coi việc thành lập HTX kiểu mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn là một tiêu chí và nhiệm vụ trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Tạo điều kiện thuận lợi để HTX thành lập, hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
9. Liên minh HTX tỉnh
- Tạo điều kiện cho các HTX tham gia thí điểm vay vốn tại các Quỹ hỗ trợ.
- Tăng cường thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển, đào tạo hỗ trợ cho các HTX, THT.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn thành lập và hoạt động HTX, vận động các HTX tham gia Liên minh HTX tinht với tư cách là thành viên.
10. Trách nhiệm của các HTX mô hình điểm
- Sau khi được cấp GCN đăng ký thành lập HTX, tổ chức bàn bạc dân chủ với các thành viên để huy động thêm nguôn lực, triển khai phương án sản xuất kinh doanh. Chủ động tích cực khắc phục khó khăn, tự lực không trông chờ, ỷ lại vào các khoản hỗ trợ của Nhà nước.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cá tổ hợp tác, hộ gia đình, người sản xuất triển khai phương án sản xuất có hiệu quả, có sự lựa chọn hạng mục đầu tư, thứ tự ưu tiên trong đầu tư phục vụ sản xuất.
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng mô hình điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn vướng mắc các cơ quan có liên quan báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và xây dựng công trình: Xử lý cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại kho thuốc Hợp tác xã Thủy Tây (Giai đoạn 1) do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 2332/QĐ-UBND năm 2017 cho hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hồng Hải thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (hợp thức hóa quyền sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích làm trụ sở làm việc, kho cửa hàng dịch vụ nông nghiệp tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 3Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 2299/QĐ-UBND năm 2017 Tiêu chí phân loại và đánh giá hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 3148/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 3Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 340/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và xây dựng công trình: Xử lý cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại kho thuốc Hợp tác xã Thủy Tây (Giai đoạn 1) do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Quyết định 2332/QĐ-UBND năm 2017 cho hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hồng Hải thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (hợp thức hóa quyền sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích làm trụ sở làm việc, kho cửa hàng dịch vụ nông nghiệp tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 9Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 2299/QĐ-UBND năm 2017 Tiêu chí phân loại và đánh giá hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 3148/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2017 xây dựng mô hình điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017–2020
- Số hiệu: 128/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Lý Vinh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra