Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 17 tháng 06 năm 2021 |
Để triển khai thực hiện Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang, về phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án); UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chính, như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Đề án, trên cơ sở các nguồn lực phát triển nuôi biển của tỉnh trong mối liên hệ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo, gắn với triển khai thực hiện các quy định liên quan trong lĩnh vực nuôi biển của Luật Thủy sản năm 2017.
- Khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi biển hợp lý, phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản trên cơ sở cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững; từng bước giảm dần số lượng tàu, sản lượng khai thác để chuyển sang nuôi biển, giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ; tăng quy mô, năng suất, sản lượng nuôi biển, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng cư dân ven biển.
- Hoạt động nuôi biển sẽ tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng vùng biển đảo, góp phần làm đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh.
- Bố trí, sắp xếp nuôi lồng bè và nhuyễn thể một cách an toàn, khoa học; phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, đồng thời đảm bảo hài hòa với quy hoạch du lịch, giao thông đường thủy; phù hợp với cảnh quan gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm phát triển bền vững nghề nuôi biển, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân trong vùng.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan, chính quyền địa phương để có sự phối hợp đồng bộ trong tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án đã đề ra.
- Các nội dung Kế hoạch phải đảm bảo bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và định hướng phát triển tại địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
1. Mục tiêu chung
Phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại; đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo; góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025.
- Số lượng lồng nuôi biển là 7.500 lồng, trong đó nuôi cá lồng truyền thống là 4.700 lồng; nuôi cá lồng công nghệ cao (CNC) là 1.900 lồng; nuôi thủy sản khác là 900 lồng.
- Diện tích mặt nước nuôi lồng là 7.000 ha (nuôi trai ngọc 100 ha); thể tích nuôi lồng là 2.984 nghìn m3. Diện tích nuôi nhuyễn thể là 25.500 ha.
- Sản lượng nuôi biển đạt 113.720 tấn, trong đó nuôi lồng bè là 29.870 tấn, nuôi nhuyễn thể là 83.850 tấn; sản lượng ngọc trai đạt 260.000 viên.
- Giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 7.546 tỷ đồng; giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 5.163 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 là 24,2%/năm.
- Thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển là 18.510 người.
2.2. Đến năm 2030.
- Số lượng lồng nuôi biển là 14.000 lồng; trong đó nuôi cá lồng truyền thống là 5.300 lồng, nuôi cá lồng CNC là 6.600 lồng và nuôi thủy sản khác là 2.100 lồng,
- Diện tích mặt nước nuôi lồng là 16.000 ha (nuôi trai ngọc 200 ha); thể tích nuôi lồng là 9.310 nghìn m3. Diện tích nuôi nhuyễn thể là 26.900 ha;
- Sản lượng nuôi biển đạt 207.180 tấn; trong đó nuôi lồng bè là 105.720 tấn, nuôi nhuyễn thể là 101.460 tấn; sản lượng ngọc trai đạt 520.000 viên;
- Giá trị sản xuất (giá HH) đạt 19.487 tỷ đồng; giá trị sản xuất (giá SS 2010) đạt 15.295 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 24,3%/năm.
- Thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển là 47.680 người.
III. PHẠM VI VÀ TIÊU CHÍ KHU NUÔI BIỂN
1. Phạm vi nuôi biển
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, được phân thành 02 vùng, như sau:
- Vùng hải đảo, gồm: huyện Kiên Hải, thành phố Phú Quốc, xã đảo Tiên Hải (thành phố Hà Tiên) và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ thuộc huyện Kiên Lương.
- Vùng ven biển, gồm các xã, phường ven biển thuộc các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên.
2. Tiêu chí khu nuôi lồng bè và nhuyễn thể
- Khu nuôi lồng bè tuân thủ theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ và một số tiêu chí khác như sau:
+ Khu nuôi nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
+ Lồng bè phải được đặt ở những khu vực không bị ô nhiễm có chất nước phù hợp với đối tượng thủy sản nuôi.
+ Nơi đặt lồng bè phải thoáng, có dòng chảy thẳng và liên tục; tránh nơi tập trung đông dân cư và tàu thuyền qua lại nhiều.
+ Tránh nơi gần bến cảng, nơi có sóng và gió lớn, nơi có nhiều rong và thực vật thủy sinh.
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
- Diện tích đặt lồng bè nuôi không quá 05% diện tích mặt nước nuôi. Nơi đặt lồng bè nuôi có độ sâu lúc nước thủy triều thấp nhất tối thiểu là 05m đối với lồng bè nuôi truyền thống, tối thiểu là 06m đối với lồng bè nuôi công nghiệp (lồng vuông hoặc lồng tròn đường kính tối đa 12 m) và tối thiểu là 12 m đối với lồng bệ nuôi công nghiệp (có đường kính trên 12 m); có lưu tốc dòng chảy thích hợp từ 0,2- 0,6 m/s; độ mặn thích hợp từ 20‰ trở lên.
- Khu vực nuối nhuyễn thể không bị ô nhiễm, có chất nước phù hợp với đối tượng thủy sản nuôi; không được phát triển nuôi trên các khu vực bãi giống tự nhiên cần được bảo tồn, bảo vệ.
- Khu đặt lồng bè và nhuyễn thể tuyệt đối không chồng lấn với hành lang an toàn luồng tàu, luồng cảng, bãi neo đậu tàu đánh cá, tàu khách, tàu vận tải và các công trình công cộng theo quy định.
- Khu nuôi lồng bè thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.
- Khu nuôi lồng, bè và nhuyễn thể tuân thủ các quy định về: quy hoạch Hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quản lý Khu Bảo tồn biển và quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
3. Bố trí các vùng nuôi biển
3.1. Bố trí nuôi vùng hải đảo
a) Thành phố Phú Quốc:
- Bố trí nuôi lồng bè ở ấp Rạch Vẹm và ấp Chuồng Vích, xã Gành Dầu; ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm; phường An Thới; đảo Thổ Chu, xã Thổ Châu; nuôi trai ngọc tập trung ở xã Dương Tơ.
- Sắp xếp lồng bè nuôi truyền thống của người dân thành các khu nuôi tập trung, không chồng lấn với khu neo đậu tàu thuyền, không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, có khoảng cách phù hợp với cảng biển, khu dân cư, cách bờ ít nhất 100m. Bố trí khu vực biển giao cho các doanh nghiệp để nuôi trồng thủy sản tại xã Gành Dầu có khoảng cách so với bờ ít nhất 500m; các khu vực khác tùy vào điều kiện cụ thể và đối tượng nuôi để bố trí thích hợp.
b) Huyện Kiên Hải:
- Bố trí nuôi lồng bè ở các xã đảo Lại Sơn, Nam Du, An Sơn, Hòn Tre. Bố trí nuôi cá lồng công nghệ cao ở quần đảo Nam Du. Ngoài ra, có thể bố trí nuôi các đối tượng thủy sản thích hợp với hình thức nuôi lồng bè (hàu, vẹm xanh, ngọc trai, tôm hùm,...) ở những khu vực nuôi lồng bè; nuôi ốc hương ở những khu vực thích hợp, với quy mô hợp lý, đảm bảo khoảng cách không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác (du lịch, nuôi thủy sản khác,...) để tận dụng tiềm năng, lợi thế của đối tượng này.
- Sắp xếp lồng bè nuôi truyền thống của người dân thành các khu nuôi tập trung, không chồng lấn với khu neo đậu tàu thuyền, không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, có khoảng cách phù hợp với cảng biển, khu dân cư, cách bờ ít nhất 100m.
c) Thành phố Hà Tiên:
- Bố trí nuôi lồng bè ở quanh các đảo thuộc quần đảo Hải Tặc, xã Tiên Hải; bố trí nuôi cá lồng công nghệ cao ở quanh các đảo chính của xã đảo Tiên Hải; có thể bố trí nuôi ốc hương, ốc nhảy, rong biển,... ở những khu vực thích hợp, với quy mô hợp lý, đảm bảo khoảng cách không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác (du lịch, nuôi thủy sản khác,...) để tận dụng tiềm năng, lợi thế của các đối tượng thủy sản này.
- Sắp xếp lồng bè nuôi truyền thống của người dân thành các khu nuôi tập trung, không chồng lấn với khu neo đậu tàu thuyền, không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, có khoảng cách phù hợp với cảng biển, khu dân cư, cách bờ ít nhất 100m.
d) Huyện Kiên Lương:
- Bố trí nuôi lồng bè ở khu vực quanh đảo hòn Heo, hòn Dê, hòn Ngang, hòn Thơm, hòn Nhum, hòn Đá Lửa, hòn Đầm Giếng, hòn Bờ Đập, hòn Đá Bạc, hòn Sơn Tế 1, 2, 3 thuộc xã Sơn Hải. Bố trí nuôi cá lồng truyền thống và lồng bè CNC tập trung ở xã đảo Hòn Nghệ. Có thể bố trí nuôi ốc hương ở những khu vực thích hợp, với quy mô hợp lý, đảm bảo khoảng cách không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác (du lịch, nuôi thủy sản khác,...) để tận dụng tiềm năng, lợi thế của đối tượng này.
- Sắp xếp lồng bè nuôi truyền thống của người dân thành các khu nuôi tập trung, không chồng lấn với khu neo đậu tàu thuyền, không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, có khoảng cách phù hợp với cảng biển, khu dân cư, cách bờ ít nhất 100m.
3.2. Bố trí nuôi vùng ven biển
a) Huyện Kiên Lương:
Bố trí nuôi chủ yếu ở các vùng bãi triều kéo dài theo diện tích bãi ven bờ dọc xã, thị trấn: Dương Hòa, Kiên Lương, Bình An và Bình Trị.
b) Huyện Hòn Đất:
Bố trí nuôi chủ yếu ở các vùng bãi triều kéo dài theo diện tích bãi ven bờ dọc các xã, thị trấn: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, Sơn Bình, Sóc Sơn và Mỹ Lâm.
c) Huyện An Biên:
Bố trí nuôi chủ yếu ở các vùng bãi triều kéo dài theo diện tích bãi ven bờ dọc các xã Tây Yên, Nam Yên, Nam Thái và Nam Thái A.
d) Huyện An Minh:
Bố trí nuôi chủ yếu ở các vùng bãi triều kéo dài theo diện tích bãi ven bờ dọc các xã Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông, Vân Khánh và Vân Khánh Tây.
IV. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỜI KỲ 2021-2030
Việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án kịp thời trong thời kỳ của Đề án sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt các chỉ tiêu của đề án đưa ra. Tổng số dự án đầu tư cho các dự án, đề tài là 17 dự án, trong đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 04 dự án, đầu tư cho tăng cường năng lực quản lý, khuyến ngư là 07 dự án và đầu tư cho đề tài khoa học- công nghệ là 06 nhiệm vụ.
Tổng số kinh phí dự kiến thực hiện các dự án, đề tài trong thời kỳ 2021- 2030 là 283 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 là 149 tỷ đồng và giai đoạn 2026- 2030 là 134 tỷ đồng (Phụ lục 1, 2).
1. Các hạng mục đầu tư
Gồm 03 nhóm hạng mục đầu tư:
(ĐVT: tỷ đồng)
Số TT | Nhóm hạng mục đầu tư | Giai đoạn 2021-2025 | Giai đoạn 2026-2030 | Giai đoạn 2021-2030 | Tỷ lệ (%) |
1. | Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng | 115 | 110 | 225 | 79,5 |
2 | Nhóm dự án đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường năng lực quản lý ngành, khuyến ngư | 26 | 19 | 45 | 15,9 |
3 | Nhóm đề tài khoa học và công nghệ | 8 | 5 | 13 | 4,6 |
Tổng vốn | 149 | 134 | 283 | 100 |
2. Cơ cấu nguồn vốn
Gồm 03 nguồn vốn chính, như sau:
Số TT | Nguồn vốn | Giai đoạn 2021-2025 | Giai đoạn 2021-2030 | ||
Giá trị (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Trung ương | 10 | 6,71 | 20 | 7,07 |
2 | Địa phương | 66 | 44,29 | 108 | 38,16 |
| - Vốn đầu tư công | 40 | 60,60 | 65 | 60,19 |
| - Vốn sự nghiệp: | 26 | 39,40 | 43 | 39,81 |
| + Sự nghiệp kinh tế | 21 |
| 35 |
|
| + Sự nghiệp khoa học | 5 |
| 8 |
|
3 | Các thành phần kinh tế | 73 | 49,00 | 155 | 54,77 |
Tổng vốn | 149 | 100 | 283 | 100 |
1. Bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển theo hướng tập trung, chuỗi liên kết sản xuất bền vững gắn với thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017
1.1. Các chỉ tiêu cần đạt
a) Đến cuối năm 2021:
- Xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) thực hiện hoàn thành việc bố trí, sắp xếp nghề nuôi cá lòng bè theo hướng tập trung, liên kết sản xuất tại xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) gắn với đánh giá tổng kết Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về tổ chức, sắp xếp chuỗi liên kết sản xuất cá lồng bè tại xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương đến năm 2020. Có khoảng 50% hộ dân nuôi cá lồng bè tải xã đảo được giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi theo quy định.
- Xã Lại Sơn (huyện Kiên Hải), xã Tiên Hải (TP Hà Tiên) và xã Gành Dầu (TP Phú Quốc) xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững trên địa bàn.
- Có ít nhất 20% hộ nuôi cá lồng bè, 30% hộ dân nuôi nhuyễn thể ven biển, ven đảo ở các huyện, thành phố thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi biển theo quy định.
b) Năm 2022:
- Xã Lại Sơn (huyện Kiên Hải), xã Tiên Hải (TP Hà Tiên) và xã Gành Dầu (TP Phú Quốc) hoàn thành việc bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển; có ít nhất 50% hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã đảo được giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện lồng bè nuôi theo quy định,
- Xã Sơn Hải (huyện Kiên Lương), xã Thổ Châu (TP. Phú Quốc); các xã An Sơn, Nam Du (huyện Kiên Hải) xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững trên địa bàn.
- Có ít nhất 40% hộ nuôi cá lồng bè, 50% các hộ dân nuôi nhuyễn thể ven biển, ven đảo ở các huyện, thành phố thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi biển theo quy định.
c) Năm 2023:
- Xã Sơn Hải (huyện Kiên Lương), phường An Thới (TP Phú Quốc); các xã An Sơn, Nam Du (huyện Kiên Hải) hoàn thành việc bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển; có ít nhất 50% hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã đảo được giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện lồng bè nuôi theo quy định.
- Xã Thổ Châu (TP Phú Quốc), xã Hòn Tre (huyện Kiên Hải) xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững trên địa bàn.
- Có ít nhất 60% hộ nuôi cá lồng bè, 70% các hộ dân nuôi nhuyễn thể ven biển, ven đảo ở các huyện, thành phố thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi biển theo quy định.
d) Năm 2024:
- Xã Thổ Châu (TP Phú Quốc), xã Hòn Tre (huyện Kiên Hải) hoàn thành việc bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển; có ít nhất 50% hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã đảo được giao khu vực biển và cấp mã số nhận diện lồng bè nuôi theo quy định.
- Có ít nhất 80% hộ dân nuôi cá lồng bè và 100% hộ dân nuôi nhuyễn thể thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi biển theo quy định.
đ) Đến năm 2025:
Cơ bản bố trí, sắp xếp hoàn thành chuỗi liên kết nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) tại các xã đảo, ven biển. Hoàn thành 100% việc giao khu vực biển (không thu tiền) để nuôi trồng thủy sản, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cho các hộ dân nuôi lồng bè theo hình thức truyền thống ven đảo.
e) Đến năm 2030:
Cơ sở nuôi biển với đối tượng, hình thức nuôi khác nhau trên địa bàn tỉnh được bố trí, sắp xếp phân vùng nuôi hợp lý; 100% cơ sở nuôi thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi biển theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khoa học, chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi.
1.2. Phối hợp thực hiện
- UBND các huyện, thành phố có biển xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững trên địa bàn quản lý, gắn với công tác giao khu vực biển (không thu tiền) theo quy định.
- Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững của UBND các huyện, thành phố có biển, gắn với công tác cấp phép nuôi biển, cấp mã số cơ sở nuôi lồng bè theo quy định.
2. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển nuôi biển
Để đạt được mục tiêu của Đề án, phân bổ chỉ tiêu phấn đấu phát triển nuôi biển của tỉnh và các huyện, thành phố có nuôi biển giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 (Phụ lục 3 và 4).
Để thực hiện triển khai đồng bộ, có hiệu quả mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố có quản lý biển tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tổ chức công bố Đề án đến các Sở, ban ngành và địa phương có liên quan và các tổ chức, cá nhân nuôi biển trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố có nuôi biển tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết, thực hiện các quy định về cấp phép nuôi biển, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè theo Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tiếp nhận, xử lý các hồ sơ xin chủ trương cấp phép nuôi biển, giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản. Tổ chức khảo sát thực địa, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện cấp phép nuôi biển, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi quản lý.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thành phố xây dựng quy trình giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký nuôi biển (cấp phép nuôi biển, giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản và cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè) để đảm bảo sự đồng bộ và thuận tiện cho người dân thực hiện.
- Hỗ trợ UBND huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bố trí, sắp xếp nghề nuôi biển (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, gắn với công tác giao khu vực biển, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè theo quy định.
- Thẩm định các dự án đồng quản lý nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên, nuôi nhuyễn thể, nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh trong vùng nuôi biển.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án thuộc Danh mục các dự án, đề tài đầu tư nuôi biển thời kỳ 2021 - 2030 tỉnh Kiên Giang được giao theo Đề án. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp phòng tránh một số hiện tượng gây hại cá nuôi lồng bè: sinh vật “lạ”, tảo “nở hoa”,...
- Xây dựng các mô hình nuôi biển ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ; mô hình thực hiện liên kết chuỗi sản xuất, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế; mô hình nuôi cá lồng bè sử dụng thức ăn công nghiệp dần thay thế thức ăn cá tạp,... theo định hướng phát triển nuôi biển của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp, đánh giá kết quả việc thực hiện Đề án; tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh Đề án phù hợp với tình hình thực tế. Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025 và tổng kết Đề án vào năm 2030.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố có nuôi biển tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết, thực hiện quy định về giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên tham mưu UBND tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân và hướng dẫn UBND huyện, thành phố giao khu vực biển (không thu tiền) cho cá nhân sử dụng vào mục đích nuôi biển trong phạm vi quản lý theo thẩm quyền quy định tại Luật Thủy sản năm 2017 và văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm tra chặt chẽ nguồn nước xả thải ra biển; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; đồng thời thực hiện các lĩnh vực khác có liên quan đến biển, đảo.
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình phối hợp giải quyết đối với các thủ tục cấp phép nuôi biển, giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản và cấp mã số cơ sở nuôi lồng bè. Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ cho nuôi biển.
3. Sở Giao thông vận tải
- Tổ chức tuyên truyền cho các hộ nuôi lồng bè chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy. Yêu cầu chủ cơ sở nuôi lồng bè phải cam kết thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
- Phân định luồng lạch giao thông, đặt biển báo hiệu quy định rõ ràng, nhất là các khu vực cửa biển, cảng biển, khu neo đậu tàu thuyền,...; thực hiện việc kiểm tra và xử lý nghiêm việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền, để thực hiện các giải pháp của Đề án và Kế hoạch.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan, tổng hợp nhu cầu kinh phí, thẩm định tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 hoặc kiến nghị Trung ương bố trí để thực hiện các dự án đầu tư công thuộc Đề án theo quy định.
- Xác định danh mục thu hút đầu tư về nuôi biển ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến, nuôi xa bờ; xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp có tiềm lực tiên phong đến đầu tư nuôi biển trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính
Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định và tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
7. Sở Công Thương
Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- thương mại và du lịch tỉnh, các ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương hỗ trợ các hoạt động sản xuất, phân phối lưu thông sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
8. Các đơn vị lực lượng vũ trang (BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh)
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp, thống nhất với các cơ quan chức năng của tỉnh về các vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh ở khu vực nuôi biển, nhất là các vị trí nuôi biển thuộc vùng nước lịch sử, có yếu tố nước ngoài. Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào các khu nuôi biển, quản lý chặt các đối tượng là người nước ngoài hoạt động trong vùng nuôi biển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
9. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- thương mại và du lịch tỉnh:
Thực hiện Đề án xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nuôi biển tỉnh Kiên Giang lồng ghép vào Đề án xúc tiến thương mại và phát triển thị trường thủy sản của tỉnh; các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Hướng dẫn thành lập, hỗ trợ hoạt động, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các hợp tác xã nuôi biển, hợp tác xã đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu đối với các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi.
11. Các sở, ban, ngành có liên quan
Theo chức năng và nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp để tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
12. UBND các huyện, thành phố có nuôi biển
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết, thực hiện quy định về cấp phép nuôi biển; giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản và cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè theo Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Khẩn trương xây dựng, phê duyệt, triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết phát triển nuôi biển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn. Thống kê danh sách hộ nuôi, hiện trạng, nhu cầu sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; bố trí, sắp xếp các nghề nuôi thủy sản ven bờ, ven đảo (cá lồng bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện của từng khu vực gắn với triển khai giao khu vực biển (không thu tiền) cho cá nhân theo thẩm quyền được giao tại Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ; trong đó, cần bố trí các khu vực dành riêng giao cho người dân địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng bè hoặc chuyển đổi từ nghề khai thác thủy sản sang nuôi cá lồng bè để ổn định sinh kế, sản xuất lâu dài.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) thực hiện việc giao khu vực biển (không thu tiền) để nuôi trồng thủy sản đông thời với cấp mã số cơ sở nuôi lồng bè theo đúng quy định.
- Tổ chức, hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã theo mô hình nuôi lông bè, nhuyễn thể quản lý cộng đồng và đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, nhằm bảo vệ môi trường nuôi, phòng chống dịch bệnh, kịp thời xử lý các tình huống khi đối tượng nuôi bị thiệt hại, giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại cho người nuôi.
- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng khu vực biển đã giao cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; đề xuất thu hồi những trường hợp không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng khu vực biển không đúng mục đích được giao, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định,...; kịp thời xử lý nghiêm, dứt điểm tình trạng cào trộm sò, hến nuôi để người người dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế biển.
Định kỳ ngày 30/11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI ĐẦU TƯ NUÔI BIỂN THỜI KỲ 2021-2030.
(ĐVT: tỷ đồng)
T T | Danh mục dự án đề xuất | Quy mô, địa điểm - | Chủ đầu tư | Thời kỳ 2021-2030 | Giai đoạn 2021 - 2025 | Giai đoạn 2026 - 2030 | ||||||||||||
Tổng vốn | Ngân sách NN | Các TP KT | Tổng vốn | Ngân sách NN | Các TP KT | Tổng vốn | Ngân sách NN | Các TP KT | ||||||||||
TW | Địa phương | TW | Địa phương | TW | Địa phương | |||||||||||||
Vốn ĐT | Vốn SN | Vốn ĐT | Vốn SN | Vốn ĐT | Vốn SN | |||||||||||||
I | Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng | 225 | 20 | 55 | 0 | 150 | 115 | 10 | 35 | 0 | 70 | 110 | 10 | 20 | 0 | 80 | ||
1 | Trung tâm Giống thủy sản Phú Quốc | 05 ha (TP Phú Quốc) | Đối tác công tư (PPP) | 100 | 20 | 20 | 0 | 60 | 40 | 10 | 10 | 0 | 20 | 60 | 10 | 10 | 0 | 40 |
2 | Dự án đầu tư xây dựng khu sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Kiên Lương | 05 ha (huyện Kiên Lương) | Đối tác công tư (PPP) | 50 | 0 | 20 | 0 | 30 | 50 | 0 | 20 | 0 | 30 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Dự án đầu tư hệ thống phao, biển báo hiệu khu vực bố trí nuôi lồng bè tập trung | Các khu nuôi lồng bè tập trung | Đối tác công tư (PPP) | 75 | 0 | 15 | 0 | 60 | 25 | 0 | 5 | 0 | 20 | 50 | 0 | 10 | 0 | 40 |
4 | Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá kết hợp công tác hậu cần, logistic cho nuôi biển. | Cảng cá Nam Du, hòn Ngang, An Thới, Thổ Châu, Gành Dầu, Ba Hòn | Đối tác công tư (PPP) | Lồng ghép các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy sản của tỉnh | ||||||||||||||
II | Dự án đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường năng lực quản lý ngành, khuyến ngư
| 45 | 0 | 10 | 35 | 0 | 26 | 0 | 5 | 21 | 0 | 19 | 0 | 5 | 14 | 0 | ||
1 | Phương án bố trí, sắp xếp lồng bè nuôi biển theo ĐA. | Các khu nuôi lồng bè | Sở NN và PTNT | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Dự án đồng quản lý nguồn lợi giống nhuyễn thể. | Hòn Heo, hòn Chông, quần đảo Bà Lụa, huyện Kiên Lương | Sở NN và PTNT | 10 | 0 | 0 | 10 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 |
3 | Dự án quản lý dựa vào cộng đồng của người dân nuôi thủy sản lồng bè. | Các huyện, thành phố có nuôi biển | Sở NN và PTNT | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 |
4 | Chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người nuôi và cán bộ quản lý nuôi biển. | Các huyện, thành phố có nuôi biển | Sở NN và PTNT | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 |
5 | Chương trình tăng cường năng lực chẩn đoán và phòng ngừa dịch bệnh trong các khu nuôi biển. | Các huyện, thành phố có nuôi biển | Sở NN và PTNT | 10 | 0 | 0 | 10 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 |
6 | Xây dựng Trạm quan trắc môi trường tự động phục vụ các khu nuôi biển tập trung | Các khu nuôi biển tập trung của tỉnh | Sở TN và MT | 10 | 0 | 10 | 0 | 0 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 |
7 | Đề án xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nuôi biển tỉnh Kiên Giang | Các huyện, thành phố có nuôi biển | Trung tâm XTĐT- TM& DL tỉnh | Lồng ghép vào Đề án xúc tiến thương mại và phát triển thị trường thủy sản của tỉnh | ||||||||||||||
TỔNG CỘNG | 270 | 20 | 65 | 35 | 150 | 141 | 10 | 40 | 21 | 70 | 129 | 10 | 25 | 14 | 80 |
Ghi chú:
- TW: Ngân sách Trung ương;
- Vốn ĐT: Vốn đầu tư công;
- Vốn SN: Vốn sự nghiệp kinh tế;
- TPKT: Vốn các thành phần kinh tế.
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NUÔI BIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030.
Số TT | Nhiệm vụ KHCN đề xuất thực hiện | Quy mô, địa điểm | Đơn vị thực hiện | Thời kỳ 2021-2030 | Thời kỳ 2021-2025 | Thời kỳ 2026-2030 | |||||||||
Tổng kinh phí (tỷ đồng) | Nguồn kinh phí SNKH | Các TP KT | Tổng kinh phí | Nguồn kinh phí SNKH | Các TP KT | Tổng kinh phí | Nguồn kinh phí SNKH | Các TP KT | |||||||
TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | ||||||||||
1 | Ứng dụng và nhân rộng mô hình sản xuất giống và nuôi vẹm xanh thương phẩm từ nguồn giống sinh sản nhân tạo. | Các địa phương bố trí nuôi vẹm xanh | Trung tâm Khuyến nông liên kết với hộ nuôi | 2 | 0 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi tôm hùm xanh thương phẩm | Các huyện, TP trong vùng bố trí nuôi thủy sản khác | Trung tâm Khuyến nông | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 |
3 | Nghiên cứu nuôi thử nghiệm mô hình nuôi cá Hồng Mỹ trong lồng vuông công nghệ cao. | Các huyện, TP trong vùng bố trí nuôi lồng CNC | Trung tâm Khuyến nông | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 |
4 | Ứng dụng và nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. | Các huyện, TP trong vùng bố trí nuôi lồng CNC | Các thành phần kinh tế | 4 | 0 | 0 | 4 | 2 | 0 | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 |
5 |
| Các huyện, TP trong vùng bố trí nuôi thủy sản khác | Sở KH& CN | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 |
6 | Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất các giải pháp phát triển nuôi cá biển bền vững. | Các địa phương trong phạm vi Đê án | Sở NN và PTNT | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
TỔNG CỘNG |
|
| 13 | 0 | 8 | 5 | 8 | 0 | 5 | 3 | 5 | 0 | 3 | 2 |
Ghi chú:
- SNKH: Sự nghiệp khoa học
- TW: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương;
- ĐP: Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học địa phương;
- TPKT: Nguồn kinh phí các thành phần kinh tế.
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NUÔI BIỂN GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
TT | Chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu | Đơn vị tính | TH 2020 | KH 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2030 |
1 | Cá lồng bè |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Quy mô | Lồng | 4.000 | 5.500 | 6.000 | 6.450 | 6.800 | 7.500 | 14.000 | |
- Sản lượng | Tấn | 3.662 | 5.200 | 9.300 | 14.794 | 21.460 | 29.870 | 105.720 | |
- Năng suất | Tấn/lồng | 0,92 | 0,95 | 1,55 | 2,29 | 3,16 | 3,98 | 7,55 | |
Trong đó: nuôi công nghệ cao |
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Quy mô | Lồng | - | 100 | 480 | 850 | 1.500 | 1.900 | 6.600 | |
- Sản lượng | Tấn | - | 400 | 2.480 | 5.950 | 12.985 | 24.700 | 99.000 | |
- Năng suất | Tấn/lồng | - | 4,0 | 5,2 | 7,0 | 8,7 | 13,0 | 15,0 | |
2 | Nuôi nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Diện tích | Ha | 21.885 | 25.250 | 25.560 | 25.930 | 26.310 | 25.500 | 26.900 | |
- Sản lượng | Tấn | 62.687 | 71.700 | 74.879 | 78.890 | 83.844 | 83.850 | 101.460 | |
- Năng suất | Tấn/ha | 2,86 | 2,84 | 2,93 | 3,04 | 3,19 | 3,29 | 3,77 | |
2.1 | Nuôi hến |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Diện tích | Ha | 7.000 | 9.000 | 9.150 | 9.300 | 9.500 | 8.650 | 9.450 | |
- Sản lượng | Tấn | 19.370 | 23.200 | 25.550 | 27.720 | 30.150 | 29.425 | 37.925 | |
- Năng suất | Tấn/ha | 2,77 | 2,58 | 2,79 | 2,98 | 3,17 | 3,40 | 20,37 | |
2.2 | Nuôi sò huyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Diện tích | Ha | 8.385 | 9.000 | 9.060 | 9.180 | 9.260 | 9.350 | 9.650 | |
- Sản lượng | Tấn | 18.859 | 21.000 | 20.900 | 21.526 | 22.590 | 23.125 | 26.035 | |
- Năng suất | Tấn/ha | 2,25 | 2,33 | 2,31 | 2,34 | 2,44 | 2,47 | 2,70 | |
2.3 | Nuôi sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Diện tích | Ha | 6.500 | 7.300 | 7.350 | 7.450 | 7.550 | 7.500 | 7.800 | |
- Sản lượng | Tấn | 24.458 | 27.700 | 28.429 | 29.644 | 31.104 | 31.300 | 37.500 | |
- Năng suất | Tấn/ha | 3,76 | 3,79 | 3,87 | 3,98 | 4,12 | 4,17 | 4,81 | |
2.4 | Nuôi trai ngọc |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Diện tích | Ha | 100 | 250 | 100 | 100 | 100 | 100 | 200 | |
- Sản lượng | viên | 97.000 | 150.000 | 100.000 | 150.000 | 210.000 | 260.000 | 520.000 | |
- Năng suất | Viên/ha | 970 | 600 | 1.000 | 1.500 | 2.100 | 2.600 | 2.600 |
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NUÔI BIỂN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Số TT | Địa phương/ loại hình, đối tượng nuôi | ĐVT | TH 2020 | KH 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Năm 2030 |
I | TP. PHÚ QUỐC |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi cá lồng bè |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quy mô | Lồng | 560 | 700 | 800 | 900 | 1.000 | 1.200 | 2.000 | |
Sản lượng | Tấn | 650 | 700 | 1.216 | 2.115 | 4.150 | 6.236 | 11.985 | |
Năng suất | Tấn/lồng | 1,16 | 1,00 | 1,52 | 2,35 | 4,15 | 5,20 | 5,99 | |
Trong đó: nuôi công nghệ cao |
|
|
|
|
|
|
|
| |
Quy mô | Lồng | - | 100 | 200 | 250 | 350 | 400 | 700 | |
Sản lượng | Tấn | - | 400 | 900 | 1.500 | 2.625 | 5.200 | 10.500 | |
Năng suất | Tấn/lồng | - | 4,00 | 4,50 | 6,00 | 7,50 | 13,00 | 15,00 | |
2 | Nuôi nhuyễn thể (ngọc trai) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích | Ha | 100 | 250 | 100 | 100 | 100 | 100 | 200 | |
Sản lượng | Viên | 97.000 | 150.000 | 100.000 | 150.000 | 210.000 | 260.000 | 520.000 | |
Năng suất | Viên/ha | 970 | 600 | 1.000 | 1.500 | 2.100 | 2.600 | 2.600 | |
II | HUYỆN KIÊN HẢI |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi cá lồng bè |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | 1.221 | 2.500 | 2.700 | 2.900 | 3.000 | 3.200 | 7.800 |
| Sản lượng | Tấn | 1.200 | 2.450 | 4.455 | 7.366 | 10.350 | 15.080 | 74.690 |
| Năng suất | Tấn/lồng | 0,98 | 0,98 | 1,65 | 2,54 | 3,45 | 4,71 | 9,58 |
| Trong đó: nuôi CNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | - | - | 200 | 400 | 800 | 1.000 | 4.800 |
| Sản lượng | Tấn | - | - | 1.000 | 2.600 | 6.400 | 13.000 | 72.000 |
| Năng suất | Tấn/lồng | - | - | 5,00 | 6,50 | 8,00 | 13,00 | 15,00 |
III | TP. HÀ TIÊN |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nuôi cá lồng bè |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | 985 | 1.000 | 1.150 | 1.250 | 1.300 | 1.500 | 2.000 |
| Sản lượng | Tấn | 690 | 750 | 1.415 | 1.925 | 2.535 | 3.448 | 7.197 |
| Năng suất | Tấn/lồng | 0,70 | 0,75 | 1,23 | 1,54 | 1,95 | 2,30 | 3,60 |
| Trong đó: nuôi CNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | 4 | 12 | 50 | 100 | 150 | 200 | 400 |
| Sản lượng | Tấn | 20 | 60 | 250 | 700 | 1.500 | 2.600 | 6.000 |
| Năng suất | Tấn/lồng | 5,00 | 5,00 | 5,00 | 7,00 | 10,00 | 13,00 | 15,00 |
IV | HUYỆN KIÊN LƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi cá lồng bè |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | 1.234 | 1.300 | 1.350 | 1.400 | 1.500 | 1.600 | 2.200 |
| Sản lượng | Tấn | 1.122 | 1.300 | 2.214 | 3.388 | 4.425 | 5.108 | 11.847 |
| Năng suất | Tấn/lồng | 0,90 | 1,00 | 1,64 | 2,42 | 2,95 | 3,19 | 5,39 |
| Trong đó: nuôi CNC |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Quy mô | Lồng | - | - | 30 | 100 | 200 | 300 | 700 |
| Sản lượng | Tấn | - | - | 330 | 1.150 | 2.460 | 3.900 | 10.500 |
| Năng suất | Tấn/lồng | - | - | 11,00 | 11,50 | 12,30 | 13,00 | 15,00 |
2 | Nuôi nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 4.930 | 6.200 | 6.200 | 6.200 | 6.100 | 6.000 | 6.000 |
| Sản lượng | Tấn | 18.750 | 21.700 | 22.250 | 23.000 | 23.900 | 24.790 | 28.960 |
| Năng suất | Tấn/ha | 3,8 | 3,50 | 3,59 | 3,71 | 3,92 | 4,13 | 4,83 |
2.1 | Nuôi sò huyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 1.350 | 1.700 | 1.700 | 1.700 | 1.600 | 1.500 | 1.500 |
| Sản lượng | Tấn | 1.950 | 2.500 | 2.550 | 2.600 | 2.600 | 2.700 | 3.000 |
| Năng suất | Tấn/ha | 1,44 | 1,47 | 1,50 | 1,53 | 1,63 | 1,80 | 2,00 |
2.2 | Sò lông |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 3.580 | 3.800 | 3.800 | 3.800 | 3.800 | 3.800 | 3.800 |
| Sản lượng | Tấn | 16.800 | 18.000 | 18.500 | 19.200 | 20.100 | 20.900 | 24.700 |
| Năng suất | Tấn/ha | 4,69 | 4,74 | 4,87 | 5,05 | 5,29 | 5,50 | 6,50 |
2.3 | Nhuyễn thể khác (hến,...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | - | 700 | 700 | 700 | 700 | 700 | 700 |
| Sản lượng | Tấn | - | 1.200 | 1.200 | 1.200 | 1.200 | 1.190 | 1.260 |
| Năng suất | Tấn/ha | - | 1,71 | 1,71 | 1,71 | 1,71 | 1,70 | 1,80 |
V | HUYỆN HÒN ĐẤT |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 5.075 | 5.900 | 5.910 | 5.930 | 5.960 | 4.800 | 5.000 |
| Sản lượng | Tấn | 10.655 | 14.500 | 16.994 | 19.167 | 20.964 | 18.060 | 24.570 |
| Năng suất | Tấn/ha | 2,09 | 2,46 | 2,88 | 3,23 | 3,52 | 3,76 | 4,91 |
1.1 | Nuôi hến |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 4.500 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 3.950 | 4.050 |
| Sản lượng | Tấn | 7.250 | 10.000 | 12.150 | 13.900 | 15.250 | 13.035 | 17.415 |
| Năng suất | Tấn/ha | 1,61 | 2,00 | 2,43 | 2,78 | 3,05 | 3,30 | 4,30 |
1.2 | Nuôi sò huyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 100 | 150 | 160 | 180 | 210 | 250 | 350 |
| Sản lượng | Tấn | 455 | 400 | 456 | 527 | 659 | 825 | 1.155 |
| Năng suất | Tấn/ha | 4,55 | 2,67 | 2,85 | 2,93 | 3,14 | 3,30 | 3,30 |
1.3 | Sò lông |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 475 | 750 | 750 | 750 | 750 | 600 | 600 |
| Sản lượng | Tấn | 2.950 | 4.100 | 4.388 | 4.740 | 5.055 | 4.200 | 6.000 |
| Năng suất | Tấn/ha | 6,21 | 5,47 | 5,85 | 6,32 | 6,74 | 7,00 | 10,00 |
VI | HUYỆN AN BIÊN |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 4.850 | 5.000 | 5.150 | 5.300 | 5.500 | 5.700 | 6.200 |
| Sản lượng | Tấn | 13.633 | 15.000 | 14.791 | 15.374 | 16.549 | 17.900 | 21.780 |
| Năng suất | Tấn/ha | 2,81 | 3,00 | 2,87 | 2,90 | 3,01 | 3,14 | 3,51 |
1.1 | Nuôi Hến |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | - | - | 50 | 100 | 200 | 300 | 500 |
| Sản lượng | Tấn | - | - | 100 | 420 | 1.300 | 2.700 | 5.500 |
| Năng suất | Tấn/ha | - | - | 2,00 | 4,20 | 6,50 | 9,00 | 11,00 |
1.2 | Nuôi sò huyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 4.850 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
| Sản lượng | Tấn | 13.633 | 15.000 | 14.550 | 14.650 | 14.700 | 14.400 | 14.880 |
| Năng suất | Tẩn/ha | 2,81 | 3,00 | 2,91 | 2,93 | 2,94 | 2,95 | 2,98 |
1.3 | Nhuyễn thể khác (hến, sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa,:..) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | - | - | 100 | 200 | 300 | 400 | 700 |
| Sản lượng | Tấn | - | - | 141 | 304 | 549 | 800 | 1.400 |
| Năng suất | Tấn/ha | - | - | 1,41 | 1,52 | 1,83 | 2,00 | 2,00 |
VII | HUYỆN AN MINH |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nuôi nhuyễn thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 6.985 | 8.150 | 8.300 | 8.500 | 8.750 | 9.000 | 9.700 |
| Sản lượng | Tấn | 19.379 | 20.500 | 20.844 | 21.349 | 22.431 | 23.100 | 26.150 |
| Năng suất | Tấn/ha | 2,77 | 2,52 | 2,51 | 2,51 | 2,56 | 2,57 | 2,70 |
1.1 | Nuôi hến |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 2.500 | 3.300 | 3.400 | 3.500 | 3.600 | 3.700 | 4.200 |
| Sản lượng | Tấn | 12.120 | 12.000 | 12.100 | 12.200 | 12.400 | 12.500 | 13.750 |
| Năng suất | Tấn/ha | 4,85 | 3,64 | 4,20 | 4,51 | 4,85 | 3,38 | 3,27 |
1.2 | Nuôi sò huyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 2.085 | 2.150 | 2.200 | 2.300 | 2.450 | 2.600 | 2.800 |
| Sản lượng | Tấn | 2.821 | 3.100 | 3.344 | 3.749 | 4.631 | 5.200 | 7.000 |
| Năng suất | Tấn/ha | 1,35 | 1,44 | 1,52 | 1,63 | 1,89 | 2,00 | 2,50 |
1.3 | Nhuyễn thể khác (sò lông, vẹm xanh, nghêu lụa,...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích | Ha | 2.400 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.700 | 2.700 |
| Sản lượng | Tấn | 4.438 | 5.400 | 5.400 | 5.400 | 5.400 | 5.400 | 5.400 |
| Năng suất | Tấn/ha | 1,85 | 2,00 | 2,00 | 2,00 | 2,00 | 2,00 | 2,00 |
- 1Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Quyết định 3746/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Thủy sản 2017
- 3Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 4Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 26/NQ-CP về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Quyết định 3746/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Quyết định 3214/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- 8Nghị định 11/2021/NĐ-CP về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển
Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- Số hiệu: 123/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Nguyễn Thanh Nhàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra