Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Bình Định, ngày 04 tháng 06 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thống nhất cách hiểu, cách làm trong thực hiện các giải pháp về giảm nghèo bền vững, hỗ trợ đúng đối tượng, hiệu quả góp phần giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Nắm vững và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cho hộ và thành viên của hộ, khuyến khích mỗi thành viên của hộ nghèo, hộ cận nghèo có trách nhiệm trong việc thụ hưởng chính sách, dự án được hỗ trợ, phải cố gắng, nỗ lực lao động sản xuất, có ý thức vươn lên thoát nghèo.

2. Yêu cầu

Cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo xác định rõ các nguyên nhân nghèo, chiều thiếu hụt để có giải pháp phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của từng hộ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, động viên, khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 1,13% giảm 2% so với năm 2023 (8.848 hộ nghèo thoát nghèo) đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (dự kiến cả nước còn từ 1,93% - 1,83%).

- Năm 2025, tiếp tục duy trì tỷ lệ nghèo của tỉnh thấp hơn bình quân chung của cả nước. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh dưới 0,7% so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước (dự kiến cả nước còn từ 0,9%-0,8%).

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3%/năm đến 4%/năm.

- Một số xã, phường của thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn không còn hộ nghèo.

- Các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%. Huyện nghèo An Lão thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2024 và năm 2025

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo; huy động nguồn lực của xã hội, bố trí nguồn lực ngân sách cho công tác giảm nghèo; thực hiện có hiệu quả các chương trình đảm bảo an sinh xã hội, các đề án, chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo; xây dựng các tin, bài, phóng sự tuyên truyền tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đăng ký thoát nghèo. Kịp thời giới thiệu cách làm sáng tạo, mô hình hay, dự án thành công thành công về giảm nghèo trên các phương tiện thông tin, đại chúng, chú trọng tuyên truyền cho người dân sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về giảm nghèo.

Động viên, khích lệ người dân xóa bỏ tư tưởng muốn thuộc diện hộ nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo của mỗi địa phương, hộ gia đình.

2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác giảm nghèo

- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Vận động, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, phối hợp triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ưu tiên người nghèo là dân tộc thiểu số, cao tuổi neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em... gắn với lông ghép thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm đảm bảo thoát nghèo bền vững. Chủ động giám sát công tác giảm nghèo trên địa bàn.

3. Giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội

Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận đầy đủ thẻ BHYT. Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho gần 100.000 trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ vay tín dụng học sinh, sinh viên; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 3.379 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh; huy động từ các nguồn ngoài ngân sách và vốn vay tín dụng ưu đãi cho 1.055 hộ nghèo, cận nghèo chưa tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 5.183 hộ chưa tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh.

4. Giải pháp về các nguyên nhân nghèo

Toàn tỉnh còn 27.160 hộ nghèo, hộ cận nghèo, bao gồm: (1) Nguyên nhân không có đất sản xuất: 910 hộ; (2) nguyên nhân không có vốn sản xuất, kinh doanh: 1578 hộ; (3) nguyên nhân không có lao động: 4.968 hộ; (4) nguyên nhân không có công cụ/phương tiện sản xuất: 3.482 hộ; (5) nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất: 2.262 hộ; (6) nguyên nhân không có kỹ năng lao động, sản xuất: 2.849 hộ; (7) nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn: 6.049 hộ; (8) nguyên nhân khác: 6.991 hộ. Trên cơ sở thực trạng các nguyên nhân nghèo ở từng địa phương, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên trong hộ để có giải pháp cụ thể cho hộ và thành viên của hộ, trong đó:

a) Bố trí đất sản xuất cho 379 hộ nghèo, cận nghèo (huyện An Lão bố trí 379 hộ trên tổng số 402 hộ thiếu đất, còn lại 23 hộ huyện đổi nghề và thực hiện dự án phát triển sản xuất).

b) Chuyển đổi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghề cho 8.754 người lao động ở các nhóm nguyên nhân nghèo (nguyên nhân 1: 831 người; nguyên nhân 2: 847 người; nguyên nhân 4: 857 người; nguyên nhân 5 và 6: 4.237 người; nguyên nhân 7: 1.982 người) theo từng nhóm nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp phù hợp điều kiện khả năng của hộ.

c) Giới thiệu việc làm cho 2.382 người lao động với một số ngành nghề chủ yếu: Nghề may, lái xe, thợ xây dựng, nghề điện, phục vụ nhà hàng, công nhân nhà máy.. ở các nhóm nguyên nhân nghèo (nguyên nhân 1: 200 người; nguyên nhân 5 và 6: 633 người; nguyên nhân 7: 1.519 người).

d) Hỗ trợ cho 29 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… (Hoài Ân 14 người; An Lão 09 người; Phù Mỹ 03 người; Phù Cát 02 người; Vĩnh Thạnh 01 người).

đ) Hỗ trợ vốn vay cho 4.085 hộ vay vốn; trong đó: Cho 34 hộ ở huyện Vân Canh vay vốn tạo việc làm về chăn nuôi, buôn bán (nguyên nhân 1); cho 1.395 hộ vay vốn sản xuất kinh doanh (nguyên nhân 2); cho 2.656 hộ vay vốn để mua sắm công cụ sản xuất (nguyên nhân 4).

Tuyên truyền, vận động 1.009 hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu về vay vốn phát triển sản xuất, hướng dẫn lập dự án để cho vay.

e) Thực hiện hỗ trợ cho 10.389 hộ tham gia các dự án phát triển sản xuất cộng đồng, liên kết theo chuỗi giá trị theo các nguyên nhân nghèo (nguyên nhân 1: 578 hộ; nguyên nhân 2: 725 hộ; nguyên nhân 4: 2.147 hộ; nguyên nhân 5 và 6: 3.851 hộ; nguyên nhân 7: 3.088 hộ), trong đó:

- Có 5.608 hộ đăng ký tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi trâu, bò: Quy Nhơn: 27 hộ; Tuy Phước: 07 hộ; An Nhơn: 227 hộ; Phù Cát: 1.144 hộ; Phù Mỹ: 256 hộ; Hoài Nhơn: 180 hộ; Hoài Ân: 942 hộ; Tây Sơn: 470 hộ; Vân Canh: 1.085 hộ; Vĩnh Thạnh: 804 hộ; An Lão 466 hộ.

- Có 1.684 hộ đăng ký tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi dê, heo: An Nhơn: 07 hộ; Phù Cát: 101 hộ; Phù Mỹ: 08 hộ; Hoài Ân: 421 hộ; Vân Canh: 205 hộ; Vĩnh Thạnh: 189 hộ; An Lão 753 hộ.

- Có 982 hộ đăng ký tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi gà, vịt và một số loại khác: Quy Nhơn: 02 hộ; Tuy Phước: 137 hộ; An Nhơn: 48 hộ; Phù Cát: 283 hộ; Phù Mỹ: 49 hộ; Hoài Nhơn: 67 hộ; Hoài Ân: 10 hộ; Vân Canh: 146 hộ; Vĩnh Thạnh: 96 hộ; An Lão 144 hộ.

- Có 1.596 hộ đăng ký tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt (lúa, bưởi, cam, dâu, cây lấy gỗ…): Tuy Phước: 01 hộ; Phù Cát: 43 hộ; Phù Mỹ: 06 hộ; Hoài Ân: 172 hộ; Tây Sơn: 62 hộ; Vân Canh: 665 hộ; Vĩnh Thạnh: 522 hộ; An Lão 125 hộ.

- Có 519 hộ đăng ký tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi ngành nghề, kinh doanh, dịch vụ: An Nhơn: 40 hộ; Phù Cát: 96 hộ; Phù Mỹ: 97 hộ; Hoài Nhơn: 01 hộ; Hoài Ân: 29 hộ; Tây Sơn: 20 hộ; Vân Canh: 28 hộ; Vĩnh Thạnh: 206 hộ; An Lão 02 hộ.

f) Xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, theo đó hỗ trợ thêm 0,5 lần so với mức chuẩn trợ giúp xã hội hằng tháng cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ 36 tháng khi thoát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

5. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội đối với các chiều thiếu hụt

a) Chiều thiếu hụt về việc làm: 11.522 hộ (hộ nghèo: 6.872 hộ; hộ cận nghèo: 4.650 hộ) có ít nhất một thành viên không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.

Thực hiện hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 11.522 người lao động. Nguồn kinh phí thực hiện từ lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hợp khác pháp theo quy định.

b) Chiều thiếu hụt về y tế: 23.429 hộ (hộ nghèo: 12.199 hộ; hộ cận nghèo: 11.230 hộ), trong đó:

- Chỉ số thiếu hụt về dinh dưỡng: 923 hộ (hộ nghèo: 597 hộ; hộ cận nghèo: 326 hộ) có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.

Thực hiện hỗ trợ từ nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

- Chỉ số về bảo hiểm y tế: 22.506 hộ (hộ nghèo: 11.602 hộ; hộ cận nghèo: 10.904 hộ).

Thực hiện chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo và người thuộc cận nghèo theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh.

c) Chiều thiếu hụt về giáo dục: 2.641 hộ (hộ nghèo: 2.045 hộ; hộ cận nghèo: 596 hộ), trong đó:

- Chỉ số trình độ giáo dục của người lớn: 2.217 hộ (hộ nghèo: 1.753 hộ; hộ cận nghèo: 464 hộ).

Thực hiện tổ chức đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động.

- Chỉ số tình trạng đi học của trẻ em: 424 hộ (hộ nghèo: 292 hộ; hộ cận nghèo: 132 triệu đồng).

Hỗ trợ bồi dưỡng cho trẻ em dưới 16 tuổi con hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận bậc, cấp học theo độ tuổi, hạn chế bỏ học.

d) Chiều thiếu hụt về nhà ở, chỉ số chất lượng nhà ở: 3.379 hộ (hộ nghèo: 2.549 hộ; hộ cận nghèo: 830 hộ), cụ thể:

- Các chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 480 nhà ở, trong đó: Giảm nghèo bền vững: 280 nhà ở; Dân tộc thiểu số và miền núi: 200 nhà ở.

- Đề án hỗ trợ nhà ở của tỉnh (theo Quyết định số 3336/QĐ-UBND ngày 0/9/2023 của UBND tỉnh): 2.788 nhà ở.

- Còn 111 nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo: Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

đ) Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 6.238 hộ, trong đó:

- Chỉ số nước sinh hoạt: 1.055 hộ (gồm 876 hộ nghèo và 179 hộ cận nghèo).

+ Đối với 92 hộ[1] sử dụng giếng khoan, giếng đào bị thiếu nước do khô hạn hoặc nguồn nước của gia đình nhiễm bẩn dùng chung nước nhà hàng xóm/sử dụng nước suối/khe mó trong sinh hoạt: Hỗ trợ khoan/đào giếng mới.

+ Đối với 419 hộ thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (thôn K2, K3, Suối đá, K4, Suối Cát và K8): hỗ trợ đào/khoan giếng dùng chung cho cụm dân cư trên địa bàn các thôn để giải quyết kịp thời chỉ số thiếu hụt nước sạch trong sinh hoạt năm 2024; về lâu dài, UBND huyện chỉ đạo đơn vị có chức năng tiến hành khảo sát và đề xuất đầu tư các công trình cấp nước tập trung có chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định để đảm bảo về số lượng, chất lượng cho người dân sử dụng.

+ Đối với 116 hộ[2] sử dụng nguồn nước giếng đào/khoan nhưng bị thiếu nước vào mùa nắng nóng: Hỗ trợ cải tạo giếng/âm bộng.

+ Đối với 146 hộ[3] thiếu nước do nguồn nước nhiễm phèn/vôi, không sử dụng cho việc ăn uống: Hỗ trợ cung cấp dụng cụ/thiết bị xử lý nước.

+ Đối với 56 hộ (huyện Tây Sơn: 25 hộ và Vĩnh Thạnh: 31 hộ) thiếu nước do nguồn nước giếng bị khô hạn; nhiễm bẩn (phèn/vôi), không thể sử dụng cho việc ăn uống: Hỗ trợ cải tạo giếng, đồng thời, cung cấp dụng cụ/thiết bị xử lý nước.

+ Đối với 47 hộ[4] không có kinh phí đấu nối nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung: Đấu nối nước sạch cho người dân sử dụng.

+ Đối với 179 hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt nước sạch trong sinh hoạt, sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung tự chảy vùng miền núi hư hỏng, xuống cấp hoặc không hoạt động: UBND các huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh thực hiện nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới công trình cấp nước tập trung.

- Chỉ số nhà tiêu hợp vệ sinh: 5.183 hộ:

+ Thực hiện xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gắn với việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

+ Lồng ghép việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, gắn với tiêu chí môi trường nông thôn.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, hỗ trợ cho hộ có nhu cầu vay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

+ Huy động nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

e) Chiều thiếu hụt thông tin: 10.432 hộ (sử dụng dịch vụ viễn thông: 8.180 hộ; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: 2.252 hộ), thực hiện hỗ trợ:

- Thực hiện hỗ trợ cho 6.544 hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận, sử dụng internet, trong đó: năm 2024 có 2.453 hộ (1.793 hộ nghèo; 660 hộ cận nghèo); năm 2025 có 4.090 hộ (2.988 hộ nghèo; 1.102 hộ cận nghèo).

- Huy động các nguồn lực hợp pháp trên địa bàn tỉnh để triển khai hỗ trợ phương tiện tiếp cận, sử dụng internet cho 450 hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó: năm 2024 hỗ trợ cho 225 hộ (196 hộ nghèo; 29 hộ cận nghèo); năm 2025 hỗ trợ cho 225 hộ (196 hộ nghèo; 29 hộ cận nghèo).

Nguồn kinh phí thực hiện từ: Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Tiểu dự án 1-Dự án 6); huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp hỗ trợ cho Chương trình.

6. Giải pháp về nâng cao năng lực

- Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 1.500 cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp nắm rõ được các nguyên nhân nghèo và chiều thiếu hụt để thống nhất hiểu và thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị. Trong đó tập trung ưu tiên trên 1.100 cán bộ thôn/khu phố được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác giảm nghèo trên địa bàn.

- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để xác định chính xác thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo trong giai đoạn 2024 - 2025.

7. Kiểm tra và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

06 tháng, hằng năm, đột xuất, từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến nội dung, địa bàn hỗ trợ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2024- 2025 chủ trì thực hiện các hoạt động và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Trường hợp có phát sinh, vướng mắc liên quan đến ngành, lĩnh vực kịp thời đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện, bao gồm: Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2024 - 2025 phân bổ cho các Sở, ban, ngành và các địa phương; nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024-2025 và nguồn huy động từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp để thực hiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, theo đó hỗ trợ thêm 0,5 lần so với mức chuẩn trợ giúp xã hội hằng tháng cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Tổ chức thực hiện đào tạo nghề, tập huấn, bồi dưỡng nghề cho 8.754 người lao động (nguyên nhân không có đất sản xuất: 831 người; nguyên nhân không có vốn sản xuất kinh doanh: 847 người; nguyên nhân không có công cụ, phương tiện sản xuất: 857; nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động: 4.237 người; nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn: 1.982 người), đề nghị các Trường Cao đẳng, doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia đào tạo nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định phối hợp các Phòng chuyên môn của các huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã:

+ Rà soát 11.522 hộ có chỉ số thiếu hụt về việc làm (6.872 hộ nghèo; 4.650 hộ cận nghèo) hướng dẫn, giới thiệu việc làm cho hộ.

+ Tổ chức sàn giao dịch tạo việc làm cho 2.382 người lao động (nguyên nhân không có đất sản xuất: 200 người; nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động: 663 người; nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn: 1.519 người) hoặc hướng dẫn địa phương tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.

+ Hướng dẫn thủ tục, đào tạo nghề định hướng, ngoại ngữ cho 29 người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài.

- Phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Công Thương, Sở Du lịch hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các dự án phát triển sản xuất cộng đồng, liên kết chuỗi liên quan về nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và du lịch cộng đồng cho 10.839 hộ nghèo, hộ cận nghèo (nguyên nhân không có đất sản xuất: 578 hộ; nguyên nhân không có vốn sản xuất kinh doanh: 725 hộ; nguyên nhân không có công cụ, phương tiện sản xuất: 2.147 hộ; nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động: 3.851 hộ; nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn: 3.088 hộ).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn cơ quan được giao vốn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở bám sát kết quả phân tích các nguyên nhân nghèo, cận nghèo liên quan như không có kiến thức về sản xuất, không có kỹ năng lao động, sản xuất.

- Thực hiện hỗ trợ cho 1.055 hộ (hộ nghèo: 876 hộ; hộ cận nghèo: 179 hộ) tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt.

- Đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh về Bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định; tuyên truyền, vận động các cơ sở ngành nghề thuộc làng nghề sử dụng lao động là các hộ nghèo, cận nghèo để tạo việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống và vươn lên thoát nghèo.

3. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nội dung cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, và Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan, đảm bảo các hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà tiêu hợp vệ sinh được tiếp cận, hướng dẫn xây dựng, cải tạo nhà tiêu hợp vệ sinh đúng tiêu chuẩn quy định.

4. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống trong ngôi nhà thuộc loại không bền chắc (chỉ số 4.1 thiếu hụt về chất lượng nhà ở) theo Quyết định số 3336/QĐ-UBND ngày 08/09/2023 của UBND tỉnh Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025; Quyết định số 4024/QĐ-UBND ngày 02/12/2022

Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện An Lão thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND huyện An Lão hướng dẫn địa phương xem xét, bố trí đất sản xuất cho 379 hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và theo quy định hiện hành của nhà nước để hộ nghèo, hộ cận nghèo có đất sản xuất.

- Chủ trì, kiểm tra, rà soát thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo vướng mắc về nhà ở, đất ở trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở dữ liệu theo dõi, quản lý trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

- Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ cho 10.432 hộ (hộ nghèo: 8.180 hộ; hộ cận nghèo: 2.252 hộ) sử dụng dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin (chiều thiếu hụt tiếp cận thông tin) trên địa bàn tỉnh từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.

- Đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để xem xét hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thông tin (dịch vụ và phương tiện tiếp cận thông tin).

7. Ban Dân tộc tỉnh

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, lồng ghép nguồn kinh phí các Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Tiểu dự án 3, Tiểu dự án 4) hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập và thực hiện chiều thiếu hụt về nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

- Chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung hỗ trợ cho vay vốn đối với đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm hỗ trợ sinh kế, tạo công ăn việc làm và tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững.

- Chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để góp phần giải quyết một số tiêu chí: Cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh rà soát các nguồn vốn đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, nhất là tại huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bố trí sử dụng nguồn nhân lực địa phương, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

10. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan trình cấp thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành.

11. Các Sở: Công Thương, Du lịch

Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh hướng dẫn cho các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các dự án phát triển sản xuất về tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, kinh doanh, du lịch cộng đồng để đa dạng hóa loại hình phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhóm cộng đồng.

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2024-2025 cụ thể, chi tiết tác động đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững, trong đó tập trung thực hiện hiện đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghề cho 8.754 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các nguyên nhân (không có đất sản xuất: 831 người; không có vốn sản xuất kinh doanh: 847 người; không có công cụ, phương tiện sản xuất: 857 người; không có kiến thức, kỹ năng lao động sản xuất: 4.237 người; có người ốm đau, bệnh nặng: 1.982 người); giới thiệu việc làm cho 2.382 người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm; phối hợp hỗ trợ cho 29 người lao động tham gia đi lao động ở nước ngoài; triển khai dự án hỗ trợ cho 10.389 hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia phát triển sản xuất cộng đồng, liên kết theo chuỗi giá trị từ các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phân kỳ thực hiện hàng tháng, hàng quý, hàng năm, sơ kết đánh giá để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tổ chức thực hiện hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội cơ bản để giảm thiểu chiều thiếu hụt.

- Huy động nguồn lực tại chỗ (nhân lực và vật lực) để hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Xác định nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo có người lao động để tập trung nguồn vốn hỗ trợ vươn lên thoát nghèo.

- Tuyên truyền, vận động người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nỗ lực trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo; hoặc có các giải pháp hạn chế những hộ có lao động nhưng lười biếng, chây ỳ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội

- Tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận ủng hộ của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế, nỗ lực trong lao động sản xuất để có thu nhập từng bước thoát nghèo.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giảm thiểu các chiều thiếu hụt của hộ, trong đó tập trung ưu tiên: Nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Kiểm tra và giám sát chính sách, dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện trên địa bàn, đảm bảo nguồn lực hỗ trợ được sử dụng có hiệu quả, hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện.

(Có các Phụ lục phân kỳ thực hiện kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2024 - 2025 kèm theo).

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2025 yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: LĐTBXH, KHĐT, TC, YT, NNPTNT, TTTT, TNMT, XD, CT, DL;
- Ban Dân tộc tỉnh; NHCSXH tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVPVX;
- Lưu: VT, K20.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

PHỤ LỤC SỐ 1

PHÂN KỲ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Hỗ trợ đất sản xuất

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ đất sản xuất

Tổng cộng (người)

Nguyên nhân không có đất sản xuất

Năm 2024

Năm 2025

06 tháng đầu năm

09 tháng đầu năm

Cả năm 2024

Quý I

Quý II

1

Huyện An Lão

379

379

 

 

379

 

 

 

TỔNG CỘNG

379

379

 

 

379

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

PHÂN KỲ THỰC HIỆN TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI ĐÀO TẠO NGHỀ

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề giai đoạn 2024-2025

Ghi chú

Tổng cộng (người)

Nguyên nhân không có đất sản xuất

Nguyên nhân không có vốn sản xuất kinh doanh

Nguyên nhân không có công cụ/phương tiện sản xuất

Nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động

Nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Năm 2024

Năm 2025

06 tháng đầu năm

09 tháng đầu năm

Cả năm 2024

Quý I

Quý II

1

Thành phố Quy Nhơn

11

 

 

 

6

5

 

 

5

6

 

 

2

Huyện Tuy Phước

27

 

 

 

27

 

 

 

27

 

 

 

3

Thị xã An Nhơn

27

 

 

27

 

 

 

 

27

 

 

 

4

Huyện Phù Cát

1.789

55

499

39

564

632

60

200

450

600

739

 

5

Huyện Phù Mỹ

276

 

 

4

149

123

72

162

276

 

 

 

6

Thị xã Hoài Nhơn

177

 

 

 

41

136

 

 

41

68

68

 

7

Huyện Hoài Ân

524

30

174

31

217

72

45

70

290

117

117

 

8

Huyện Tây Sơn

66

 

4

2

15

45

20

25

50

10

6

 

9

Huyện Vân Canh

1.477

298

104

 

847

228

128

250

760

350

367

 

10

Huyện Vĩnh Thạnh

883

18

0

384

420

61

70

105

380

70

433

 

11

Huyện An Lão

3.497

430

66

370

1.951

680

 

500

2.000

 

1.497

 

 

TỔNG CỘNG

8.754

831

847

857

4.237

1.982

395

1.312

4.306

1.221

3.227

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

PHÂN KỲ THỰC HIỆN TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI ĐĂNG KÝ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Giới thiệu việc làm (qua các doanh nghiệp, tạo việc làm tại chỗ)

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ giới thiệu việc làm giai đoạn 2024-2025

Ghi chú

Tổng cộng (người)

Nguyên nhân không có đất sản xuất

Nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động

Nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Năm 2024

Năm 2025

06 tháng đầu năm

09 tháng đầu năm

Cả năm 2024

Quý I

Quý II

1

Thành phố Quy Nhơn

62

 

26

36

 

20

35

17

10

 

2

Huyện Tuy Phước

659

 

52

607

 

125

357

150

152

 

3

Thị xã An Nhơn

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Huyện Phù Cát

434

1

249

184

 

110

252

90

92

 

5

Huyện Phù Mỹ

147

 

31

116

 

31

147

 

 

 

6

Thị xã Hoài Nhơn

118

 

4

114

 

18

62

26

30

 

7

Huyện Hoài Ân

117

52

44

21

10

19

67

25

25

 

8

Huyện Tây Sơn

228

 

5

223

26

50

72

76

80

 

9

Huyện Vân Canh

80

44

 

36

 

30

44

18

18

 

10

Huyện Vĩnh Thạnh

138

101

 

37

15

25

65

23

50

 

11

Huyện An Lão

399

2

252

145

 

100

300

 

99

 

 

TỔNG CỘNG

2.382

200

663

1.519

51

528

1.401

425

556

 

 

PHỤ LỤC SỐ 4

PHÂN KỲ THỰC HIỆN TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Xuất khẩu lao động

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ xuất khẩu lao động giai đoạn 2024-2025

Ghi chú

Tổng cộng (người)

Nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động

Nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Năm 2024

Năm 2025

06 tháng đầu năm

09 tháng đầu năm

Cả năm 2024

Quý I

Quý II

1

Thành phố Quy Nhơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Tuy Phước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thị xã An Nhơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Huyện Phù Cát

2

 

2

 

 

2

 

 

 

5

Huyện Phù Mỹ

3

2

1

 

2

3

 

 

 

6

Thị xã Hoài Nhơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Huyện Hoài Ân

14

8

6

 

 

8

6

 

 

8

Huyện Tây Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Huyện Vân Canh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Vĩnh Thạnh

1

 

 

 

 

1

 

 

 

11

Huyện An Lão

9

4

5

 

4

9

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

29

14

15

 

6

23

6

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 5

PHÂN KỲ THỰC HIỆN TỔNG HỢP HỖ TRỢ CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VAY VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH GIAI ĐOẠN 2024-2025

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Nhu cầu về vốn vay tín dụng ưu đãi

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2024-2025

Tổng cộng hộ/triệu đồng

Nguyên nhân không có đất sản xuất

Nguyên nhân không có vốn sản xuất kinh doanh

Nguyên nhân không có công cụ/phương tiện sản xuất

Năm 2024

Năm 2025

6 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm

Năm 2024

Quý I

Quý II

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

Hộ

Triệu đồng

1

TP. Quy Nhơn

1

54

 

 

 

 

1

54

 

 

 

 

1

54

 

 

 

 

2

Huyện Tuy Phước

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thị xã An Nhơn

68

4.862

 

 

 

 

68

4.862

 

 

 

 

68

4.862

 

 

 

 

4

Huyện Phù Cát

824

30.780

 

 

699

24.453

125

6.327

 

 

200

3.600

400

9.600

224

11.580

200

9.600

5

Huyện Phù Mỹ

189

9.950

 

 

176

9.150

13

800

77

5.230

80

5.433

189

9.950

 

 

 

 

6

Thị xã Hoài Nhơn

25

1.300

 

 

25

1.300

 

 

 

 

 

 

25

1.300

 

 

 

 

7

Huyện Hoài Ân

243

14.530

 

 

196

12.200

47

2.330

 

 

 

 

200

10.530

43

4.000

 

 

8

Huyện Tây Sơn

89

5.255

 

 

51

2.800

38

2.455

 

 

 

 

51

2.800

38

2.455

 

 

9

Huyện Vân Canh

1.203

68.808

34

1.750

181

11.729

988

55.329

 

 

203

11.500

680

38.760

223

12.710

300

17.338

10

Huyện Vĩnh Thạnh

1.190

84.857

 

 

1

100

1.189

84.757

250

17.500

320

22.400

820

57.400

250

17.500

120

9.957

11

Huyện An Lão

253

19.539

 

 

66

6.500

187

13.039

213

14.990

 

 

253

19.539

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

4.085

239.935

34

1.750

1.395

68.232

2.656

169.953

540

37.720

803

42.933

2.687

154.795

778

48.245

620

36.895

 

PHỤ LỤC SỐ 6

PHÂN KỲ THỰC HIỆN SỐ HỘ ĐÃ ĐĂNG KÝ THAM GIA HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

STT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Dự án phát triển sản xuất

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2024-2025

Ghi chú

Tổng cộng (hộ)

Nguyên nhân không có đất sản xuất

Nguyên nhân không có vốn sản xuất kinh doanh

Nguyên nhân không có công cụ/phương tiện sản xuất

Nguyên nhân không có kiến thức về sản xuất/kỹ năng lao động

Nguyên nhân có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn

Năm 2024

Năm 2025

06 tháng đầu năm

09 tháng đầu năm

Cả năm 2024

Quý I

Quý II

1

Thành phố Quy Nhơn

29

 

 

 

5

24

 

 

29

 

 

 

2

Huyện Tuy Phước

145

 

 

 

7

138

 

45

100

25

20

 

3

Thị xã An Nhơn

322

 

 

153

 

169

 

35

122

100

100

 

4

Huyện Phù Cát

1.667

29

475

73

283

807

30

480

863

400

404

 

5

Huyện Phù Mỹ

416

 

 

8

147

261

190

97

300

116

 

 

6

Thị xã Hoài Nhơn

248

 

1

 

56

191

20

80

130

118

 

 

7

Huyện Hoài Ân

1.574

32

44

62

932

504

150

358

902

300

372

 

8

Huyện Tây Sơn

552

 

2

31

59

460

50

125

257

195

100

 

9

Huyện Vân Canh

2.129

41

203

772

881

232

180

430

1005

560

564

 

10

Huyện Vĩnh Thạnh

1.817

97

 

1.023

607

90

205

300

942

350

525

 

11

Huyện An Lão

1.490

379

 

25

874

212

 

381

498

588

404

 

 

TỔNG CỘNG

10.389

578

725

2.147

3.851

3.088

825

2.331

5.148

2.752

2.489

 

 

PHỤ LỤC SỐ 7

KẾ HOẠCH GIAO GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2024-2025

TT

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

Hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2024

Kế hoạch 2025 (dự kiến)

Tỷ lệ nghèo đa chiều

Tổng số hộ nghèo và cận nghèo

Hộ nghèo

Giảm hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Giảm hộ cận nghèo

Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ

Tỷ lệ %

Giảm số hộ

Tỷ lệ giảm %

Hộ

Tỷ lệ %

Giảm số hộ

Tỷ lệ giảm %

Hộ

Tỷ lệ %

Giảm hộ nghèo

Hộ

Tỷ lệ %

Giảm hộ cận nghèo

Số hộ giảm

Tỷ lệ giảm

Số hộ giảm

Tỷ lệ giảm

A

B

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

1

Quy Nhơn

0,20

144

10

0,01

43

0,06

134

0,18

12

0,02

0,08

0

 

10

0,01

94

0,13

40

0,05

2

Tuy Phước

1,93

1.066

295

0,54

1.005

1,82

771

1,40

94

0,17

1,99

245

0,44

50

0,09

671

1,22

100

0,18

3

An Nhơn

1,86

963

137

0,27

602

1,16

826

1,60

249

0,48

1,64

87

0,17

50

0,1

426

0,82

400

0,77

4

Phù Cát

4,44

2.489

267

0,48

1.032

1,84

2.222

3,97

97

0,17

2,01

217

0,39

50

0,09

1.322

2,36

900

1,61

5

Phù Mỹ

2,35

1.146

279

0,57

848

1,74

867

1,78

95

0,19

1,93

229

0,47

50

0,1

767

1,57

100

0,2

6

Hoài Nhơn

2,72

1.652

45

0,07

574

0,95

1.607

2,64

284

0,47

1,42

25

0,04

20

0,03

807

1,33

800

1,32

7

Hoài Ân

7,05

1.971

819

2,93

684

2,44

1.152

4,12

47

0,17

2,61

419

1,5

400

1,43

452

1,62

700

2,5

8

Tây Sơn

4,70

1.802

397

1,04

825

2,15

1.405

3,67

35

0,09

2,24

297

0,78

100

0,26

805

2,1

600

1,57

9

Vân Canh

25,55

2.321

791

8,71

964

10,61

1.530

16,84

97

1,07

11,68

448

4,93

343

3,78

930

10,24

600

6,6

10

Vĩnh Thạnh

19,08

1.944

989

9,71

1.145

11,24

955

9,37

73

0,72

11,96

545

5,35

444

4,36

655

6,43

300

2,94

 



[1] Huyện Vân Canh: 07 hộ (xã Canh Vinh); huyện Vĩnh Thạnh: 73 hộ (thị trấn Vĩnh Thạnh và các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Thịnh); thị xã Hoài Nhơn: 12 hộ (xã Hoài Phú).

[2] Huyện An Lão: 04 hộ (thị trấn An Lão); huyện Phù Cát: 17 hộ (xã Cát Lâm); huyện Phù Mỹ: 02 hộ (xã Mỹ Châu); huyện Tây Sơn: 04 hộ (xã Tây Giang); Huyện Vân Canh: 57 hộ (thị trấn Vân canh và xã Canh Thuận); huyện Vĩnh Thạnh: 32 hộ (thị trấn Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Thịnh).

[3] Huyện Phù Mỹ: 21 hộ (các xã: Mỹ Thành, Mỹ Trinh và Mỹ Đức); huyện Tây Sơn: 85 hộ (các xã: Bình Nghi, Bình Thành, Tây Bình và Bình Tân); huyện Vĩnh Thạnh: 34 hộ (thị trấn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Thịnh); thị xã An Nhơn: 06 hộ (phường Nhơn Thành).

[4] Huyện Phù Mỹ: 18 hộ (xã Mỹ Châu, Mỹ Đức và Mỹ Thành); huyện Tây Sơn: 10 hộ (xã Tây Giang và Bình Nghi); huyện Vân Canh: 05 hộ (thị trấn Vân Canh); huyện Vĩnh Thạnh: 14 hộ (thị trấn Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Hiệp).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2024 thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024-2025

  • Số hiệu: 117/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 04/06/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Lâm Hải Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/06/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản