- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 20/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 1814/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 9170/BNN-TY năm 2021 về tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 20 tháng 5 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
Thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030”, Văn bản số 9170/BNN-TY ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030 và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1509/TTr-SNN ngày 25 tháng 3 năm 2022; UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2022 - 2030 như sau:
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ VÀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ NĂM 2021
Tổng đàn trâu, bò khoảng 85.000 con, trong đó bò khoảng 82.000 con, trâu khoảng 3.000 con trâu; chăn nuôi trang trại khoảng 17.000 con (chiếm tỷ lệ 20,0%), chăn nuôi nông hộ khoảng 68.000 con (chiếm tỷ lệ 80%), với khoảng 8.500 hộ nuôi.
Nhìn chung, số lượng chăn nuôi nông hộ là chủ yếu.
- Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) xuất hiện đầu tiên tại xã Xuân Hưng huyện Xuân Lộc ngày 26/5/2021. Lũy kể từ ngày 15/6/2021 đến ngày 14/11/2021 trên địa bàn tỉnh bệnh VDNC xảy ra ở 307 hộ, tổng đàn 2.823 con, có 619 con bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 0,7% tổng đàn, tiêu hủy 117 con chiếm tỷ lệ khoảng 0,13% tổng đàn trâu, bò của tỉnh, trọng lượng 16.755 kg, tại 23 xã, phường của 07 huyện, thành phố (Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh, Tân Phú, Long Thành, Định Quán, Vĩnh Cửu).
- Đến ngày 14/11/2021 trên địa bàn tỉnh không phát sinh bệnh VDNC.
III. KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
1. Công tác thông tin tuyên truyền
- Cấp 12.100 tờ rơi phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò cho 11 huyện để thực hiện tuyên truyền đến người dân. Các địa phương tuyên truyền trên đài phát thanh huyện, xã từ 01 - 02 lần/ngày để tuyên truyền nâng cao nhận thức các biện pháp phòng dịch như: vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng; khuyến khích người dân báo dịch khi phát hiện gia súc bệnh, chết bất thường; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy động vật nuôi mắc bệnh.
- Tổ chức tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai 2: 05 lần phát thanh tuyên truyền về bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, với thời lượng phát sóng 15 phút/lần.
2. Công tác tiêu độc khử trùng
- Tổ chức thực hiện 03 đợt vệ sinh tiêu độc, khử trùng năm 2021 trên địa bàn tỉnh, sử dụng 20.673 lít thuốc sát trùng, 216 kg ChloraminT và 69.150 kg vôi để tiêu độc khử trùng nơi công cộng, chợ, hộ chăn nuôi, nơi tiêu hủy gia súc, gia cầm...góp phần làm sạch môi trường, hạn chế tối đa sự lây lan của mầm bệnh và tình trạng dịch bệnh kéo dài.
- Ngoài ra, công tác tiêu độc sát trùng được triển khai tại cơ sở giết mổ và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh: cơ sở giết mổ 153.150 m2, ô tô 44.330 xe; xe máy 4.220 xe.
3. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng chống dịch
Thành lập và tổ chức 07 đoàn kiểm tra thực tế, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các địa phương có mật độ chăn nuôi cao, có nguy cơ cao xảy ra và lây lan dịch bệnh như: Cẩm Mỹ, Long Thành, Xuân Lộc và Trảng Bom, Tân Phú. Qua đó, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhất là tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu, bò.
4. Công tác tiêm phòng
- Tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò: tiêm được 73.410 con, đạt 97,02% diện tiêm và 83,40 % tổng đàn (trong đó tiêm phòng từ nguồn ngân sách 39.431 con, tiêm phòng xã hội hóa từ người dân và trang trại 33.979 con).
- Về tiến độ tiêm, chưa đảm bảo do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
5. Công tác công bố hết dịch
Đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh không phát sinh bệnh VDNC trâu, bò; các địa phương đã công bố hết dịch bệnh VDNC trên từng địa bàn theo quy định. UBND tỉnh ban hành Thông báo số 92/TB-UBND ngày 08 tháng 03 năm 2022 công bố hết dịch bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành, địa phương và đơn vị liên quan trong công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
- Bệnh VDNC là bệnh truyền nhiễm mới xâm nhập vào nước ta từ tháng 10/2020, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi trâu, bò; bệnh đã xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ cuối tháng 5/2021. Ban chỉ đạo đã thực hiện công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời nên đến nay dịch bệnh đã được khống chế, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho hộ chăn nuôi (tỷ lệ tiêu hủy chỉ chiếm 0,13% tổng đàn trâu bò cả tỉnh).
- Sự tham gia tích cực của cơ sở chăn nuôi, nhất là cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh, chủ động tổ chức tiêm phòng; thực hiện tốt công tác sát trùng tiêu độc nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh; xác định biện pháp trọng tâm, hiệu quả nhất trong phòng chống dịch bệnh là tập trung tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin để tạo kháng thể chủ động phòng dịch (tỷ lệ tiêm đạt 97,02%).
2. Khó khăn, tồn tại
- Dù tỷ lệ tiêu hủy thấp (0,13% tổng đàn) nhưng dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra, các hộ chăn nuôi chưa khai báo kịp thời nên việc kiểm tra, khoanh vùng và xử lý ổ dịch gặp nhiều khó khăn.
- Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là quy mô nông hộ (chiếm khoảng 80% tổng đàn), chưa thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học và chủ yếu nuôi theo hình thức chăn thả và chưa tiêm phòng vắc xin nên dịch bệnh dễ lây lan; các hộ chưa chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu bò, còn trông chờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gây khó khăn trong phòng chống dịch, nhất là hộ chăn nuôi quy mô nông hộ.
- Công tác chăm sóc, cách ly, vệ sinh chưa thực hiện tốt; công tác điều trị bệnh chưa tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan thú y (chỉ điều trị 1-2 ngày rồi ngưng) nên hiệu quả điều trị không cao, đặc biệt là gia súc non có sức đề kháng kém.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhất là giai đoạn giãn cách xã hội nên tổ chức tiêm phòng kéo dài (từ ngày 30/6/2021 đến ngày 23/9/2021), chưa đáp ứng được tiến độ tiêm phòng vắc xin để sớm tạo miễn dịch cho đàn trâu, bò.
- Công tác thống kê đàn chưa tốt, dẫn đến bỏ sót một số trâu, bò trong diện tiêm, phải tiêm phòng bổ sung nhiều lần.
3. Bài học kinh nghiệm
- Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, các đoàn thể và sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và các ngành và sự tham gia tích cực của hộ chăn nuôi trong công tác tiêm phòng vắc xin phòng, chống dịch bệnh.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh và trách nhiệm của hộ chăn nuôi tự tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò là rất quan trọng. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển gia súc không rõ nguồn gốc, không kê khai, khai báo chăn nuôi và dịch bệnh theo quy định.
- Kịp thời thành lập Ban chỉ đạo VDNC tỉnh, đã góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, từ đó đã khống chế được dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho hộ chăn nuôi.
- Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn trâu, bò có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch VDNC, cần chủ động tiêm phòng vắc xin định kỳ và tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò mới nhập hoặc đủ tuổi tiêm phòng.
- Chú trọng thực hiện tốt công tác thống kê số liệu tổng đàn trâu, bò; từ đó có thể chủ động vắc xin, vật tư và tổ chức tiêm phòng triệt để toàn đàn thuộc diện tiêm, tạo miễn dịch quần thể cho đàn trâu, bò.
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH VDNC Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
1. Mục tiêu chung
Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh VDNC ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) chăn nuôi quy mô nông hộ tại thời điểm tiêm phòng.
- Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm giảm số ổ dịch VDNC dưới 23 xã trong năm 2022, hàng năm giảm 20% số xã có dịch và số gia súc mắc bệnh VDNC so với năm liền kề trước đó.
- Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh.
- Kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, ngăn chặn không để mầm bệnh VDNC xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.
1.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
- Tuyên truyền về đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh VDNC, cách nhận biết gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh; vai trò, tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc xin VDNC; nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, thương mại quốc tế do các hoạt động trái phép trong buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò; phổ biến chủ trương, chính sách và quy định về phòng, chống bệnh VDNC, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh VDNC; xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh VDNC; các nội dung và tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh VDNC giai đoạn 2022 - 2030.
- Xây dựng, in ấn, phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng, sách sổ tay,...) về phòng, chống bệnh VDNC; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề, các buổi tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện về phòng, chống bệnh VDNC.
- Thông tin, tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bệnh VDNC phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra tại địa phương, trước mùa mưa, trước khi triển khai kế hoạch tiêm vắc xin VDNC.
1.2. Tiêm phòng
- Đối tượng tiêm vắc xin: trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin); không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.
- Phạm vi tiêm vắc xin: hằng năm, tổ chức tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng. Kinh phí nhà nước hỗ trợ vắc xin, vật tư, công tiêm phòng cho các cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô nông hộ trên địa bàn tỉnh.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) trong phạm vi bán kính tối thiểu 100 km tính từ ổ dịch VDNC.
- Thời điểm tiêm vắc xin: hằng năm, tổ chức 01 đợt tiêm phòng chính vào khoảng từ tháng 5 - tháng 7 hàng năm.
- Ngoài đợt tiêm chính, các địa phương tuyên truyền cho người chăn nuôi thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm chính.
1.3. Chủ động phòng bệnh có hiệu quả bằng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh
- Chủ cơ sở trâu, bò áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm không để gia súc mắc bệnh, làm lây lan dịch bệnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện 04 đợt tại những nơi nguy cơ cao như: nơi công cộng, đường ấp, xã, chợ, hộ chăn nuôi, nơi tiêu hủy gia súc.... nhằm làm sạch môi trường, hạn chế lây lan mầm bệnh; dự kiến 60 triệu m2; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Tiêu độc sát trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; tại các chợ có kinh doanh động vật, sản phẩm động vật thực hiện sau mỗi phiên chợ. Kinh phí xã hội hóa.
1.4. Giám sát
1.4.1. Giám sát chủ động
- Giám sát lâm sàng:
Chủ vật nuôi, cơ quan thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát hiện trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, chết không rõ nguyên nhân hoặc trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, báo cáo cơ quan thú y địa phương, chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định; cơ quan Thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh VDNC trước khi xử lý gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo quy định.
Tăng cường công tác giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác dự báo và phòng chống dịch bệnh VDNC.
- Hàng năm, tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút VDNC tại địa phương có nguy cơ cao, địa phương đã từng có dịch bệnh VDNC với 690 mẫu (thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc Cục Thú y).
1.4.2. Giám sát bị động, điều tra ổ dịch
- Tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh VDNC; trâu, bò nghi có tiếp xúc với đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC.
- Tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm VDNC). Thông tin điều tra ổ dịch cần bao gồm các thông tin liên quan trong khoảng thời gian tối thiểu từ thời điểm 14 ngày trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của ca bệnh đầu tiên đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.
1.5. Kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
1.5.1. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển trong nước
- Thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất tỉnh và cách ly, theo dõi, quản lý trâu, bò nhập tỉnh theo quy định.
- Kiểm soát chặt chẽ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra vào địa bàn tỉnh; thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn cấp huyện.
- Trâu, bò được phép vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đang có dịch VDNC sau khi được tiêm vắc xin VDNC tối thiểu 21 ngày, còn thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin) và có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
1.5.2. Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Trong trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh VDNC tại cơ sở giết mổ, thực hiện các biện pháp xử lý theo, quy định.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi chợ, cuối ngày đối với khu vực buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các chợ, đặc biệt là khu vực bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò.
- Triển khai hiệu quả Quyết định số 653/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép; định kỳ thực hiện giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.
1.6. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm
- Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc cần thiết, quy trình nhằm bảo đảm các quy định về quản lý các nguy cơ sinh học, phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát dịch bệnh VDNC.
- Tổ chức hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh nguy hiểm cho cán bộ kỹ thuật của các phòng xét nghiệm.
2.1. Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh
- Chủ vật nuôi, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện trâu, bò có dấu hiệu mắc bệnh VDNC phải báo ngay cho cộng tác viên Thú y, UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất.
- Cộng tác viên Thú y khi phát hiện hoặc nhận được tin báo trâu, bò có dấu hiệu mắc bệnh VDNC, có trách nhiệm: (1) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm; (2) Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Thú y; (3) Báo cáo UBND cấp xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện khi nhận được thông báo trâu, bò có dấu hiệu mắc bệnh VDNC, có trách nhiệm: (1) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch; (2) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; (3) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; (4) Báo cáo UBND cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
2.2. Xử lý ổ bệnh VDNC khi chưa công bố dịch
- Nhanh chóng khoanh vùng, xử lý triệt để không để dịch lây lan rộng.
- Tiêm phòng khẩn cấp: tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) trong phạm vi bán kính tối thiểu 100 km tính từ ổ dịch VDNC;
- Tổ chức vệ sinh sát trùng, diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,... liên tục 03 ngày một lần trong vòng 03 tuần tại các hộ, cơ sở chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh VDNC; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng 01 lần/tuần trong 03 tuần đối với toàn bộ khu vực nguy cơ cao thuộc địa bàn cấp xã có trâu, bò bị bệnh VDNC;
- Tổ chức tiêu hủy gia súc chết; gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC nhưng đã điều trị ít nhất 07 ngày mà không có dấu hiệu hồi phục theo đánh giá của Trạm Chăn nuôi và Thú y;
- Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch.
2.3. Xử lý khi công bố dịch
Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch.
2.3.1. Đối với vùng dịch
- Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
- Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò, trừ trường hợp trâu, bò đã được tiêm vắc xin VDNC tối thiểu 21 ngày, còn thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin) và có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 07/2016/TT-NNNPTNT ngày 31/5/2016;
- Áp dụng các biện pháp tại tiểu mục 2.2 của mục này.
2.3.2. Đối với vùng bị uy hiếp
- Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò;
- Tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ);
- Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn.
2.3.3. Đối với vùng đệm: kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; theo dõi, giám sát dịch bệnh trên trâu, bò.
2.2.4. Công bố hết dịch
Thời điểm công bố hết dịch là 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, hoặc lành triệu chứng mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh VDNC; đồng thời đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch theo quy định.
1. Kinh phí phòng dịch (Phụ lục I đính kèm):
- 01 năm: 4.212.236.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 1.019.696.000đ, huyện: 3.192.540.000đ.
- Giai đoạn 2022-2030: 37.910.124.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 9.177.264.000đ, huyện: 28.732.860.000đ.
2. Kinh phí chống dịch (Phụ lục II đính kèm):
- Kinh phí chống dịch khi công bố dịch ở một xã:
01 năm: 534.688.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 145.468.000đ, huyện: 389.220.000đ.
Giai đoạn 2022-2030: 4.812.196.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 1.309.216.000đ, huyện: 3.502.980.000đ.
- Kinh phí xử lý ổ dịch:
01 năm: 220.913.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 68.743.000đ, huyện: 152.170.000đ.
Giai đoạn 2022-2030: 1.988.221.000đ, trong đó kinh phí tỉnh: 618.691.000đ, huyện: 1.369.530.000đ.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, tập huấn; phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai... và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng, chống dịch để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
- Hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng,... truyền bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường các đợt trong năm; tiêu độc khử trùng tại các nơi có dịch bệnh xảy ra và những nơi có nguy cơ cao.
- Huy động cán bộ chuyên môn trong ngành hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng chống dịch, tổng hợp báo cáo tình hình dịch tễ; cung ứng vắc xin, vật tư đầy đủ, kịp thời cho công tác phòng, chống dịch theo kế hoạch.
- Ban hành kế hoạch, hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò nông hộ trên địa bàn cấp tỉnh bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn; chỉ đạo rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm phòng chính.
- Tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trâu bò mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh để xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng.
- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh VDNC tại cơ sở; thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tham mưu điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp.
- Tăng cường công tác quản lý thực hiện quy trình kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; phối hợp với các địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trâu bò để người dân biết và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định kinh phí phòng chống dịch bệnh VDNC trâu bò giai đoạn 2022 - 2030; hướng dẫn các định mức chi trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC trâu bò trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh VDNC trâu bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2022 - 2030.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chủ phương tiện giao thông chấp hành nghiêm các quy định về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Thú y, Công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu bò, sản phẩm của trâu bò không rõ nguồn gốc tại các ga tàu, bến xe, đầu mối giao thông.
Phối hợp địa phương chỉ đạo ban quản lý các chợ phối hợp cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra, xử lý các trường hợp sản phẩm động vật vào chợ không có kiểm soát; tổ chức sát trùng tiêu độc tại các chợ có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật theo quy định.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với địa phương trong việc lựa chọn địa điểm tiêu hủy trâu, bò bệnh, chết. Phối hợp với ngành Thú y hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố quy trình tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh VDNC.
- Huy động lực lượng tham gia các trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời (nếu có) và Trạm Kiểm dịch ông Đồn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh động vật. Chỉ đạo lực lượng công an ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các vùng xảy ra dịch (nếu có).
- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, chế biến động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trâu bò; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện trong công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; cử cán bộ phối hợp tham gia chốt kiểm dịch khi có quyết định thành lập.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong chăn nuôi;
- Tổ chức vận động nhân dân kịp thời phát hiện, thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi trâu, bò có dấu hiệu bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân; hưởng ứng, chấp hành tốt kế hoạch tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các loại dịch bệnh trong chăn nuôi;
- Phối hợp chính quyền cùng với cơ quan chức năng trong giám sát kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh động vật nói chung và VDNC nói riêng có hiệu quả.
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan và địa phương thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh VDNC trâu, bò nói riêng và trên gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất phát trên sóng truyền hình và đăng báo theo nội dung kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030; đồng thời thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh VDNC tại địa phương; trong đó lưu ý bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm phòng VDNC trên địa bàn, kinh phí công tiêm phòng, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng...
- Thống kê toàn bộ số lượng đàn trâu bò trên địa bàn; dự trù vắc xin, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn quản lý; tổ chức tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò nông hộ bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn; chỉ đạo rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm phòng chính.
- Củng cố đội liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, giết mổ, buôn bán trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển trâu, bò.
- Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc tổ chức tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, giám sát dịch tễ, theo dõi việc khai báo của các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch, bao vây xử lý nhanh khi còn ở diện hẹp; tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển trâu, bò.
- Triển khai các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, điểm buôn bán, giết mổ bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò; không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm soát giết mổ.
- Bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch; rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn, bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ ổ dịch đến nơi tiêu hủy.
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh VDNC, tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện và tự bảo đảm:
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu, bò quy mô trang trại có trách nhiệm chi trả kinh phí tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC; lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò ngoại tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng tại cơ sở chăn nuôi, chuồng trại của mình; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC phải chi trả toàn bộ chi phí lấy mẫu, vận chuyển mẫu, gửi mẫu, xét nghiệm mẫu, tổ chức tiêu hủy và các chi phí phục vụ công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc phương tiện, hố chôn động vật.
- Phối hợp với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm, giấu dịch, tình trạng vứt xác trâu, bò ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy trâu, bò bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch.
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2022-2030, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý./.
| T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 20/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
|
| Kinh phí 01 năm | Kinh phí giai đoạn 2022-2030 | ||||
Stt | Nội dung | Kinh phí tỉnh | Kinh phí huyện | Tổng | Kinh phí tỉnh | Kinh phí huyện | Tổng |
| Tổng | 1.019.696 | 3.192.540 | 4.212.236 | 9.177.264 | 28.732.860 | 37.910.124 |
1 | Tuyên truyền, tập huấn | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm | ||||
2 | Tiêu độc sát trùng | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm | ||||
3 | Tiêm phòng : CHI PHÍ TIÊM PHÒNG VDNC HỘ CN TRÂU BÒ NHỎ LẺ (138 xã, số hộ 6.500 hộ với tổng đàn khoảng 68.000 con x1 đội/xã x 02người/đội (01 người trực tiếp 1 người dẫn đường) = 276 người) | 483.236 | 3.192.540 | 3.675.776 | 4.349.124 | 28.732.860 | 33.081.984 |
3.1 | In giấy chứng nhận tiêm phòng: (140 cuốn x 15.000đ/cuốn) | 1.200 |
| 1.200 | 10.800 | 0 | 10.800 |
3.2 | Vật tư tiêm phòng | 43.160 | 81.420 | 124.580 | 388.440 | 732.780 | 1.121.220 |
a | Bơm tiêm (138 đội x 1 cái/đội x 170.000 đ/cái) | 23.460 |
| 23.460 | 211.140 | 0 | 211.140 |
b | Bộ vật tư thay thế (138 bộ x 25.000 đ/bộ ) | 3.450 |
| 3.450 | 31.050 | 0 | 31.050 |
c | Kim tiêm số 16 TQ (01 kim/hộ x 6.500 hộ x 2500 đ/cây | 16.250 |
| 16.250 | 146.250 | 0 | 146.250 |
d | Nước đá bảo quản vắc xin (138 xã x 50.000 đ/xã) |
| 6.900 | 6.900 | 0 | 62.100 | 62.100 |
đ | Cồn sát trùng (138 xã x 6 lít/xã x 40.000 đ/lít) |
| 33.120 | 33.120 | 0 | 298.080 | 298.080 |
e | Bông gòn (138 xã x 1,5 kg/xã x 120.000 đ/kg) |
| 24.840 | 24.840 | 0 | 223.560 | 223.560 |
g | Xà phòng cục lifebuoy (138 xã x 3 cục/xã x 40.000 đ/cục) |
| 16.560 | 16.560 | 0 | 149.040 | 149.040 |
3.3 | Bảo hộ lao động (a b) | 417.036 | 0 | 417.036 | 3.753.324 |
| 3.753.324 |
a | Khẩu trang: 276 người x 10 cái/người x 1.100 đ/cái | 3.036 |
| 3.036 | 27.324 |
| 27.324 |
b | Trang phục 6 khoản (276 người x 10 bộ/người x 150.000 đ/bộ ) | 414.000 |
| 414.000 | 3.726.000 |
| 3.726.000 |
3.4 | Chi phí vắc xin |
| 2.475.200 | 2.475.200 |
| 22.276.800 | 22.276.800 |
a | Vaccine VDNC (68.000 con x 35.000 đ/liều) |
| 2.380.000 | 2.380.000 |
| 21.420.000 | 21.420.000 |
b | Dự phòng vắc xin hao hụt (ước tính 4%) |
| 95.200 | 95.200 |
| 856.800 | 856.800 |
3,5 | Công tiêm phòng: 68.000 mũi x 4.400đ/mũi |
| 299.200 | 299.200 |
| 2.692.800 | 2.692.800 |
3,6 | Xăng xe tiêm phòng | 21.840 | 60.720 | 82.560 | 196.560 | 546.480 | 743.040 |
a | Vận chuyển vắc xin từ tỉnh về huyện: (36 lít/chuyến/huyện x 22.000 đ/lít x 10 huyện) | 7.920 |
| 7.920 | 71.280 |
| 71.280 |
b | Công tác phí vận chuyển vắc xin: 02 người x 150.000đ x 10 chuyến | 3.000 |
| 3.000 | 27.000 |
| 27.000 |
c | Vận chuyển vật tư từ tỉnh về huyện: (36 lít/chuyến/huyện x 22.000 đ/lít x 10 huyện) | 7.920 |
| 7.920 | 71.280 |
| 71.280 |
d | Công tác phí vận chuyển vật tư: 02 người x 150.000đ x 10 chuyến | 3.000 |
| 3.000 | 27.000 |
| 27.000 |
đ | Hỗ trợ cho người tiêm phòng (138 người x 01 lít/ ngày x 10 ngày/đợt x 22.000đ/ lít) |
| 30.360 | 30.360 |
| 273.240 | 273.240 |
e | Vận chuyển vắc xin từ huyện về xã (138 xã x 1 lít/ngày/xã x 10 ngày x 22.000 đ/lít) |
| 30.360 | 30.360 |
| 273.240 | 273.240 |
3,7 | Hỗ trợ cán bộ dẫn đường |
| 276.000 | 276.000 |
| 2.484.000 | 2.484.000 |
| Hỗ trợ dẫn đường: 138 người x 10 ngày x 200.000đ |
| 276.000 | 276.000 |
| 2.484.000 | 2.484.000 |
4 | Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh VDNC | Kinh phí thực hiện theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030 | |||||
5 | Giám sát dịch bệnh | 536.460 |
| 536.460 | 4.828.140 |
| 4.828.140 |
5,1 | Giám sát chủ động: Giám sát lưu hành vi rút (lấy 30 mẫu/xã x 23 xã có ổ dịch cũ và nguy cơ cao = 690 mẫu, lấy mẫu 01 ngày/xã=23 ngày) | 456.210 |
| 456.210 | 4.105.890 |
| 4.105.890 |
a | Chi phí xét nghiệm | 362.250 |
| 362.250 | 3.260.250 |
| 3.260.250 |
| Chi phí XN: 690 mẫu x 525.000 đ/mẫu | 362.250 |
| 362.250 | 3.260.250 |
| 3.260.250 |
b | Nhiên liệu lấy mẫu, vận chuyển mẫu | 28.060 |
| 28.060 | 252.540 |
| 252.540 |
| lít/300km/ngày x 23 ngày x 22.000đ/lít) - ôtô | 27.324 |
| 27.324 | 245.916 |
| 245.916 |
| Hỗ trợ xăng xe máy cho CTV dẫn đường (02 lít/ngày/xe x 23 CTV x 16.000đ/lít) | 736 |
| 736 | 6.624 |
| 6.624 |
c | Công tác phí | 15.000 |
| 15.000 | 135.000 |
| 135.000 |
| Công tác phí cho cán bộ tham gia lấy mẫu: 4 người x 23 ngày x 150.000đ | 13.800 |
| 13.800 | 124.200 |
| 124.200 |
| Công tác phí cho tài xế thu gom mẫu từ các huyện (01 người/ngày x 23 ngày/3 (03 ngày gom mẫu 01 lần)x 150.000đ/ngày | 1.200 |
| 1.200 | 10.800 |
| 10.800 |
d | Vật tư lấy, bảo quản mẫu (690 mẫu x 10.000 đ/mẫu) | 6.900 |
| 6.900 | 62.100 |
| 62.100 |
đ | Bảo hộ lao động (02 người/cơ sở x 06 cơ sở/xã x 23 xã x 01 người/bộ x 150.000đ/bộ) | 41.400 |
| 41.400 | 372.600 |
| 372.600 |
e | Chi phí VPP, photo biên bản (200.000đ/đơn vị x 13 trạm (11 trạm huyện trạm CĐXN phòng PCD) | 2.600 |
| 2.600 | 23.400 |
| 23.400 |
5,2 | Giám sát bị động (khi có bệnh) (dự kiến 30 hộ = 30 mẫu = 30 ngày) | 80.250 |
| 80.250 | 722.250 | 0 | 722.250 |
a | Chi phí xét nghiệm | 15.750 |
| 15.750 | 141.750 |
| 141.750 |
| Chi phí XN: 30 hộ có gia súc nghi nhiễm x 525,000 đ/mẫu | 15.750 |
| 15.750 | 141.750 | 0 | 141.750 |
b | Chi phí lấy mẫu, gửi mẫu | 64.500 |
| 64.500 | 580.500 |
| 580.500 |
| Vật tư lấy, bảo quản mẫu (30 mẫu x 10.000 đ/mẫu) | 300 |
| 300 | 2.700 | 0 | 2.700 |
| Xăng xe lấy và gửi mẫu (30 ngày x 45 lít x 22.000đ/lít) | 29.700 |
| 29.700 | 267.300 | 0 | 267.300 |
| Bảo hộ 6 khoản (30 mẫu x 2 bộ/mẫu x 150.000đ/bộ) | 9.000 |
| 9.000 | 81.000 | 0 | 81.000 |
| Công tác phí lấy mẫu: 3 người x 30 ngày x 150.000 đ/ngày | 13.500 |
| 13.500 | 121.500 | 0 | 121.500 |
| Công tác phí gửi mẫu: 02 người x 30 ngày x 200.000 đ/ngày | 12.000 |
| 12.000 | 108.000 | 0 | 108.000 |
6 | Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn cấp huyện | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm | Lồng ghép trong KH PCD hằng năm |
CHỐNG DỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 20/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đvt: 1.000 đồng
|
| Kinh phí 01 năm | Kinh phí giai đoạn 2022-2030 | ||||
A. Kinh phí Công bố dịch trên một xã | |||||||
Stt | NỘI DUNG | KP tỉnh | KP huyện | Tổng | KP tỉnh | KP huyện | Tổng |
| KINH PHÍ CÔNG BỐ DỊCH TRÊN MỘT XÃ | 145.468 | 389.220 | 534.688 | 1.309.216 | 3.502.980 | 4.812.196 |
1 | Chi phí tuyên truyền, họp BCĐ | 10.500 | 38.700 | 49.200 | 94.500 | 348.300 | 442.800 |
1.1 | Chi phí họp BCĐ (tỉnh) (BCĐ, báo, đài, các sở, ngành liên quan= 50 người x 20.000đ/người/buổi x 2 buổi) | 2.000 |
| 2.000 | 18.000 | 0 | 18.000 |
1.2 | Chi phí họp BCĐ (huyện) (BCĐ, các ngành liên quan =50 người) x 20.000đ/người/buổi x 2 buổi |
| 2.000 | 2.000 | 0 | 18.000 | 18.000 |
1.3 | Chi phi tuyên truyền trên Báo Đồng Nai (lồng ghép vào công tác phòng chống khi không có dịch xảy ra) | 0 |
| 0 | 0 | 0 | 0 |
1.4 | Chi nhi tuyên truyền trên Đài TH Đồng Nai (5 lần x 1.500.000đ/lần) | 7.500 |
| 7.500 | 67.500 | 0 | 67.500 |
1.5 | Tuyên truyền trên đài truyền thanh Huyện 5 Xã x (2 lần/ngày/xã; trong 30 ngày) x 100.000 đ/ngày |
| 36.000 | 36.000 | 0 | 324.000 | 324.000 |
1.6 | Chi phí VPP, photo biểu bảng báo cáo, quyết toán: |
|
| 0 | 0 | 0 | 0 |
a | BCĐ tỉnh | 500 |
| 500 | 4.500 | 0 | 4.500 |
b | Chi cục Chăn nuôi và Thú y | 500 |
| 500 | 4.500 | 0 | 4.500 |
c | Huyện |
| 500 | 500 | 0 | 4.500 | 4.500 |
d | Xã |
| 200 | 200 | 0 | 1.800 | 1.800 |
2 | Chi phí phun thuốc sát trùng tiêu độc | 56.000 | 67.520 | 123.520 | 504.000 | 607.680 | 1.111.680 |
2.1 | Thuốc sát trùng (400 lít x 140.000 đ/lít) | 56.000 |
| 56.000 | 504.000 | 0 | 504.000 |
2.2 | Tiền công phun xịt (400 lít x 1.600m2/lít): 2.000 m2/công = 320 công x 200.000đ/công |
| 64.000 | 64.000 | 0 | 576.000 | 576.000 |
2.3 | (400 lít x 2000m2/lít: 4.000 m2/lít =160 lít x 22.000 đ/lít) |
| 3.520 | 3.520 |
| 31.680 | 31.680 |
3 | Chi phí cho các Chốt | 48.000 | 144.000 | 192.000 | 432.000 | 1.296.000 | 1.728.000 |
3.1 | Chốt Kiểm dịch tỉnh 2 chốt (30 ngày) | 48.000 | 0 | 48.000 | 432.000 | 0 | 432.000 |
a | Bồi dưỡng trực chốt (3 người/chốt x 2chốt x 30 ngày x 200.000 đ/người ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 400.000đ/người/ngày) | 36.000 |
| 36.000 | 324.000 | 0 | 324.000 |
b | Tiền thuê nhà (2chốt x 30 ngày x 150.000 đ/ngày) | 9.000 |
| 9.000 | 81.000 | 0 | 81.000 |
c | Tiền điện, nước (2chốt x 30 ngày x 50.000 đ/ngày) | 3.000 |
| 3.000 | 27.000 | 0 | 27.000 |
3.2 | Chi phi chốt kiểm dịch huyện 3 chốt |
| 72.000 | 72.000 | 0 | 648.000 | 648.000 |
a | Bồi dưỡng trực chốt tại xã có dịch: 3 người/chốt x 3 chốt x 30 ngày x 200.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 400.000đ/người/ngày) |
| 54.000 | 54.000 | 0 | 486.000 | 486.000 |
b | Tiền thuê nhà (3 chốt x30 ngày x 150.000đ/ngày) |
| 13.500 | 13.500 | 0 | 121.500 | 121.500 |
c | Tiền điện, nước (3 chốt x30 ngày x 50.000đ/ngày) |
| 4.500 | 4.500 | 0 | 40.500 | 40.500 |
3.3 | Chi phi chốt kiểm dịch tại xã 3 chốt |
| 72.000 | 72.000 | 0 | 648.000 | 648.000 |
a | Bồi dưỡng trực chốt tại xã có dịch: 3 người/chốt x 3 chốt x 30 ngày x 200.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 400.000đ/người/ngày) |
| 54.000 | 54.000 | 0 | 486.000 | 486.000 |
b | Tiền thuê nhà (3 chốt x30 ngày x 150.000đ/ngày) |
| 13.500 | 13.500 | 0 | 121.500 | 121.500 |
c | Tiền điện, nước (3 chốt x30 ngày x 50.000đ/ngày) |
| 4.500 | 4.500 | 0 | 40.500 | 40.500 |
4 | Chi phí phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát | 7.710 | 6.700 | 14.410 | 69.390 | 60.300 | 129.690 |
4.1 | Cấp tỉnh (36 lít/ngày x 5 ngày x 22.000đ/lít) | 3.960 |
| 3.960 | 35.640 | 0 | 35.640 |
4.2 | Công tác phí (5 người x 5 ngày x 150.000đ/ ngày) | 3.750 |
| 3.750 | 33.750 | 0 | 33.750 |
4.3 | Cấp huyện (10 lít x 10 ngày x 22.000đ/lít) |
| 2.200 | 2.200 | 0 | 19.800 | 19.800 |
4.4 | Công tác phí (3 người x 10 ngày x 150.000đ/ngày) |
| 4.500 | 4.500 | 0 | 40.500 | 40.500 |
5 | Chi phí tiêu hủy gia súc | 23.258 | 132.300 | 155.558 | 209.326 | 1.190.700 | 1.400.026 |
5,1 | Hỗ trợ cho chủ hộ có gia súc bị tiêu hủy.Trâu bò (2.5% tổng đàn 600 con) x150 kg/con = 2.250 kg x 45000đ/kg |
| 101.250 | 101.250 | - | 911.250 | 911.250 |
5,2 | Chi phí tiêu hủy gia súc:Theo thực tế dự kiến 150.000 đ/con x 15 con |
| 2.250 | 2.250 | - | 20.250 | 20.250 |
5,3 | Hỗ trợ CB tham gia tiêu hủy: 18 người/ổ dịch x 8 ổ dịch x 200.000đ ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 400.000đ/người/ngày) |
| 28.800 | 28.800 | - | 259.200 | 259.200 |
5,4 | Trang phục bảo hộ | 21.758 |
| 21.758 | 195.826 | 0 | 195.826 |
a | Trang phục 6 khoản: 18 người/ổ dịch x 8 ổ dịch x 1 bộ/người= 144 bộ x 150.000 đ/bộ | 21.600 |
| 21.600 | 194.400 | 0 | 194.400 |
b | Khẩu trang 144 cái x 1.100 đ/cái | 158 |
| 158 | 1.426 | 0 | 1.426 |
5,5 | Chi phí tiêu hủy gia súc nhập trái phép: theo thực tế dự kiến Trâu, bò (10 con x 150.000 đ/con) | 1.500 |
| 1.500 | 13.500 |
| 13.500 |
6 | TIÊM PHÒNG HỘ CN TRÂU BÒ NHỎ LẺ (lồng ghép KH tiêm phòng hàng năm) | - | - |
|
|
|
|
B. Kinh phí xử lý ổ dịch | |||||||
Stt | NỘI DUNG | KP tỉnh | KP huyện | Tổng | KP tỉnh | KP huyện | Tổng |
| KINH PHÍ XỬ LÝ Ổ DỊCH | 68.743 | 152.170 | 220.913 | 618.691 | 1.369.530 | 1.988.221 |
1 | Chi phí tuyên truyền | 0 | 36.000 | 36.000 | - | 324.000 | 324.000 |
| Tuyên truyền trên đài truyền thanh Huyện 5 Xã x (2 lần/ngày/xã; trong 30 ngày) x 100.000 đ/ngày |
| 36.000 | 36.000 | 0 | 324.000 | 324.000 |
2 | Chi phí phun thuốc sát trùng tiêu độc | 56.000 | 67.520 | 123.520 | 504.000 | 607.680 | 1.111.680 |
2.1 | Thuốc sát trùng (400 lít x 140.000 đ/lít) | 56.000 |
| 56.000 | 504.000 | 0 | 504.000 |
2.2 | Tiền công phun xịt (400 lít x 1.600m2/lít): 2.000 m2/công = 320 công x200.000đ/công |
| 64.000 | 64.000 | 0 | 576.000 | 576.000 |
2.3 | Nhiên liệu phun xịt (400 lít x 2000m2/lít: 4.000 m2/lít =160 lít x |
| 3.520 | 3.520 | 0 | 31.680 | 31.680 |
3 | Chi phí phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát | 3.084 | 3.350 | 6.434 | 27.756 | 30.150 | 57.906 |
3.1 | Cấp tỉnh (36 lít/ngày x 2 ngày x 22.000đ/lít) | 1.584 |
| 1.584 | 14.256 | 0 | 14.256 |
3.2 | Công tác phí (5 người x 2 ngày x 150.000đ/ ngày) | 1.500 |
| 1.500 | 13.500 | 0 | 13.500 |
3.3 | Cấp huyện (10 lít x 5 ngàyx 22.000đ/lít) |
| 1.100 | 1.100 | 0 | 9.900 | 9.900 |
3.4 | Công tác phí (3 người x 5 ngày x 150.000đ/ngày) |
| 2.250 | 2.250 | 0 | 20.250 | 20.250 |
4 | Chi phí tiêu hủy gia súc | 9.659 | 45.300 | 54.959 | 86.935 | 407.700 | 494.635 |
4,1 | Hỗ trợ cho chủ hộ có gia súc bị tiêu hủy:Trâu bò 5con x150 kg/con = 750 kg x 45000đ/kg |
| 33.750 | 33.750 | 0 | 303.750 | 303.750 |
4,2 | Chi phí tiêu hủy gia súc: Theo thực tế dự kiến 150.000 đ/con x 5 con |
| 750 | 750 | 0 | 6.750 | 6.750 |
4,3 | Hỗ trợ CB tham gia tiêu hủy: 18 người/ổ dịch x 3 ổ dịch x 200.000đ/ngày thường (ngày nghỉ, lễ, tết 400.000đ/người/ngày) |
| 10.800 | 10.800 | 0 | 97.200 | 97.200 |
4,4 | Trang phục bảo hộ | 8.159 |
| 8.159 | 73.435 | 0 | 73.435 |
a | Trang phục 6 khoản: 18 người/ổ dịch x 3 ổ dịch x 1 bộ/người= 54 bộ x 150.000 đ/bộ | 8.100 |
| 8.100 | 72.900 | 0 | 72.900 |
b | Khẩu trang 54 cái x 1.100 đ/cái | 59 |
| 59 | 535 | 0 | 535 |
4,5 | Chi phí tiêu hủy gia súc nhập trái phép: theo thực tế dự kiến Trâu, bò (10 con x 150.000 đ/con) | 1.500 |
| 1.500 | 13.500 | 0 | 13.500 |
5 | TIÊM PHÒNG HỘ CN TRÂU BÒ NHỎ LẺ (lồng ghép KH TP hằng năm) | 0 | - | - | - | 0 | - |
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2030
- 2Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2022 phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030
- 3Kế hoạch 805/KH-UBND năm 2022 về phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030
- 5Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu bò trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022-2030
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 20/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 653/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 1814/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2030
- 9Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2022 phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030
- 10Công văn 9170/BNN-TY năm 2021 về tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 11Kế hoạch 805/KH-UBND năm 2022 về phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục đối với trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030
- 13Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu bò trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022-2030
Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2022-2030
- Số hiệu: 112/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định