Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/KH-UBND | Thái Bình, ngày 27 tháng 10 năm 2020 |
PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
Thực hiện: Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030; Văn bản số 4986/BNN-PCTT ngày 28/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Luật số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 03/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
- Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030;
- Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai tỉnh Thái Bình.
1. Mục tiêu:
a. Mục tiêu chung: Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, ven biển, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ biển. Bảo đảm phát hiện kịp thời, chủ động trong công tác xử lý sự cố, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân và nhà nước.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, bờ biển, giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2025 các khu dân cư ven sông, ven biển ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.
- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông, ven biển. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
- Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều (nhất là các tuyến đê đã được phân cấp), cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven biển.
2. Yêu cầu:
- Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.
- Phải chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các sở, ngành, đơn vị, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại.
- Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển cần được thực hiện đồng bộ; xử lý cấp bách trước mắt, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển và tạo sinh kế cho người dân.
- Phòng, chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III trở lên, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng, chống suy thoái rừng phòng hộ ven biển tại những khu vực sạt lở nghiêm trọng không thể phục hồi.
- Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ sông, lòng sông, vùng ven biển; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
III. TÌNH HÌNH SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TỈNH THÁI BÌNH
1. Hiện trạng đê điều tỉnh Thái Bình: Tỉnh Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển khép kín với tổng chiều dài 584,6km đê, trong đó có 356,3km đê Trung ương gồm 06 tuyến đê sông: Hồng Hà I, Hồng Hà II, tả Trà Lý, hữu Trà Lý, hữu Luộc và hữu Hóa với tổng chiều dài 227,6km; 06 tuyến đê cửa sông: Cửa sông tả Hồng Hà II, cửa sông hữu Trà Lý, cửa sông tả Trà Lý, cửa sông hữu Diêm Hộ, cửa sông tả Diêm Hộ, cửa sông hữu Hóa với tổng chiều dài 57,3km; 04 tuyến đê biển là đê biển 5, 6, 7, 8 với chiều dài 71,4km; còn lại 228,3km là đê bao, đê bối, đê vùng.
Hệ thống đê điều có 103 kè hộ bờ trên các tuyến đê cấp I, II, III; 12 kè trên các tuyến đê bối và 10 kè trên các tuyến đê cửa sông chưa được phân cấp với tổng chiều dài trên 160km kè lát mái và trên 50 kè mỏ; 189 cống dưới đê cấp I, II, III lớn nhỏ làm nhiệm vụ tưới, tiêu nước và phòng chống lụt bão.
2. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trong thời gian qua: Do hệ thống đê đắp tôn cao qua nhiều thời kỳ; đất đắp không đồng chất; mặt cắt ngang đê nhiều đoạn chưa đủ kích thước thiết kế; địa chất nền đê xấu; thân đê có nhiều ẩn họa... nên khi có lũ từ báo động số II trở lên và kéo dài, nhiều đoạn đê có hiện tượng thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê, mạch sủi qua nền đê và sạt trượt mái đê ở một số đoạn đê Hồng Hà I, đê hữu Luộc, tả Trà Lý. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, triều cường và các yếu tố hệ quả của nó như sóng, nước dâng do bão, úng lụt, xâm nhập mặn... gây sạt lở đến bờ sông, bờ biển.
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp, có mức độ gia tăng cả về phạm vi và mức độ, gây ra thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng nghìn hộ dân sinh sống và sản xuất ven sông, ven biển.
(Chi tiết hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại Phụ lục 01).
3. Tồn tại, nguyên nhân: Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển một phần do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ lớn, triều cường..., kết cấu và sự vận động tự nhiên của địa hình, địa chất, địa mạo ven sông, ven biển;
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gia tăng phần lớn do hậu quả từ các hoạt động dân sinh như lấn chiếm, vi phạm, xây dựng công trình phía thượng nguồn không tuân thủ quy hoạch, khai thác cát, sỏi quá mức trên sông, trên biển; cải tạo cảnh quan, phát triển đất ven sông, ven biển..., làm gia tăng mức độ thiên tai và sụt lún đất...
1. Nhiệm vụ, giải pháp phi công trình: Rà soát, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông, ven biển (nhất là quản lý khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa ven sông) để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân và nhà nước.
Rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp, biển và các quy định pháp luật khác có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích khối tư nhân đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân.
Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông, ven biển trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính.
Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát và các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến sạt lở bờ sông, bờ biển.
2. Nhiệm vụ, giải pháp công trình:
Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở, lòng dẫn.
Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ bờ sông, bờ biển; xây dựng các khu đô thị, khu dân cư tập trung để di dời các khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch.
Triển khai thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ, nhất là rừng ngập mặn, trồng cây chắn sóng để phòng, chống sạt lở; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác phù hợp gắn với trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển.
Ngoài các khu vực dân cư đã thực hiện, cần tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu vực tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở bờ sông, bờ biển.
Xây dựng các công trình cảnh báo kết hợp đường giao thông, tuyến đê sông, đê biển kết hợp an ninh quốc phòng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kè chống xói lở đã có quyết định đầu tư.
(Chi tiết đề xuất đầu tư dự án tại Phụ lục 02).
3. Biện pháp ứng phó: Huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế tổ chức cấp cứu kịp thời cho người gặp nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương là người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
Các đơn vị y tế phối hợp với lực lượng quân y và các lực lượng khác lập các trạm cấp cứu lưu động hoặc trưng dụng các trụ sở cơ quan, trường học... tại các khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận và sơ, cấp cứu người bị nạn.
Tiến hành xác định những đối tượng cần được hỗ trợ để có biện pháp cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.
Huy động lực lượng, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia vào công tác cấp cứu người bị nạn.
Xây dựng các lán trại tạm thời cho người bị mất nhà cửa, tiến hành cấp phát lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người bị nạn.
Các cấp, các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do sạt lở, xác định nhu cầu cần hỗ trợ để đề xuất phương án khắc phục hậu quả kịp thời.
Địa phương kiến nghị hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh ... để kịp thời ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất.
Ngành y tế, môi trường tổ chức vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Tổ chức huy động lực lượng kiểm tra, rà soát, đánh giá hư hỏng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng vật chất, công trình công cộng đề xuất giải pháp sửa chữa, nâng cấp, khôi phục.
V. NGUỒN VỐN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương); quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng ven sông, ven biển, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Hướng dẫn địa phương thực hiện việc quan trắc, giám sát sạt lở, nhất là tại các khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp và khu vực có nguy cơ sạt lở cao để đánh giá mức độ sạt lở và có giải pháp xử lý phù hợp.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông, ven biển và phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở; huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển.
Xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển thuộc trách nhiệm của Sở để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn.
Kiểm soát hoạt động khai thác cát lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với ổn định sinh kế cho người dân.
Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.
Giải tỏa các bến bãi không phép, không trong quy hoạch theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 1983/QĐ-UBND ngày 21/7/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và số 560/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 về việc điều chỉnh quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020; đặc biệt là các vị trí có bãi sông hẹp, sát đê.
Tổ chức nghiên cứu phương án phòng, chống sạt lở đối với các tuyến sông, vùng bờ biển trên địa bàn làm cơ sở cập nhật vào quy hoạch tỉnh.
Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó: Tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở. Chủ động báo cáo, đề xuất lên các cấp có thẩm quyền nếu vượt quá khả năng về kinh phí, nguồn lực của địa phương.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển.
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, công an huyện, thành phố rà soát, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện những vi phạm của tổ chức, cá nhân về xâm phạm hành lang đê điều, lòng sông, bờ sông, bờ biển; khai thác cát lòng sông trái phép...; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, giải quyết, khắc phục sự cố sạt lở bờ sông, bờ biển, cứu người, tài sản và di dời người dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của lực lượng vũ trang tỉnh gồm: Bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên.
Xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán di dời khi có thiên tai. Đây là lực lượng chủ lực trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai, biển để đề xuất sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn; tổ chức điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát và các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến sạt lở bờ sông, bờ biển; hướng dẫn kiểm soát các hoạt động khai thác cát lòng sông, giảm thiểu nguy cơ sạt lở.
6. Sở Giao thông và Vận tải: Chỉ đạo rà soát các công trình hạ tầng giao thông trên sông, ven sông, ven biển, có biện pháp bảo đảm an toàn và giảm tác động gây sạt lở; tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng mới công trình giao thông, nạo vét luồng lạch và hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa tránh làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.
7. Sở Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng, chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ sông, bờ biển; nghiên cứu vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp.
8. Sở Khoa học và Công nghệ: Rà soát cơ chế, chính sách, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức khoa học thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính bố trí, hướng dẫn các địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho công tác quy hoạch và thực hiện các công trình, dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân cư ra khỏi khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
10. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch; bố trí nguồn lực để kịp thời hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, phòng, chống thiên tai.
11. Các sở, ngành khác: Theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các địa phương chỉ đạo, triển khai phòng, chống sạt lở đối với lĩnh vực quản lý để giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông, bờ biển và suy giảm rừng ngập mặn ven biển.
Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, các cấp và các đơn vị liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HIỆN TRẠNG CÁC KHU VỰC SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Tt | Tên khu vực sạt lở | Tuyến bờ sông/bờ biển | Địa danh (thôn, xã, huyện) | Diễn biến sạt lở (m) | Mức độ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế | Ghi chú |
1 | Các kè mỏ thuộc hệ thống kè Hướng Điền | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư | Các kè mỏ bị xô tụt đá mặt và mũi mỏ với chiều dài khoảng (20~30)m, rộng từ (1~2)m | Nguy cơ gây sạt lở ảnh hưởng đến hoa màu, tình hình sản xuất của nhân dân |
|
2 | Kè Đại An | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Tự Tân, huyện Vũ Thư | Kè có diễn biến sạt lở, chiều dài khoảng 70m, lở đứng sâu từ (1,5~1,7)m, chỗ gần nhất cách chân đê 18m | Nguy cơ gây sạt lở ảnh hưởng đến hoa màu của nhân dân |
|
3 | Kè Ngô Xá | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư | Mái kè bị sạt lở mất đá và lấn sâu vào bãi từ (0,5~1)m, chiều dài 240m | Nguy cơ gây sạt lở ảnh hưởng đến hoa màu của nhân dân, thay đổi hiện trạng bờ sông |
|
4 | Kè An Lập | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng | Chân kè bị xói, mái và đỉnh kè bị sạt lở, xô tụt mất đá nhiều đoạn với tổng chiều dài khoảng 1km | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
5 | Kè Đại Đồng Tả | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng | Đoạn cuối kè có diễn biến sạt lở với chiều dài khoảng 300m | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
6 | Kè Sa Cát | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình | Đoạn cuối kè sạt lở gây mất ổn định khoảng 150m | Mái kè là mái đê, nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, ảnh hưởng đến an toàn đê điều |
|
7 | Kè Thái Hà | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Hà, huyện Thái Thụy | Đoạn đầu kè có cung sạt dài 20m, cách đỉnh kè (0,6~0,8)m, lún (0,4~0,8)m. | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
8 | Kè Thái Phúc II | Tuyên đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy | Phần bãi đang có diễn biến sạt lở khoảng 200m | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
9 | Kè Đông Phú | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư | Mái kè xô tụt mất đá nhiều đoạn khoảng 400m | Bãi hẹp, nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, ảnh hưởng đến an toàn đê điều |
|
10 | Kè Đò Gồ | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương | Đoạn từ đầu kè trở xuống hạ lưu 170m đá mái kè cũ bị xô tụt từ nhiều năm trước và lở đất bãi đỉnh kè với chiều dài 50m | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
11 | Kè An Khê | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ | Xô tụt mái kè khoảng 700m | Khu vực bãi rộng, có nguy cơ gây sạt lở ảnh hưởng đến hoa màu của nhân dân, thay đổi hiện trạng bờ sông |
|
12 | Kè Tô Trang | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ | Đầu kè bị xô tụt với chiều dài khoảng 200m | Nguy cơ gây sạt lở ảnh hưởng đến hoa màu, sản xuất của nhân dân |
|
13 | Kè Hà My | Tuyến đê cửa sông Hữu Diêm Hộ | Xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy | Cơ kè từ K2,15-K2,19 và K2,25-K2,29 bị lún, đá xô tụt. Bãi cuối kè K2,85-K3,4 có diễn biến lở mặt | Nguy cơ thay đổi hiện trạng bờ sông, nguy cơ thay đổi dòng chảy |
|
14 | Kè Lương Phú | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Tây Lương, huyện Tiền Hải |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
15 | Kè Vũ Lăng | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
16 | Kè Sũy Hãng | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư |
| Khu vực mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
17 | Kè Ngoại Lãng | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư |
| Khu vực mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
18 | Kè Mễ Sơn | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Tân Phong, huyện Vũ Thư |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
19 | Kè Hữu Lộc | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư |
| Khu vực mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
20 | Kè Đại Hội | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư |
| Khu vực mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
21 | Kè Đồng Đại | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
22 | Kè Tiền Phong I, II | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
23 | Kè Thái Phúc I | Tuyên đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
24 | Kè Thuyền Quan | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Hà, huyện Thái Thụy |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
25 | Kè Hống | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
26 | Kè Tô Trang | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
27 | Kè Đồng Xâm | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Hồng Thái, Lê Lợi, huyện Kiến Xương |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
28 | Kè Minh Tân | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Minh Tân, huyện Kiến Xương |
| Khu vực bãi hẹp, mái kè là mái đê; khi xảy ra sạt lở nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đê điều |
|
29 | Khu dân cư ngoài đê chính xã Canh Tân, huyện Hưng Hà gồm 24 hộ dân, 96 nhân khẩu | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã Canh Tân, huyện Hưng Hà | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời | Sở NN&PTNT đã có Công văn số 606/SNNPTNT-TL ngày 29/4/2020 gửi Tổng cục PCTT, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc rà soát, cung cấp số liệu xây dựng Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai |
30 | Khu dân cư ngoài đê chính phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình với tổng số hộ dân cần di dời 48 hộ dân, 192 nhân khẩu | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính, sát bờ sông | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời | |
31 | Khu dân cư xã Đông Quý huyện Tiền Hải nằm ngoài đê chính gồm 62 hộ dân, 111 nhân khẩu | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Đông Quý, huyện Tiền Hải | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời | |
32 | Khu dân cư xã Tân Lập, Dũng Nghĩa huyện Vũ Thư nằm ngoài đê chính gồm 20 hộ dân, 98 nhân khẩu | Tuyên đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Tân Lập, Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời | |
33 | Khu dân cư thuộc các xã An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh huyện Quỳnh Phụ nằm ngoài đê chính khoảng 121 hộ dân | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Thuộc các xã An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh huyện Quỳnh Phụ | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời |
|
34 | Khu dân cư thuộc các xã Thụy Ninh, Hồng Dũng huyện Thái Thụy nằm ngoài đê chính khoảng 115 hộ dân | Tuyến đê sông và đê cửa sông Hữu Hóa | Thuộc các xã Thụy Ninh, Hồng Dũng huyện Thái Thụy | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời |
|
35 | Khu dân cư xã Vũ Hòa huyện Kiến Xương nằm ngoài đê chính khoảng 16 hộ dân, 51 nhân khẩu | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời |
|
36 | Một số vị trí dân cư sinh sống sát bờ sông, bờ biển nằm rải rác trên các tuyến đê như khu vực dân cư xã An Cầu (5 hộ dân) huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Long huyện Tiền Hải... | Nằm rải rác trên toàn tỉnh | Nằm rải rác trên toàn tỉnh | Khu vực dân cư nằm ngoài đê chính | Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân khi có lũ lớn trên sông, cần phải di dời |
|
TT | Dự án đề nghị đầu tư | Tuyến bờ sông/bờ biển | Địa danh (thôn, xã, huyện) | Quy mô đầu tư | Kinh phí dự kiến (tỷ đồng) | Ghi chú |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
I | Giai đoạn 2021-2025 |
|
|
|
|
|
1 | Khu tái định cư Đồng Lôi, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 48 hộ dân | 90.0 |
|
2 | Khu di dời dân cư thôn Đào Thành, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã Canh Tân, huyện Hưng Hà | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 24 hộ dân | 40.0 |
|
3 | Khu tái định cư thôn Trà Lý, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Đông Quý, huyện Tiền Hải | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 62 hộ dân | 120.0 |
|
4 | Khu tái định cư xóm Đông An xã Tân Lập, huyện Vũ Thư | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Tân Lập, huyện Vũ Thư | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 20 hộ dân | 40.0 |
|
5 | Khu tái định cư thuộc các xã An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh huyện Quỳnh Phụ | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Thuộc các xã An Bài, An Thanh, An Mỹ, An Ninh huyện Quỳnh Phụ | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 121 hộ dân | 180.0 |
|
6 | Khu dân cư thuộc các xã Thụy Ninh, Hồng Dũng huyện Thái Thụy | Tuyến đê sông và đê cửa sông Hữu Hóa | Thuộc các xã Thụy Ninh, Hồng Dũng huyện Thái Thụy | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 115 hộ dân | 160.0 |
|
7 | Khu dân cư xã Vũ Hòa huyện Kiến Xương nằm ngoài đê chính | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương | Xây dựng khu tái định cư với quy mô tối thiểu cho 16 hộ dân | 30.0 |
|
8 | Một số vị trí dân cư sinh sống sát bờ sông, bờ biển nằm rải rác trên các tuyến đê như khu vực dân cư xã An Cầu (5 hộ dân) huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Long huyện Tiền Hải... | Nằm rải rác trên toàn tỉnh | Nằm rải rác trên toàn tỉnh | Bố trí, sắp xếp nơi ở trong khu dân cư của xã | 200.0 |
|
9 | Tu bổ, xây dựng kè Nội Lang | Tuyến đê cửa sông Tả Hồng Hà | Xã Nam Hải, huyện Tiền Hải | Xây dựng hệ thống kè mỏ, thả rồng đá và lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 22.0 |
|
10 | Tu bổ, xây dựng kè Mễ Sơn | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Tân Phong, huyện Vũ Thư | Xây dựng hệ thống kè mỏ, thả rồng đá và lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 5.0 |
|
11 | Xử lý cấp bách kè An Khê | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ | Xây dựng hệ thống kè mỏ, thả rồng đá và lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 40.0 |
|
12 | Các kè mỏ thuộc hệ thống kè Hướng Điền | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư | Xây dựng hệ thống kè mỏ, thả rồng đá và lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 20.0 |
|
13 | Kè An Lập | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
14 | Kè Thái Hà | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Hà, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 10.0 |
|
15 | Kè Đông Phú | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT với chiều dài khoảng 300m | 15.0 |
|
16 | Kè Đò Gồ | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
17 | Kè Hà My | Tuyến đê cửa sông Hữu Diêm Hộ | Xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 20.0 |
|
18 | Tu bổ, xây dựng kè Liên Khê đoạn từ K48 900 đến K49 800 | Đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Thành, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 30.0 |
|
19 | Bãi lở thượng lưu Kè Đồng Xâm đoạn từ K0 200 đến K0 850 | Đê cửa sông Hữu trà Lý | Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 30.0 |
|
20 | Tu bổ, xây dựng kè Vũ Tiến đoạn từ K170 900 đến K171 200 | Đê sông Hồng Hà II | Xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
21 | Tu bổ, xây dựng kè Đại Nẫm | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã Quỳnh Thọ, An Đồng, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 30.0 |
|
22 | Tu bổ, xây dựng kè Hậu Trung I | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 25.0 |
|
23 | Tu bổ, xây dựng kè Hậu Trung II | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 25.0 |
|
24 | Tu bổ, xây dựng kè Thái Phúc I và II | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 40.0 |
|
25 | Tu bổ, xây dựng kè Tô Trang đoạn K13 330 ~ K13 490 | Tuyến đê sông Hữu Hóa, huyện Quỳnh Phụ | Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 2.5 |
|
26 | Tu bổ, xây dựng kè Ngoại Lãng | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 25.0 |
|
27 | Tu bổ, xây dựng kè Đại Đồng Tả đoạn K14 700 ~ K15 000 | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
28 | Tu bổ, xây dựng kè Lưu Xá | Tuyến đê bối Lưu Xá | Xã Canh Tân, huyện Hưng Hà | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
29 | Tu bổ, xây dựng kè Tân Hà - Hà Xá | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà I | Xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
30 | Tu bổ, xây dựng kè Hồng Lý | Tuyên đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
31 | Tu bổ, xây dựng kè đê bối Quỳnh Hoa | Tuyến đê bối Quỳnh Hoa | Xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
32 | Tu bổ, xây dựng kè đê bối Quỳnh Lâm | Tuyến đê bối Quỳnh Lâm | Xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
33 | Tu bổ, xây dựng kè Đại An | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Tự Tân, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
34 | Tu bổ, xây dựng kè Ngô Xá | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
35 | Xây dựng kè bãi lở Hồng Thái | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
36 | Xây dựng đoạn đầu kè Vũ Lăng | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Vũ Lăng, huyện Kiến Xương | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 15.0 |
|
37 | Tu bổ, xây dựng kè Sa Cát | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 10.0 |
|
38 | Tu bổ, xây dựng kè Hiệp | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 25.0 |
|
39 | Tu bổ, xây dựng kè Lương Phú | Tuyến đê cửa sông Hữu Trà Lý | Xã Tây Lương, huyện Tiền Hải | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 25.0 |
|
40 | Đắp cơ phản áp phía đồng tại các vị trí mái kè là mái đê trên địa bàn tỉnh | Tại các vị trí mái kè là mái đê trên phạm vi toàn tỉnh | Tại các vị trí mái kè là mái đê trên phạm vi toàn tỉnh | Đắp cơ phản áp phía đồng | 200.0 | (Dự phòng kè bị sạt, lở lấn vào đê) |
II | Giai đoạn 2026-2030 |
|
|
|
|
|
1 | Tu bổ kè Vân Cù tại K18 800 đến K19 050 | Đê sông Hữu Hóa | Xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 13.0 |
|
2 | Xây kè chống sạt lở bờ sông K24 500 đến K25 150 | Đê sông Hữu Hóa | Xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 20.0 |
|
3 | Tu bổ, xây dựng kè đê bối An Khê | Đê sông Hữu Luộc | Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 6.0 |
|
4 | Các điểm sạt lở tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ngoài đê Trung ương tại các xã An Ninh, An Thanh, An Mỹ và vùng bãi Quỳnh Hoàng | Đê sông Hữu Hóa, Hữu Luộc | Huyện Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 10.0 |
|
5 | Tu bổ, xây dựng kè Dũng Nghĩa | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà II | Xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 10.0 |
|
6 | Tu bổ kè cầu Trà Giang | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Xã Thái Hà, huyện Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 10.0 |
|
7 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên tuyến đê Hữu Trà Lý | Tuyến đê sông Hữu Trà Lý | Huyện Vũ Thư, Kiến Xương và thành phố Thái Bình | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 60.0 |
|
8 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lờ trên tuyến đê Tả Trà Lý | Tuyến đê sông Tả Trà Lý | Huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy và thành phố Thái Bình | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 70.0 |
|
9 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên tuyến đê Tả Hồng Hà I | Tuyến đê sông Tả Hồng Hà I | Huyện Hưng Hà | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 70.0 |
|
10 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên tuyến đê Tả Hồng Hà II | Tuyến đê sông Tả Hông Hà II | Huyện Vũ Thư, Kiến Xương | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 60.0 |
|
11 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên tuyến đê Hữu Luộc | Tuyến đê sông Hữu Luộc | Huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 40.0 |
|
12 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên tuyến đê Hữu Hóa | Tuyến đê sông Hữu Hóa | Huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 40.0 |
|
13 | Tu sửa các kè xuống cấp, làm mới kè tại các vị trí xuất hiện bãi lở trên các tuyến đê cửa sông | Các tuyến đê cửa sông | Huyện Thái Thụy, Kiến Xương, Tiền Hải | Thả rồng đá, lát mái hộ bờ trong hệ khung dầm BTCT | 70.0 |
|
Tổng cộng |
|
|
| 2133.5 |
|
- 1Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 2923/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống sạt lở bờ sông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1983/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 6Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 7Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 8Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 9Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 12Kế hoạch 2923/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống sạt lở bờ sông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 13Công văn 4986/BNN-PCTT năm 2020 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030
Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số hiệu: 110/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Nguyễn Khắc Thận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra