Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/KH-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Công văn số 1008/LĐTBXH-NCC ngày 30/3/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai đoạn 2016 - 2020 thành phố Hà Nội với những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đáp ứng nguyện vọng của người có công và toàn xã hội.
- Tập trung giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; kiên quyết khắc phục các thiếu sót, chậm trễ trong việc thực hiện đầy đủ chính sách đối với người có công.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, đẩy mạnh phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô trong việc động viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực; Biểu dương những gia đình và cá nhân người có công gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vượt khó vươn lên làm giàu, chăm lo xây dựng gia đình văn hóa và các phong trào ở cơ sở,...
- Xử lý những trường hợp sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách theo thẩm quyền.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách cho đối tượng là người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ các chế độ chính sách người có công đúng quy định pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên các phương tiện thông tin đại chúng đến từng hộ gia đình về chính sách đối với người có công và thân nhân của họ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể chăm lo đời sống người có công không để tái nghèo theo chuẩn mới, phấn đấu các hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.
- Tiếp tục thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ theo danh sách hỗ trợ về nhà ở được UBND Thành phố phê duyệt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công từ Thành phố đến cơ sở; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai đoạn 2016 - 2020 thành phố Hà Nội.
- Hướng dẫn giải quyết dứt điểm những trường hợp đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn Thành phố; đặc biệt kiểm tra việc lập hồ sơ, thực hiện chính sách ở cơ sở, kịp thời uốn nắn và xử lý những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.
- Phối hợp Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND Thành phố. Hướng dẫn, giải quyết kiến nghị liên quan đến việc xác nhận đối tượng là người có công với cách mạng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đưa Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam dioxin Thành phố vào hoạt động giai đoạn I nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016) để thực hiện nuôi dưỡng đối tượng con nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2017, thực hiện việc điều trị, tẩy độc cho người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Tham mưu trình Thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phục vụ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017). Vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa Thành phố xây mới 70 nhà cho đối tượng gia đình chính sách Người có công với mức kinh phí hỗ trợ xây dựng là 50 triệu đồng/nhà.
- Tập trung giải quyết dứt điểm hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh do ngành quản lý sau khi thực hiện tổng rà soát người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo tổng kết số 165/BC-UBND ngày 28/9/2015 của UBND thành phố Hà Nội tổng kết tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thành phố Hà Nội năm 2014 - 2015; đồng thời chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp phối hợp ngành Lao động Thương binh và Xã hội giải quyết những trường hợp liên quan.
- Giải quyết tồn đọng đối với các trường hợp quân nhân mất tin, mất tích; báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/TTLT-BLĐTBXH-BQP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc Phòng.
3. Công an thành phố Hà Nội
- Phối hợp ngành Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng.
- Điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật những trường hợp cố tình làm sai quy định, vi phạm pháp luật trong việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng.
- Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động giám định y khoa đối với thương binh có vết thương tái phát, vết thương còn sót và khám, giám định bệnh tật cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
- Tiếp tục thực hiện các thủ tục hồ sơ liên thông liên quan đến công tác giám định y khoa; nghiêm túc thực hiện tốt thời gian trả kết quả theo cơ chế cải cách hành chính tại một cửa, một cửa liên thông về việc cấp Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, đề xuất UBND Thành phố trình Bộ Y tế cho áp dụng quy trình tẩy độc triển khai tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội để quy trình tẩy độc thực hiện từ năm 2017 theo Đề án đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6882/QĐ-UBND ngày 14/12/2015.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe các đối tượng người có công với cách mạng.
5. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan tiếp nhận hồ sơ trình Chủ tịch nước xét phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho các bà mẹ liệt sĩ quy định tại Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ bản hoàn thành việc xét phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” trong năm 2016; Trình Chính phủ xét tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tập trung giải quyết dứt điểm hồ sơ Cựu Thanh niên xung phong bị thương hoặc hy sinh trong chiến tranh đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh sau khi thực hiện Tổng rà soát người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện việc rà soát hồ sơ Cựu Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến có hoàn cảnh khó khăn để giải quyết hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.
6. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND Thành phố về việc phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tiếp tục thống kê, rà soát danh sách hộ gia đình đối tượng người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng của Trung ương để giải quyết theo trình tự và thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ tại các quận, huyện, thị xã; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tình hình xây dựng mới và sửa chữa nhà ở đối với các hộ gia đình người có công đã được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND Thành phố.
7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các đối tượng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với người có công với cách mạng và các công trình ghi công liệt sĩ;
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công theo quy định pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các đơn vị liên quan tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân các chính sách, pháp luật đối với người có công, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô trong việc động viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ kế hoạch của UBND Thành phố, xây dựng kế hoạch về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tăng cường công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi người có công.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng. Biểu dương những gia đình và cá nhân người có công gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vượt khó vươn lên làm giàu, chăm lo xây dựng gia đình văn hóa và tham gia các phong trào ở cơ sở,...
- Xây dựng kế hoạch cụ thể chăm lo đời sống người có công, không để hộ gia đình người có công tái nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới, phấn đấu các hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, có việc làm thiết thực cùng nhà nước chăm lo tốt hơn đối với những người có công với cách mạng.
- Chỉ đạo thực hiện giám sát, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng nhân dân, phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi người có công, phản ánh kịp thời để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết bảo đảm các chế độ ưu đãi đối với người có công được thực thi nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và công bằng.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Thời gian thực hiện
- Năm 2016: Xây dựng Kế hoạch về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai đoạn 2016 - 2020 tại các cấp, đơn vị và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch đã xây dựng.
Ban hành Đề án triển khai Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017).
- Năm 2017: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai đoạn 2016 - 2020 thành phố Hà Nội.
Thực hiện tổng kết và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/3/2016 của UBND Thành phố về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2016) hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017).
- Năm 2017 đến năm 2020: Tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách và chăm lo đời sống người có công, phấn đấu các hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú theo các chương trình, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
2. Chế độ báo cáo
Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm định kỳ từ ngày 20 đến 30 tháng 12 hàng năm, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
UBND Thành phố đề nghị các đoàn thể Thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, phát sinh khó khăn vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 24/2010/QĐ-UBND về phân cấp, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 6154/QĐ-UBND năm 2011 về chế độ điều dưỡng luân phiên đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn Hà Nội
- 4Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/2016/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 09/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, cấp phát, chi trả kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Quyết định 1200/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phân cấp, quản lý kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Quyết định 24/2010/QĐ-UBND về phân cấp, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 6154/QĐ-UBND năm 2011 về chế độ điều dưỡng luân phiên đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 22/2013/QĐ-TTG hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn Hà Nội
- 7Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2013 tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Quyết định 1733/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 10Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 1008/LĐTBXH-NCC năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 13Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/2016/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 14Quyết định 09/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, cấp phát, chi trả kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 15Quyết định 1200/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phân cấp, quản lý kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2016 thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng giai đoạn 2016-2020 thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 109/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/06/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra