Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 23 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Kế hoạch quy chuẩn kỹ thuật) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bảo đảm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, theo dõi, kiểm tra, giám sát tốt nhất, có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

1. Thành lập Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh.

2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: chuẩn bị biên soạn dự thảo, khảo sát, đánh giá thực trạng, tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết kèm theo khung nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

3. Tổ chức các hội thảo báo cáo, góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

4. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

5. Trên cơ sở các ý kiến góp ý; Ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và lập hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

6. Hoàn thiện, chuyển hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Y tế để xem xét, cho ý kiến về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

7. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trước ngày 30/6/2021.

III. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

IV. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương (dự toán kinh phí kèm theo phụ lục 2).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu UBND tỉnh Quyết định thành lập Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây dựng dự toán kinh phí chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh theo đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh theo đúng quy định.

- Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định.

2. Sở khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; hỗ trợ Sở Y tế thực hiện soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định.

3. Sở Tài chính

- Thẩm định dự toán do Sở Y tế xây dựng, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí triển khai các hoạt động theo Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách hàng năm được giao để triển khai các hoạt động trong Kế hoạch.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, triển khai nội dung Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế hướng dẫn về quy chuẩn kỹ thuật và việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này nhằm mục đích cho người dân được sử dụng nước sạch đạt theo quy chuẩn.

6. Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện các nội dung Kế hoạch này theo thẩm quyền và lĩnh vực ngành quản lý; triển khai Kế hoạch lồng ghép với các hoạt động vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

- Lồng ghép các nội dung truyền thông về vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của cơ quan.

Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh chủ động thông tin, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Cục KHCN và Đào tạo, Bộ Y tế;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND huyện, thành phố;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng: KG-VX, KT, TH-NC, TH-CB;
- Lưu: VT, KG-VX (NTB).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên

 

PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

(Kèm theo Kế hoạch số:   /KH-UBND ngày   /6/2020 của UBND tỉnh)

1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật: Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT

- Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước.

- Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên cơ quan: Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

Địa chỉ: số 50, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Điện thoại: 02053812524; Fax: 02053812456.

E-mail: soytelangson@langson.gov.vn hoặc nvysytls@gmail.com

Tên cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lạng Sơn.

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là: chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Tên bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế.

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật: hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 35 cơ sở cấp nước tập trung (trong đó: 22 cơ sở có công suất thiết kế trên 1.000m3/ngày đêm trở lên), cung cấp nước ăn uống trên địa bàn tỉnh đang hoạt động phân bố 11/11 huyện, thành phố, chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm và bề mặt… Trong những năm qua, việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) tại Thông tư số 04/2009/TT- BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) tại Thông tư số 05/2009/TT- BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tùy theo quy mô cung cấp của các đơn vị cấp nước. Ngày 14/12/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực từ ngày 15/6/2019, trong đó tại khoản 2 Điều 5 có quy định “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đảm bảo có hiệu lực trước ngày 01/7/2021”. Do đó, việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh là cần thiết và để bảo đảm tiến độ cần khẩn trương thực hiện.

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý sau đây:

+ Đảm bảo an toàn                                                                   

+ Đảm bảo vệ sinh, sức khỏe                                                    

+ Bảo vệ môi trường                                                                 

+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia                                          

+ Bảo vệ động, thực vật                                                            

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng                                           

- Quy chuẩn dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy           

- Căn cứ thực tiễn:

Việc áp dụng quy chuẩn quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát, chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên cả nước theo Quy chuẩn (QCVN 01:2009/BYT) và (QCVN 02: 2009/BYT) với 123 chỉ tiêu áp dụng cho toàn quốc. Tuy nhiên, do mỗi tỉnh có đặc thù riêng nên việc áp dụng tại tỉnh còn nhiều bất cập, khó khăn cho các cơ sở cung cấp nước, khó khăn trong việc kiểm tra giám sát ngoại kiểm, lãng phí về thời gian và tiền của vì mỗi khi thực hiện áp dụng theo phương pháp thử nghiệm lại toàn bộ các thông số theo quy định.

Việc ban hành quy chuẩn về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Lạng Sơn theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế phù hợp với tình hình thực tiễn, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động cho địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong bảo đảm an toàn cấp nước; xây dựng quy chuẩn mới căn cứ áp dụng phương pháp thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành, tránh được tình trạng phải liên tục sửa đổi quy chuẩn khi phương pháp thử nghiệm mới của khu vực thế giới sửa đổi, bổ sung, thay thế.

- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước liên quan:

+ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9;

+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bãi bỏ quy định Thông tư số 23/2007/TT- BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

+ Quy chuẩn kỹ thuật chung                   

+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn                

+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường           

+ Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình          

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật

- Những vấn đề quy định:

+ Quy định về kỹ thuật: danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép, thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch, số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm, phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử.

+ Quy định về quản lý: công bố hợp quy.

+ Tổ chức thực hiện: trách nhiệm tổ chức thực hiện, quy định chuyển tiếp.

- Bố cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến:

+ Chương I. Quy định chung:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ.

+ Chương II. Quy định về kỹ thuật.

Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép.

Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch.

Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm.

Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử.

+ Chương III. Quy định về quản lý.

Điều 8. Công bố hợp quy.

+ Chương IV: Tổ chức thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Điều 10. Quy định chuyển tiếp.

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN01-1:2018/BYT).

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ liệu.

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật:

+ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9;

+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình;

+ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư liên tịch số 145/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bãi bỏ quy định Thông tư số 23/2007/TT- BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

+ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

+ Thông tư số 40/2018/TT-BYT ngày 14/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;

+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

+ Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

+ Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

9. Kiến nghị Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật

- Ban soạn thảo quy chuẩn do UBND tỉnh Lạng Sơn thành lập để tổ chức hoạt động biên soạn: dự kiến Ban soạn thảo quy chuẩn có 09 thành viên (gồm: 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và 07 thành viên).

- Cơ quan, tổ chức biên soạn quy chuẩn kỹ thuật: Sở Y tế (là cơ quan chủ trì biên soạn quy chuẩn).

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn,...

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế.

- Dự kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Đơn vị chủ trì, tham mưu

Đơn vị phối hợp

Bắt đầu

Kết thúc

1

Thành lập Ban soạn thảo, Tổ giúp việc quy chuẩn kỹ thuật

Tháng 6/2020

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

2

Xây dựng dự toán, chuẩn bị biên soạn dự thảo

6/2020 đến 7/2020

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

3

Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

7/2020 đến 01/2020

Ban soạn thảo

Sở Y tế

-

Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

-

Lấy mẫu nước sạch toàn tỉnh để kiểm nghiệm, phân tích để phục vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

Sở Y tế

Viện Sức khỏe Nghề nghiệp

-

Xây dựng dự thảo lần 01 quy chuẩn kỹ thuật (kèm thuyết minh quy chuẩn kỹ thuật)

Ban soạn thảo

Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường, Viện Sức khỏe nghề nghiệp

-

Tổ chức hội thảo tham vấn trực tiếp lấy ý kiến quy chuẩn kỹ thuật (dự kiến 03 hội thảo tham vấn)

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các cơ quan liên quan, các chuyên gia

-

Xây dựng báo cáo tiếp thu ý kiến đóng góp quy chuẩn kỹ thuật; chỉnh sửa quy chuẩn kỹ thuật sau mỗi hội thảo tham vấn (03 lần)

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các cơ quan liên quan, các chuyên gia

-

Hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật lần 4

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các cơ quan liên quan, các chuyên gia

4

Gửi xin ý kiến bằng văn bản các cơ quan liên quan, các thành viên trong Ban soạn thảo và đối tượng chịu tác động trực tiếp quy chuẩn kỹ thuật (có đăng trên Báo Lạng Sơn và Trang điện tử của UBND tỉnh)

01/2021 đến 02/2021

Ban soạn thảo

Các cơ quan liên quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp

5

Hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật lần 5

02/2021 đến 3/2021

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các cơ quan liên quan, các chuyên gia

6

Xin ý kiến thẩm định quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế

3/2021

Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh

Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chỉnh sửa sau ý kiến của Bộ Y tế, Hoàn chỉnh, lập hồ sơ quy chuẩn kỹ thuật trình duyệt

3/2021 đến 04/2021

Ban soạn thảo

Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ các cơ quan liên quan, các chuyên gia

8

Hoàn chỉnh dự thảo và trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật

4/2021 đến 6/2021

Ban soạn thảo

 

9

Hoàn chỉnh dự thảo và trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật

Trước 30/6/2021

UBND tỉnh

 

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí dự kiến: 594.350.000 đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước 100%.

b) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện (chi tiết phụ lục 2 kèm theo)./.


PHỤ LỤC 2: DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

(Kèm theo Kế hoạch số:   /KH-UBND ngày   /6/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Định mức (đồng)

Thành tiền (đồng)

Cơ sở pháp lý

I

Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

586.500.000

 

1

Chi lập dự án xây dựng quy chuẩn trình cấp thẩm quyền phê duyệt

Dự án

1

700.000

700.000

Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN

2

Chi thuê mướn chuyên gia biên soạn dự thảo quy chuẩn cần khảo sát, khảo nghiệm (chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện, xác nhận cơ quan)

Dự án

1

30.000.000

30.000.000

Điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN

3

Chi thuê đơn vị tư vấn (đơn vị tư vấn thực hiện 03 tháng; chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện, xác nhận cơ quan)

Tháng

3

4.800.000

14.400.000

Điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN

4

Xăng xe và phụ cấp công tác phí đi thực hiện nghiên cứu chuyên đề: điều tra, khảo sát, đánh giá,… phục vụ công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (10 ngày x 300.000 đồng/người x 02 người)

Ngày/người

20

300.000

6.000.000

Chi theo thực tế Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND

5

Chi lấy mẫu nước sạch để kiểm nghiệm, phân tích (99 chỉ tiêu)

Mẫu

24

21.000.000

504.000.000

Thông tư số 240/TT-BTC; hợp đồng với đơn vị xét nghiệm (báo giá kèm theo)

6

Xăng xe và phụ cấp công tác phí đi lấy mẫu xét nghiệm

Lượt

15

-

18.000.000

Chi theo thực tế Quyết định số: 14/2018/QĐ-UBND và Thông tư số 40/2017/TT-BTC

7

Tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy chuẩn kỹ thuật (các cơ sở cấp nước)

 

 

 

11.000.000

 

7.1

Hỗ trợ tiền thuê hội trường, trang thiết bị, dọn dẹp, vệ sinh,…

Cuộc

1

4.500.000

4.500.000

Thông tư số 36/2018-BTC, Quyết định số 14/2018/QĐ- UBND và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017; điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/TT- BTC-BKHCN

7.2

Market

Cái

1

400.000

400.000

7.3

Thù lao chủ trì cuộc họp

Buổi

1

150.000

150.000

7.4

Hỗ trợ đại biểu tham dự họp (50 người/cuộc)

Người

50

70.000

3.500.000

7.5

Chi giải khát

Người/buổi

50

20.000

1.000.000

7.6

Tài liệu cho đại biểu dự họp

Người

50

30.000

1.500.000

7.7

Chi người báo cáo

Buổi

1

450.000

450.000

8

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

2.400.000

 

8.1

Chi lập báo cáo tổng hợp và tiếp thu ý kiến đóng góp của đối tượng chịu tác động của quy chuẩn kỹ thuật

Báo cáo

2

250.000

500.000

Chi theo điểm a, b khoản 3 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC

8.2

Chi lập báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp

Báo cáo

2

350.000

700.000

8.3

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng hợp quá trình xây dựng dự án quy chuẩn kỹ thuật

Lần

2

200.000

400.000

8.4

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án quy chuẩn kỹ thuật

Lần

2

200.000

400.000

8.5

Chi chỉnh lý hoàn thiện nội dung dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

Lần

2

200.000

400.000

9

Chi văn phòng phẩm, in ấn, photo tài liệu phục vụ dự án quy chuẩn kỹ thuật

Dự án

1

3.000.000

3.000.000

Chi theo điểm e khoản 9 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT- BTC; Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND và Thông tư số 40/2017/TT-BTC

II

Hoạt động phục vụ công tác quản lý quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

7.850.000

 

1

Chi họp thông qua đề cương, hội nghị lấy ý kiến có liên quan

 

 

 

3.300.000

 

1.1

Chủ trì cuộc họp

Cuộc

2

150.000

300.000

Điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/TT-BTC- BKHCN

1.2

Các thành viên tham dự (15 người/cuộc họp) x 02 cuộc

Người

30

100.000

3.000.000

2

Chi họp hội đồng thẩm định nội dung, dự toán kinh phí dự án xây dựng quy chuẩn

 

 

 

850.000

Điểm d Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/TT-BTC- BKHCN

2.1

Chủ trì cuộc họp

Người

1

150.000

150.000

 

2.2

Chi các thành viên tham dự

Người

7

100.000

700.000

3

Chi nhận xét đánh giá phản biện hoặc thẩm định của thành viên hội (02 báo cáo phản biện)

Báo cáo

2

500.000

1.000.000

Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/TT-BTC- BKHCN

4

Chi soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

3.700.000

 

4.1

Chi soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Văn bản

1

3.200.000

3.200.000

Chi theo điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT- BTC

4.2

Chi thẩm định hồ sơ soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Văn bản

1

500.000

500.000

Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 145/TT-BTC-BKHCN

Tổng cộng (I+II):

594.350.000

 

Bằng chữ: năm trăm chín mươi tư triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 106/KH-UBND năm 2020 về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

  • Số hiệu: 106/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/06/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Dương Xuân Huyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản