Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/KH-UBND | Phú Yên, ngày 12 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2023
Căn cứ Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
Căn cứ Kế hoạch 226/KH-UBND ngày 20/12/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;
Để thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh năm 2023; UBND tỉnh ban hành kế hoạch, với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng NTM.
Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới NTM thông minh, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
2. Yêu cầu:
- Thông qua triển khai Chương trình, từng bước hình thành nông thôn thông minh, nâng cao vai trò, hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyển đổi số để xây dựng NTM đi vào chiều sâu và bền vững.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số.
- Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất giữa các ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh năm 2023.
II. MỤC TIÊU
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn-thành thị, từng bước hướng tới NTM thông minh.
- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số; xây dựng ít nhất 01 mô hình thí điểm xã/thôn NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh trật tự,...).
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo tập huấn kiến thức về chuyển đổi số trong xây dựng NTM:
- Đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đa dạng hóa các hình thức truyền thống trên nền tảng công nghệ số: Các Cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM trong các hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn; bồi dưỡng chuyên môn.
- Phối hợp với cơ quan Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên xây dựng các bản tin, chuyên đề phản ánh hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng NTM; giới thiệu những mô hình mới, những cách làm hay về chuyển đổi số, góp phần làm cho người dân nông thôn hiểu lợi ích của việc tham gia vào các quá trình chuyển đổi số sẽ phục vụ tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và đời sống của mình.
- Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý nhà nước, khả năng tiếp cận thông tin cho cán bộ xây dựng NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã), người dân và cộng đồng nông thôn. Tổ chức học tập kinh nghiệm các mô hình chuyển đổi số của các tỉnh bạn.
2. Xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phục vụ chuyển đổi số nông thôn. Trong đó, tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3-4 ở cấp xã, huyện; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện, cá thể hóa, giảm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.
- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây-wifi miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn...).
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, an ninh trật tự.
3. Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn:
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; đẩy mạnh quá trình số hóa, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở và kết quả xây dựng NTM; xây dựng bản đồ số về du lịch nông thôn để kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn; thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
4. Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng NTM:
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn (hạ tầng mạng di động 4G/5G; hạ tầng kết nối internet,...) nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.
- Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên internet.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin và truyền thông cơ sở; phát triển, hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh xã, có cụm loa đến các thôn, xóm.
5. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng NTM:
- Xây dựng, thực hiện ít nhất 01 mô hình thí điểm mô hình xã, thôn NTM thông minh.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện thí điểm mô hình thí điểm xã/thôn NTM thông minh theo từng lĩnh vực nổi trội ở địa phương.
- Xây dựng ít nhất 01 mô hình xã/thôn NTM thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn, thương mại điện tử..)
Nội dung xây dựng xã, thôn thông minh:
Đối với thôn NTM thông minh:
- Xây dựng thôn hoàn thành các tiêu chí thôn/khu dân cư NTM kiểu mẫu.
- Xây dựng hạ tầng internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G bao phủ đến các hộ gia đình trong thôn.
- Xây dựng các điểm phát wifi miễn phí công cộng (tại nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng).
- Xây dựng hệ thống camera giám sát an ninh được lắp đặt tại tuyến đường của thôn.
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất.
- Tăng cường sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử thông qua các kênh như: Ví điện tử, cổng thanh toán, thẻ ATM, thiết bị điện thoại thông minh,...
- Tăng cường sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng hoặc máy tính có kết nối internet cho từng hộ gia đình trong thôn.
Đối với xã NTM thông minh:
- Xây dựng xã hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
- Thực hiện việc giải quyết hồ sơ trực tuyến, điều hành văn bản và thư công vụ điện tử.
- Thực hiện số hóa các dữ liệu, văn bản đến và văn bản đi đều được xử lý trên môi trường mạng.
- Sử dụng nền tảng số để chỉ đạo, điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến cán bộ thôn, bản.
- Xây dựng hệ thống Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông.
- Xây dựng các Tổ công nghệ số cộng đồng.
Danh sách địa phương dự kiến tham gia điểm mô hình thôn, xã thông minh:
(1) Xã Hòa Đồng - huyện Tây Hòa.
(2) Xã Hòa Phong - huyện Tây Hòa.
(3) Xã Hòa Quang Bắc - huyện Phú Hòa.
(4) Xã Hòa An - huyện Phú Hòa.
(5) Xã Xuân Sơn Nam - huyện Đồng Xuân.
6. Huy động nguồn lực triển khai Chương trình:
- Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện Chương trình, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình MTQG, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số.
- Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, xóm; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện chuyển đổi số Chương trình MTQG xây dựng NTM được phân bổ từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2023 và các nguồn kinh phí khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các huyện, xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.
- Rà soát lựa chọn các mô hình thí điểm xã, thôn NTM thông minh, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các nội dung theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình tại các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt tình hình kịp thời.
- Phối hợp tuyên truyền, truyền thông chương trình nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho các cấp; lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM trong các hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn; bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ xây dựng NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã), người dân và cộng đồng nông thôn; đồng thời tổ chức học tập kinh nghiệm các mô hình chuyển đổi số của các tỉnh bạn.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình tỉnh phân bổ kinh phí cho các đơn vị thực hiện, nhất là ưu tiên cho các địa phương được chọn điểm triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng NTM và các Chương trình chuyên đề về chuyển đổi số phục vụ xây dựng NTM.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành, địa phương; hướng dẫn, triển khai thí điểm mô hình xã, thôn NTM thông minh; hỗ trợ đưa sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
3. Các Sở, ban, ngành liên quan; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường chuyển đổi số về Chương trình MTQG xây dựng NTM lồng ghép với các chương trình khác thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
- Tăng cường vận động, hỗ trợ, tuyên truyền để người dân, cộng đồng chủ động, tích cực tham gia chuyển đổi số trong NTM; hướng tới xây dựng NTM thông minh.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng chương trình Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng NTM.
- Lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm xã, thôn NTM thông minh và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện.
- Bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động chuyển đổi số theo kế hoạch đã được phê duyệt ở các cấp huyện, xã.
- Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết Chương trình chuyển đổi số theo định kỳ.
Định kỳ UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số Chương trình MTQG xây dựng NTM 6 tháng trước ngày 20/6/2023 và năm trước ngày 10/12/2023; đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản gửi về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2022-2025
- 2Kế hoạch 9262/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 383/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch 55/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2022 thực hiện chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023
- 6Kế hoạch 489/KH-UBND năm 2022 về Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
- 7Kế hoạch 717/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Kế hoạch 7610/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 9Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
- 11Kế hoạch 592/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2022-2025
- 2Kế hoạch 9262/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 383/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 226/KH-UBND năm 2022 về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch 55/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2022 thực hiện chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình năm 2023
- 7Kế hoạch 489/KH-UBND năm 2022 về Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
- 8Kế hoạch 717/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 9Kế hoạch 7610/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 10Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
- 12Kế hoạch 592/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 06/KH-UBND thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2023
- Số hiệu: 06/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Lê Tấn Hổ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra