- 1Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 41/2021/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 41/2021/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2022, như sau:
1. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đảm bảo đủ về quy mô và chất lượng trên các yếu tố cơ bản là trí lực, thể lực và kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức; đáp ứng tốt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0); gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 54-NQ/TW);
2. Đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Vận hành Sàn giao dịch việc làm trên môi trường mạng.
4. Phấn đấu trên 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
5. Phấn đấu trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề nghiệp và đại học đạt trình độ chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng.
6. Phấn đấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng 15 ngàn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 68%.
a) Tập trung nguồn lực đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia).
b) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực trong khung pháp lý chung của nhà nước; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo, đầu tư kinh doanh tạo nhiều ngành nghề mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành có hàm lượng công nghệ cao
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh:
Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đề án Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2030; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4/2022.
Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4/2022.
Thành lập Hội đồng giáo dục nghề nghiệp với vai trò là cơ quan liên ngành tư vấn chính sách giáo dục nghề nghiệp của tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/6/2022.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh:
Thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 (sau đây gọi tắt là Quyết định 1882/QĐ-UBND).
Kế hoạch Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2045; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/7/2022.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Đại Học Huế và các ngành liên quan thống nhất tham mưu chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học; chính sách thu hút sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh về công tác, làm việc lâu dài tại địa phương; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2022.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh:
Tham mưu xây dựng chính sách và kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2022.
2. Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp
a) Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo; đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện để có cơ sở sắp xếp, phân công nhiệm vụ giữa trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng, trung cấp cùng đóng trên địa bàn.
b) Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Triển khai hiệu quả mô hình đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trình độ cao đẳng nhằm tạo ra lực lượng lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Đại học Huế hoàn thiện xây dựng Đề án tái cấu trúc Đại học Huế, xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia Huế; hoàn thiện Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế với mục tiêu tổng quát là phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế thành một trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh:
Phê duyệt Đề án Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4/2022.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh:
Đề án Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2022.
Đề án Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/7/2022.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục hoàn chỉnh Đề án phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/4/2022.
a) Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông về nguồn nhân lực tỉnh trên nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dịch vụ đô thị thông minh; xây dựng nền tảng hệ sinh thái lao động thông minh kết nối các nguồn nhân lực, các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động, các cơ sở đào tạo, các đơn vị cung ứng lao động trong nước và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tạo thành thị trường lao động ảo trên môi trường mạng.
b) Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác đào tạo và quản lý, ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị tiên tiến phục vụ công tác quản lý và hoạt động dạy học, ưu tiên các hệ thống mô phỏng, xưởng thực hành ảo và thư viện điện tử.
c) Nâng cấp Sàn giao dịch việc làm điện tử; mở rộng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, trong đó có quan tâm đến đối tượng lao động phi chính thức; xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực của tỉnh, làm đầu mối, liên thông tích hợp với cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực của các ngành, địa phương; phát triển các cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội làm nền tảng tiến tới thực hiện thí điểm mã số an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh và của quốc gia.
d) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng với nền công nghiệp 4.0, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cho mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, các sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh:
Phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh làm đầu mối, liên thông, tích hợp cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực các ngành, lĩnh vực; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/8/2022.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo dục nghề nghiệp; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/8/2022.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Đại học Huế, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 28/02/2022.
4. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
a) Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương, tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa về chuyên môn, kỹ năng thực hành và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nghề nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tại tỉnh.
b) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, đẩy mạnh liên kết đào tạo, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
c) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực trong khung pháp lý chung của nhà nước; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo, đầu tư kinh doanh tạo nhiều ngành nghề mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành có hàm lượng công nghệ cao
- Đề nghị Đại học Huế chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai xây dựng Đề án tái cấu trúc Đại học Huế, xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia Huế; định hướng phát triển Đại học Huế gắn với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng;
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Đại Học huế và các ngành liên quan thống nhất tham mưu chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học; chính sách thu hút sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh về công tác, làm việc lâu dài tại địa phương; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6/2022.
1. Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư; Đại học Huế căn cứ các nội dung nêu trên, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 15/01/2022; định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp (báo cáo 6 tháng trước ngày 20/6/2022 và báo cáo năm trước ngày 25/11/2022).
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: căn cứ các chương trình, kế hoạch nêu trên, chủ động phối hợp với các sở ngành liên quan thống nhất tham mưu bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện.
3. Các sở, ban, ngành, UBND thành phố huế, các thị xã và các huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình chủ động phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư; Đại học Huế triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2022.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai của các ngành; định kỳ trước ngày 25 tháng cuối quý báo cáo, tham mưu UBND tỉnh nội dung họp định kỳ để xem xét, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch “Triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2022” trước ngày 25/6/2022 (báo cáo 6 tháng) và trước ngày 30/11/2022 (báo cáo năm).
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, các khó khăn, vướng mắc yêu cầu các đơn vị báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 240/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 562/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 1Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 41/2021/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 240/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 562/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa năm 2022
Kế hoạch 01/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- Số hiệu: 01/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định