- 1Circular No. 48/2015/TT-BYT dated December 01, 2015, regulations on food safety inspection in food production and trading under the administration of the Ministry of Health
- 2Circular No. 17/2023/TT-BYT dated September 25, 2023 on amendments to and annulment of certain legislative documents on food safety promulgated by the Minister of Health
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/VBHN-BYT | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023 |
Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
Căn cứ Khoản 5 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.Chương I
Thông tư này quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
1.2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
5. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
6. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định.
b) Kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.
1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.
b) Kiểm tra liên ngành trùng với kiểm tra của một ngành thì thực hiện theo kiểm tra liên ngành;
c) Kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trùng với kiểm tra của cơ quan khác thì cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm, nhóm sản phẩm thực hiện kiểm tra.
TRÁCH NHIỆM, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước:
b)c)d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.
1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
đ)e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ quảng cáo thực phẩm);
g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
h)2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
c)Điều 7. Kiểm tra theo kế hoạch
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm;
b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thông báo trước kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.
3.Tần suất kiểm tra theo kế hoạch không quá 01 lần một năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất quy định tại Điều 8 Thông tư này.
1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm: các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
e) Theo phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
TRÌNH TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Ban hành quyết định kiểm tra:
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an Toàn thực phẩm ban hành quyết định kiểm tra gồm các nội dung sau: Địa bàn và phạm vi kiểm tra, hình thức kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất ), thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:
a) Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định lại Điều 6 Thông tư này;
c) Lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định lại Điều 11 Thông tư này;
d) Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra 1. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thì lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:
a) Sản phẩm thực phẩm không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hoá thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN; khoản 6, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;
b) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt thuộc trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;
c) Kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt mà không thuộc trường hợp tại điểm b khoản này thì áp dụng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN; khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xử lý;
d) Trường hợp khiếu nại hoặc tranh chấp về an toàn thực phẩm liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra căn cứ quy định tại Điều 47, Điều 48 Luật An toàn thực phẩm, khoản 6 Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu đạt, chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra phải ra thông báo hàng hóa tiếp tục được lưu thông trên thị trường. Trường hợp giải quyết khiếu nại kết luận mẫu không đạt thì cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b hoặc điểm c khoản này.
3. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Báo cáo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra với Thủ trưởng của cơ quan ra quyết định kiểm tra theo nội dung quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016.
Điển 13. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 3BIỂU MẪU ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Mẫu số | Mẫu biểu |
Mẫu 01 | Kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm |
Mẫu 02 | Quyết định kiểm tra an toàn thực phẩm |
Mẫu 03 | Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
Mẫu 04 | Biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống |
Mẫu 05 | Biên bản kiểm tra kinh doanh thức ăn đường phố |
Mẫu 06 | Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm |
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KH-…(3) | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ… (5);
Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
...(2)... xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm …(4) như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Nội dung kế hoạch
1. Đối tượng, nội dung, địa bàn và thời gian kiểm tra:...(6)
2. Thành lập đoàn kiểm tra:...(7)
3. Các nguồn lực thực hiện kế hoạch: …..(8)
III. Tổ chức thực hiện
1. Phân công thực hiện kế hoạch:...(9)
2. ....(10)
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản.
(2) Tên cơ quan kiểm tra.
(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra
(4) Tên kế hoạch, năm thực hiện.
(5) Luật, Nghị định liên quan.
(6) Căn cứ Điều 7 Thông tư này; trên cơ sở phân tích tình hình về an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý để xây dựng; xác định địa bàn kiểm tra, thời gian tiến hành...
(7) Việc thành lập các đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra theo địa bàn/ đối tượng kiểm tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp v.v...
(8) Các nguồn lực: nhân lực, kinh phí, phương tiện... thực hiện kế hoạch.
(9) Ghi cụ thể tên, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chủ trì/phối hợp thực hiện kế hoạch.
(10) Các nội dung khác (nếu có).
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-…(3) | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH (*)
THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN(5)
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ… (6);
Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Căn cứ…(7)
Căn cứ…(8)
Theo đề nghị của…(9)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Kiểm tra ...(10)
Hình thức kiểm tra: ...(11)
Thời hạn kiểm tra: ...(12) ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
Thời kỳ kiểm tra: …(13)
Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành viên sau:
1. Họ tên và chức vụ: ……………………………………………………………. Trưởng đoàn.
2. Họ tên và chức vụ: …………………….………………………. Phó trưởng đoàn (nếu có).
3. Họ tên và chức vụ: ……………………..……………………………………….. Thành viên.
Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ:...(14)
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5....(15)
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
Ghi chú:
(*) Mẫu này được sử dụng để ban hành Quyết định kiểm tra quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra
(1) Tên cơ quan chủ quản.
(2) Tên cơ quan kiểm tra.
(3) Ký hiệu của cơ quan kiểm tra
(4) Tên cuộc kiểm tra
(5) Thẩm quyền cơ quan ra quyết định kiểm tra: ví dụ: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Ủy ban nhân dân huyện...
(6) Luật, Nghị định liên quan.
(7) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm tra.
(8) Kế hoạch kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với kiểm tra theo kế hoạch; dấu hiệu vi phạm theo Điều 8 Thông tư này đối với kiểm tra đột xuất.
(9) Đơn vị trình Quyết định.
(10) Tên cuộc kiểm tra, đối tượng kiểm tra, địa bàn kiểm tra, trường hợp đối tượng kiểm tra gồm nhiều cơ sở thì có thể ghi danh sách kèm theo.
(11) Theo kế hoạch hoặc đột xuất.
(12) Số ngày kiểm tra.
(13) Tùy theo yêu cầu của cuộc kiểm tra để ghi cụ thể, ví dụ: Từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm kiểm tra và thời kỳ trước có liên quan hoặc từ ngày 01/01/2021 đến 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan...
(14) Ghi nhiệm vụ của đoàn kiểm tra: Kiểm tra các cơ sở có tên tại Điều 1 Quyết định này về ...(ghi phù hợp yêu cầu cuộc kiểm tra, nội dung kiểm tra); lấy mẫu kiểm nghiệm; xử lý, kiến nghị xử lý theo quy định; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật an toàn thực phẩm v.v...
(15) Ghi trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân, cơ sở được kiểm tra...
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…..(3)/BB-KT | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BIÊN BẢN (*)
Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm tại (**)….,…. (2) … tiến hành kiểm tra đối với ….. (6)
Lý do lập Biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác:...
I. Thành phần Đoàn kiểm tra
1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn
2 ………………. Thành viên
3 ……………….
II. Đại diện cơ sở được kiểm tra
1 ………………. chức danh:
2 ……………….
III. Với sự tham gia của (nếu có):
1 ………………. chức vụ:
2 ……………….
IV. Nội dung và kết quả kiểm tra
………….………….………….………….………….………….………….…………….(7)
………….………….………….………….………….………….………….…………….
V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý
1…… (8)
2…… (9)
3…(10)
VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
...................................................................................................................................
Biên bản kiểm tra được lập xong hồi ……. giờ ……. ngày ……. tháng ....... năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên, Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.
<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>
Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ……………...
Đại diện cơ sở được kiểm tra (***) | Trưởng đoàn kiểm tra
|
Các thành viên tham gia kiểm tra
| |
Người chứng kiến | Đại diện chính quyền
|
Ghi chú:
(*) Mẫu này được sử dụng để lập biên bản kiểm tra đối với cơ sở nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề (quảng cáo thực phẩm/đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm/điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...) thì ghi thông tin cho phù hợp với nội dung của cuộc kiểm tra.
(**) Ghi địa chỉ nơi tiến hành kiểm tra (địa chỉ trụ sở, địa điểm kinh doanh; nơi bảo quản, cất giữ thực phẩm v.v...). Trường hợp lập biên bản kiểm tra tại trụ sở cơ quan kiểm tra/Đoàn kiểm tra hoặc địa điểm khác thì ghi rõ lý do.
(***) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(1) Tên cơ quan kiểm tra.
(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.
(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.
(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.
(5) Ghi Quyết định kiểm tra.
(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra theo đăng ký doanh nghiệp, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Bản tự công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…
(7) Kiểm tra và đánh giá các nội dung tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (Biên bản ghi đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của cơ sở căn cứ vào các quy định liên quan. Ví dụ: đánh giá về tự công bố sản phẩm theo các Điều 4, 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá việc đăng ký bản công bố sản phẩm theo các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá về điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Mục 1 Chương IV Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; đánh giá về quảng cáo theo Điều 26, 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; đánh giá về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đánh giá về ghi nhãn sản phẩm theo Điều 24, 25 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP v.v...); nếu có lấy mẫu ghi có biên bản lấy mẫu kèm theo; yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan.
(8) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.
(9) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.
(10) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành/sửa chữa/khắc phục v.v..., ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v... ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A tạm dừng lưu thông lô sản phẩm ... vi phạm về nhãn hàng hóa...; Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty A xuất trình hồ sơ sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe... gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v..
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…..(3)/BB-KT | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm …..,... (2) … tiến hành kiểm tra tại ….. (6)
I. Thành phần Đoàn kiểm tra
1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn
2 ………………. Thành viên
3 ……………….
II. Đại diện cơ sở được kiểm tra
1 ………………. chức danh:
2 ……………….
III. Với sự tham gia của (nếu có):
1 ………………. chức vụ:
2 ……………….
IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)
1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: (Có/Không) ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kiểm tra, đánh giá theo loại hình cơ sở thuộc diện cấp hoặc không thuộc diện cấp quy định tại các Điều 11, 12, 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
………………………………………………………………………………………………
- Số người lao động: ………… Trong đó: Trực tiếp: …………. Gián tiếp: ………….
- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định.
..........................................................................................................................................
- Các nội dung khác: ………………..……………………………………………………
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
TT | Nội dung đánh giá | Đạt | Không đạt | Ghi chú |
2.1 | Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến |
|
|
|
2.2 | Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh |
|
|
|
2.3 | Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh |
|
|
|
2.4 | Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng và được che kín |
|
|
|
2.5 | Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại |
|
|
|
2.6 | Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ |
|
|
|
2.7 | Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín |
|
|
|
2. 8 | Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh |
|
|
|
2.9 | Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô |
|
|
|
2.10 | Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn |
|
|
|
2.11 | Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh |
|
|
|
2.12 | Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại, được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất. |
|
|
|
2.13 | Thực hiện kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế |
|
|
|
2.14 | Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải được bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm |
|
|
|
2.15 | Các nội dung khác: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
(Yêu cầu xuất trình các giấy tờ, tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá và thu thập bản sao có đóng dấu của cơ sở các giấy tờ, tài liệu liên quan).
V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý
1.....(9)
2…..(10)
3…..(11)
VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
………………………………………………………………………………………………
Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …….giờ ……. ngày ……. tháng ……. năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.
<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>
Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ………………….
Đại diện cơ sở được kiểm tra (*) | Trưởng đoàn kiểm tra
|
Các thành viên tham gia kiểm tra
| |
Người chứng kiến | Đại diện chính quyền
|
Ghi chú:
(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(1) Tên cơ quan kiểm tra.
(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.
(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm, tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.
(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.
(5) Ghi Quyết định kiểm tra.
(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.
(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.
(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 1, 2 phần IV Biên bản này.
(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.
(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.
(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v...
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…..(3)/BB-KT | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Thực hiện …...(5), hôm nay vào hồi ……. giờ …… ngày …… tháng ….... năm …..,... (2) … tiến hành kiểm tra tại ………….. (6)
I. Thành phần Đoàn kiểm tra
1 ………………. chức vụ: Trưởng đoàn
2 ………………. Thành viên
3 ……………….
II. Đại diện cơ sở được kiểm tra
1 ………………. chức danh:
2 ……………….
III. Với sự tham gia của (nếu có):
1 ………………. chức vụ:
2 ……………….
IV. Nội dung và kết quả kiểm tra (7)
4.1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:
- (Ghi theo thực tế) …………………………………………………………………………..
- Số người lao động: ……………. Trong đó: Trực tiếp: ………….Gián tiếp: ………….
- Kiểm tra Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của các đối tượng theo quy định…………………………………………
……………..……………..……………..……………..……………..………………………..
- Các nội dung khác:
4.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
4.2.1. Địa điểm, môi trường kinh doanh: ……………..……………..…………………….
4.2.2. Thiết kế, bố trí kinh doanh:
a) Nơi để nguyên liệu: ……………..……………..……………..………………………….
b) Nơi sơ chế, chế biến: ……………..……………..……………..……………………….
c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: …………………………………………………….
d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: …………………………………………..
4.2.3. Nguồn gốc của nguyên liệu, thực phẩm: ……………..……………..……………
4.2.4. Trang thiết bị, dụng cụ:
a) Thiết bị, dụng cụ bảo quản nguyên liệu: ……………..……………..…………………
b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: ……………..……………..……………..…………..
c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: ……………..……………..……………..……………
d) Dụng cụ ăn uống: ……………..……………..……………..……………..……………..
đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: ……………..……………..……………..……………….
e) Thiết bị, dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, giá, kệ): ……………..………………………
g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: ……………..……………..……………..…………
h) Thiết bị, dụng cụ bảo quản thực phẩm: ……………..……………..…………………..
i) Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: ……………..……………..
k) Dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại:
……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………
4.2.5. Nước để phục vụ chế biến, kinh doanh: ……………..……………..………………
4.2.6. Các nội dung khác: ……………..……………..……………..……………………….
4.3. Kiểm tra, đánh giá các nội dung khác:(8)
……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………
4.4. Lấy mẫu kiểm nghiệm:
……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………
V. Nhận xét, kiến nghị và xử lý
1.....(9)
2…..(10)
3…..(11)
VI. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra
……………..……………..……………..……………..……………..……………..…………
Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …….giờ ……. ngày ……. tháng ……. năm …….; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia kiểm tra và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 03 bản có nội dung và có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho cơ sở được kiểm tra, 02 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ./.
<Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra>
Lý do ông (bà)....là đại diện cơ sở không ký biên bản kiểm tra: ………………….
Đại diện cơ sở được kiểm tra (*) | Trưởng đoàn kiểm tra
|
Các thành viên tham gia kiểm tra
| |
Người chứng kiến | Đại diện chính quyền
|
Ghi chú:
(*) Trường hợp đại diện cơ sở không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
- Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
- Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/ thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(1) Tên cơ quan kiểm tra.
(2) Đoàn kiểm tra Quyết định số..., ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP.
(3) Ghi số thứ tự cơ sở được kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện, ví dụ: Đoàn kiểm tra Quyết định số 01/QĐ-ATTP được giao nhiệm vụ kiểm, tra 09 cơ sở thì Biên bản kiểm tra được đánh số từ 01, 02, 03... đến 09.
(4) Ghi phù hợp tên, tiêu đề hoặc trích yếu của Quyết định kiểm tra.
(5) Ghi Quyết định kiểm tra.
(6) Tên, địa chỉ, điện thoại và các thông tin về cơ sở được kiểm tra.
(7) Nội dung và kết quả kiểm tra.
(8) Kiểm tra, đánh giá các nội dung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, trừ các nội dung tại các mục 4.1, 4.2 Biên bản này.
(9) Đánh giá các nội dung cơ sở đã chấp hành.
(10) Ghi cụ thể từng nội dung tồn tại, vi phạm.
(11) Các nội dung Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện/chấp hành, ghi cụ thể từng nội dung, thời hạn thực hiện v.v...ví dụ: Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở A khắc phục các tồn tại, vi phạm nêu trên, báo cáo kết quả khắc phục gửi về Cơ quan kiểm tra, địa chỉ...trước ngày ...tháng ...năm....v.v...
........................(1) ……………………….(2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… | ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO…(3)
……………………….(4)
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG...(5)
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Tổng hợp số cơ sở được kiểm tra, địa bàn kiểm tra…(6)
2. Đánh giá việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm...(7)
3. Xử lý, kiến nghị xử lý vi phạm...(8)
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG...(9)
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT...(10)
(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ………………..)
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan kiểm tra (nếu có) hoặc tên cơ quan kiểm tra.
(2) Ghi tên Đoàn kiểm tra theo số Quyết định kiểm tra, ký hiệu cơ quan ban hành Quyết định
(3) Ghi báo cáo nhanh hoặc báo cáo.
(4) Ghi tên cuộc kiểm tra.
(5) Ghi tổng hợp tình hình đối tượng, địa bàn kiểm tra; cơ quan kiểm tra, phối hợp kiểm tra và đoàn kiểm tra.
(6) Tổng hợp cơ sở, địa bàn kiểm tra, đánh giá so với nội dung kiểm tra.
(7) Tổng hợp số cơ sở thực hiện tốt quy định về an toàn thực phẩm, số cơ sở vi phạm, phân tích tình hình vi phạm, hành vi vi phạm, vấn đề về an toàn thực phẩm tại địa bàn kiểm tra...
(8) Nếu là báo cáo nhanh, ghi các nội dung đã xử lý, kiến nghị xử lý; báo cáo kết thúc thì tổng hợp kết quả xử lý vi phạm.
(9) Đánh giá chung việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, những thuận lợi, khó khăn; vướng mắc, bất cập của chính sách, pháp luật thông qua kiểm tra và kiến nghị của cơ sở được kiểm tra.
(10) Ghi các kiến nghị, đề xuất về xử lý kết quả kiểm tra; kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH10 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.”
“Điều 9. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09 tháng 11 năm 2023.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan Y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”