Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 556/ĐK

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2007

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2007/QĐ-BGTVT NGÀY 17/01/2007 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TCVN 6578:2000 TCVN 6580:2000 VỀ SỐ NHẬN DẠNG PHƯƠNG TIỆN (VIN) ĐỐI VỚI Ô TÔ, RƠ MOÓC VÀ SƠ MI RƠ MOÓC SẢN XUẤT, LẮP RÁP TẠI VIỆT NAM

Để triển khai thực hiện Quyết định số 01/2007/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6578:2000 TCVN 6580:2000 đối với các loại ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Hướng dẫn chung

1.1. Số nhận dạng phương tiện (sau đây gọi tắt là số VIN) gồm 17 ký tự được lập bởi cơ sở sản xuất có cấu trúc và nội dung theo TCVN 6578:2000 , TCVN 6580:2000 .

1.2. Phạm vi, đối tượng áp dụng:

Hướng dẫn này áp dụng cho các loại ô tô, rơ moóc và sơmirơ moóc được định nghĩa tại phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn TCVN 6211 và TCVN 7271 và các loại ô tô sát xi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là xe), trừ các xe được sản xuất, lắp ráp để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, cụ thể như sau:

1.2.1. Các xe phải đóng số VIN gồm:

a) Các xe sản xuất, lắp ráp từ tổng thành, hệ thống và linh kiện rời;

b) Các xe sản xuất, lắp ráp từ ô tô sát xi hoặc ô tô hoàn chỉnh nhập khẩu nhưng chưa có số khung và chưa có số VIN.

1.2.2. Các xe không phải đóng thêm số VIN gồm các xe sản xuất, lắp ráp từ ô tô sát xi hoặc ô tô hoàn chỉnh đã có số khung hoặc số VIN.

1.3. Cách đóng và vị trí của số VIN

1.3.1. Số VIN phải được đóng trên khung xe hoặc trên thân xe.

1.3.2. Vị trí số VIN phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu chung:

- Phải bố trí ở bên phải theo chiều tiến của xe, nếu có thể thì nên bố trí ở nửa phía trước của xe.

- Phải được đóng ở vị trí sao cho dễ đọc từ bên ngoài xe.

- Phải dễ dàng nhìn thấy và được bảo vệ sao cho có thể tránh sự phá hủy hoặc thay đổi số VIN.

b) Đối với một số loại xe không thể bố trí như tại mục a thì số VIN có thể được bố trí trong khoang lái hoặc khoang hành khách, phía bên phải xe, tại cột đứng gần sát với kính chắn gió hoặc trên thân xe gần cửa lên xuống ở phía đầu xe. Ngoài ra có thể cho phép đóng trên thân xe, ở phía trước đầu xe, lệch sang bên phải, dưới nắp capô nhưng vẫn phải đảm bảo dễ nhìn, dễ đọc (khi mở nắp capô).

2. Nội dung, cấu trúc số VIN

VIN gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất : Mã WMI.

- Phần thứ hai: Mã VDS.

- Phần thứ ba: Mã VIS.

2.1. Mã WMI

2.1.1. Mã WMI là phần thứ nhất của VIN và bao gồm 3 ký tự từ ký tự thứ nhất đến ký tự thứ ba của số VIN như được quy định trong TCVN 6578:2000 , cụ thể như sau:

2.1.1.1. Ký tự thứ nhất chỉ khu vực địa lý, ký tự thứ 2 chỉ quốc gia trong khu vực đó. Đối với Việt Nam, 2 ký tự này có thể lựa chọn một trong số các cặp ký tự sau: RL, RM, RN, RP và RR.

2.1.1.2. Tổ hợp một trong các mã RL, RM, RN, RP và RR với ký tự thứ 3 tạo ra mã WMI nhận biết cơ sở sản xuất xe. Việc lựa chọn ký tự thứ ba trong mã WMI được quy định như sau:

a) Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp xe từ tổng thành, hệ thống và linh kiện rời hoặc sản xuất, lắp ráp xe chở người từ ô tô sát xi thì ký tự thứ ba có thể lựa chọn là một trong các ký tự là chữ hoặc số được quy định trong mục 5.5 của TCVN 6578:2000 trừ ký tự là số 9.

Các phần của VIN

WMI

VDS

VIS

VIN

R

L

M

N

P

R

 

 

*(1)

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

 

 

*

Số tt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Ghi chú: (1) Trừ ký tự là số 9.

b) Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp chỉ sản xuất, lắp ráp ô tô chở hàng hoặc ô tô chuyên dùng từ ô tô sát xi hoặc ô tô hoàn chỉnh phải đóng số VIN theo quy định tại điểm b, mục 1.2.1 thì ký tự thứ 3 phải là số 9. Để phân biệt các cơ sở sản xuất với nhau: sử dụng tổ hợp các ký tự là chữ và số tại vị trí thứ 12, 13, 14 của số VIN để làm mã nhận dạng các cơ sở sản xuất này.

Ghi chú: (1) và (2) sử dụng để nhận dạng cơ sở sản xuất từ ô tô sát xi và ô tô hoàn chỉnh.

2.1.2. Để tránh sự trùng lặp của mã số WMI giữa các cơ sở sản xuất với nhau, Cơ sở sản xuất liên hệ với Cục Đăng kiểm Việt Nam theo địa chỉ dưới đây để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng Chất lượng xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam

18 Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 04-7684729          Fax: 04-7684730

2.2. Mã VDS: là phần thứ hai của VIN bao gồm 6 ký tự bắt đầu từ ký tự thứ 4 đến ký tự thứ 9 của số VIN được dùng để mô tả các thuộc tính chung của xe được quy định tại TCVN 6578:2000 . Việc mã hóa và trình tự của phần này do cơ sở sản xuất quy định.

2.3. Mã VIS: là phần cuối của VIN và phải bao gồm 8 ký tự bắt đầu từ ký tự thứ 10 đến ký tự 17 của số VIN. Ký tự thứ 10 của VIN phải dùng để chỉ năm sản xuất xe (Production Year).

a) Năm sản xuất xe là năm tính theo dương lịch mà xe được sản xuất, lắp ráp. Ký tự thể hiện năm sản xuất xe phải theo chỉ dẫn trong bảng 1.

Năm

Năm

Năm

Năm

2001

1

2011

B

2021

M

2031

1

2002

2

2012

C

2022

N

2032

2

2003

3

2013

D

2023

P

2033

3

2004

4

2014

E

2024

R

2034

4

2005

5

2015

F

2025

S

2035

5

2006

6

2016

G

2026

T

2036

6

2007

7

2017

H

2027

V

2037

7

2008

8

2018

J

2028

W

2038

8

2009

9

2019

K

2029

X

2039

9

2010

A

2020

L

2030

Y

2040

A

Bảng 1 – Bảng ký tự dùng để chỉ năm

b) Đối với trường hợp xe sản xuất, lắp ráp từ ô tô sát xi hoặc ô tô hoàn chỉnh nhập khẩu phải đóng số VIN theo quy định tại điểm b, mục 1.2.1 thì năm sản xuất của xe được lấy theo năm ghi trong “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu”.

3. Các hướng dẫn khác

3.1. Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm thực hiện các nội dung nêu trong hướng dẫn này; chịu trách nhiệm về tính nhất quán và tính duy nhất của mã VIN ghi trên từng xe. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm đăng ký với Cục Đăng kiểm Việt Nam về vị trí, nội dung và phương pháp đóng số VIN đối với từng kiểu loại xe.

3.2. Thời hạn hiệu lực:

- Đối với các kiểu loại xe được cấp giấy chứng nhận lần đầu tiên, từ ngày 28/07/2007 phải áp dụng đóng số VIN theo TCVN 6578:2000; TCVN 6580:2000 và các quy định nêu trong hướng dẫn này.

- Đối với các kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 28/07/2007 phải áp dụng việc đóng số VIN chậm nhất từ ngày 28/07/2008.

3.3. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc đề nghị liên hệ với Cục Đăng kiểm Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giao thông Vận tải (để b/cáo);
- Các cơ sở sản xuất, lắp ráp;
- VAR;
- Lưu VT, VAQ.

CỤC TRƯỞNG
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM




Nguyễn Văn Ban

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 556/ĐK thực hiện Quyết định 01/2007/QĐ-BGTVT Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6578:2000 và TCVN 6580:2000 về số nhận dạng phương tiện (VIN) đối với ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam do Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 556/ĐK
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 01/06/2007
  • Nơi ban hành: Cục Đăng kiểm Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Văn Ban
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/06/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản