- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Thông tư 16/2008/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông tư 12/2009/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 7Thông tư 22/2009/TT-BXD quy định điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2009 kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 480/HD-SXD | Điện Biên Phủ, ngày 26 tháng 08 năm 2009 |
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc kiện toàn bộ máy Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên,
Thực hiện văn bản số 24/UBND-CN của UBND tỉnh Điện Biên ngày 6 tháng 01 năm 2009 về việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa công trình vào sử dụng. Sở Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
Hướng dẫn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên toàn tỉnh Điện Biên.
1. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực: Là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng.
2. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: Là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.
CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
I. CÔNG TÁC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC:
Đối với công trình khi mất khả năng chịu lực có thể gây ra thảm họa đối với người, tài sản và môi trường. Yêu cầu các Chủ đầu tư thực hiện công tác chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng đối với công trình cụ thể như sau:
1. Các công trình bắt buộc phải chứng nhận:
- Công trình công cộng đông người từ cấp III trở lên: Nhà hát, rạp chiếu bóng, vũ trường, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thương mại, siêu thị, thư viện, nhà bảo tàng và các công trình có quy mô tương tự. Riêng bệnh viện, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học có quy mô từ 2 tầng và có tổng diện tích sàn từ 300m2 trở lên.
- Nhà chung cư, khách sạn, nhà làm việc và tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình từ cấp II trở lên.
- Kho xăng, kho dầu, kho chứa khí hóa lỏng, kho hóa chất từ cấp II trở lên.
- Đập, cầu, hầm giao thông từ cấp II trở lên; đường sắt trên cao, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp.
2. Lựa chọn tổ chức thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các đơn vị tư vấn khác có đủ năng lực (gọi là tổ chức kiểm tra) đảm bảo điều kiện năng lực theo Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 và quy định trong Thông tư 16/2008/TT-BXD.
3. Trình tự, nội dung kiểm tra đủ điều kiện an toàn chịu lực:
Tổ chức kiểm tra có trách nhiệm lập đề cương kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình trình chủ đầu tư thỏa thuận. Việc kiểm tra xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực có thể tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận. Đối tượng kiểm tra tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm họa, các nội dung kiểm tra:
3.1. Kiểm tra công tác khảo sát, thiết kế:
- Kiểm tra sự tuân thủ của quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế và việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Kiểm tra trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; trình tự thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
- Kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 1 bước, 2 bước); đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với các yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn của chịu lực công trình.
Trong quá trình kiểm tra, nếu nghi ngờ về kết quả khảo sát, kết quả tính toán kết cấu chịu lực thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức phúc tra kết quả khảo sát xây dựng, kiểm tra lại khả năng chịu lực của kết cấu.
3.2. Kiểm tra công tác thi công xây dựng công trình:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan;
- Kiểm tra sự tuân thủ của các quy định pháp luật đối với công tác giám sát và nghiệm thu chất lượng xây dựng;
- Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng thông qua tài liệu quản lý chất lượng của công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận; đánh giá mức độ đáp ứng của các tài liệu này với yêu cầu của thiết kế nhằm đảm bảo an toàn chịu lực của công trình;
- Kiểm tra các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu có liên quan tới khả năng chịu lực của công trình.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của công trình thì tổ chức kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức kiểm tra có thể đề nghị chủ đầu tư tổ chức kiểm định chất lượng hoặc thí nghiệm, quan trắc đối chứng.
- Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức kiểm tra phải có văn bản thông báo kịp thời và kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên liên quan.
4. Các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực:
- Công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình.
- Các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu phản ánh sự làm việc bình thường của kết cấu.
- Các kết quả phúc tra, kiểm tra lại (nếu có) đảm bảo kết cấu đủ khả năng chịu lực.
Sau khi công trình được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực thì Chủ đầu tư gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra, đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận về Sở Xây dựng để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận này là căn cứ để chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng.
II. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
1. Yêu cầu chứng nhận, phạm vi và nội dung:
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xuất phát từ lợi ích của cộng đồng (phạm vi và nội dung chứng nhận là bắt buộc thực hiện);
- Các tổ chức bảo hiểm công trình; tổ chức, cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình xuất phát từ lợi ích của mình có thể đề nghị chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu (đối với công trình đã đưa vào sử dụng) thực hiện chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình; bên có yêu cầu chứng nhận phải đưa ra phạm vi và nội dung với chứng nhận sự phù hợp về chất lượng hoặc chủ đầu tư và chủ sở hữu cùng với bên có yêu cầu chứng nhận thỏa thuận về nội dung và phạm vi.
- Phạm vi chứng nhận có thể là sự phù hợp về chất lượng thiết kế, sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng hoặc sự phù hợp về chất lượng của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. Nội dung chứng nhận có thể là một, một số hoặc toàn bộ các tiêu chí về an toàn chịu lực, an toàn vận hành; chất lượng phần hoàn thiện, cơ điện …
2. Lựa chọn tổ chức thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực:
Bên yêu cầu chứng nhận thỏa thuận với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu để lựa chọn và ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn có đủ năng lực (gọi là tổ chức chứng nhận) đảm bảo điều kiện năng lực theo Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 và quy định trong thông tư số 16/2008/TT-BXD.
3. Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng mới:
Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lập đề cương thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về chất lượng tương ứng với phạm vi và nội dung chứng nhận để chủ đầu tư và chủ sở hữu thỏa thuận. Phạm vi kiểm tra tập trung vào công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Việc kiểm tra có thể tiến hành từ khi bắt đầu thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận, các nội dung kiểm tra:
3.1. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thiết kế:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế; sự tuân thủ trình tự, thủ tục nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 1 bước, 2 bước) so với nhiệm vụ thiết kế và so với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
Trong quá trình kiểm tra, nếu có nghi ngờ về kết quả khảo sát và chất lượng của thiết kế, tổ chức chứng nhận đề nghị chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan làm rõ. Trường hợp cần thiết, tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm tra lại kết quả khảo sát, kiểm tra lại thiết kế của công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận.
3.2. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng thi công xây dựng:
- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm và năng lực của các tổ chức kiểm định có liên quan; kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu;
- Kiểm tra xác xuất chất lượng thi công xây dựng;
- Chứng kiến vận hành thử công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận. Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ nghiệm thu so với yêu cầu của thiết kế.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các yếu tố không đảm bảo sự phù hợp về chất lượng thì tổ chức chứng nhận có thể đề nghị chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và các nhà thầu giải trình làm rõ. Trường hợp cần thiết tổ chức chứng nhận có thể thực hiện kiểm định; thí nghiệm, quan trắc đối chứng.
3.3. Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng theo nội dung mục 3.1 và 3.2.
Sau từng đợt kiểm tra, tổ chức chứng nhận phải có văn bản thông báo kịp thời về kết quả kiểm tra gửi cho chủ đầu tư và các bên liên quan.
4. Trình tự, nội dung kiểm tra sự phù hợp về chất lượng với công trình đã đưa vào sử dụng:
Tương tự như điểm 3 mục II phần II, tuy nhiên phần nội dung kiểm tra thông qua hồ sơ, tài liệu lưu hoàn thành công trình và kiểm tra hiện trường.
5. Cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
- Sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình thì tổ chức chứng nhận tiến hành cấp giấy chứng nhận bao gồm nội dung sau:
+ Tên tổ chức chứng nhận;
+ Các căn cứ thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;
+ Tên công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình được chứng nhận sự phù hợp về chất lượng;
+ Phạm vi và nội dung chứng nhận;
+ Kết luận sự phù hợp về chất lượng;
+ Chữ ký và dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức chứng nhận.
Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 giấy chứng nhận kèm theo bản báo cáo kết quả kiểm tra sự phù hợp về chất lượng về Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên để kiểm tra và quản lý. Giấy chứng nhận là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Trường hợp việc chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu gửi 01 giấy chứng nhận cho bên có yêu cầu chứng nhận làm cơ sở để thực hiện các bước thỏa thuận tiếp theo.
- Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận phù hợp về chất lượng, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và bên có yêu cầu chứng nhận để biết và xử lý.
1. Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực:
Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực do chủ đầu tư trả cho tổ chức kiểm tra từ khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Chi phí chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
- Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương thì chi phí thực hiện như (mục 1, phần III).
- Trường hợp việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng được yêu cầu bởi các tổ chức, cá nhân thì nguồn kinh phí trả cho công việc này do bên có yêu cầu và chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu thỏa thuận hoặc xác định theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu những công trình xây dựng thuộc đối tượng nêu trên bắt buộc phải thực hiện theo quy định này. Về quyền hạn và nghĩa vụ của Chủ đầu tư thực hiện theo (điểm 1 mục V Thông tư 16/2008/TT-BXD).
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư, chủ sở hữu và được quy định tại (điểm 2 mục V Thông tư 16/2008/TT-BXD).
- Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện các chức năng: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận do Chủ đầu tư gửi, cung cấp thông tin về điều kiện năng lực của các tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện thông tư số 16/2008/TT-BXD và báo cáo Bộ Xây dựng.
- Đối với phòng Công thương, Quản lý đô thị của các huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng năm về Sở Xây dựng 6 tháng và 1 năm về thông tin số lượng các công trình được chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn mình quản lý, các đơn vị hoạt động kiểm tra chứng nhận, thời gian cụ thể:
+ Báo cáo 6 tháng: 15 tháng 6 hàng năm.
+ Báo cáo 1 năm: 15 tháng 12 hàng năm.
- Đối với đơn vị quản lý phòng thí nghiệm xây dựng yêu cầu báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương nội dung báo cáo theo điều 22 và điều 23 của quyết định 11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2008.
Trên đây là nội dung Hướng dẫn của Sở Xây dựng về việc Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đề nghị UBND các huyện thị xã, thành phố, các phòng Công thương, phòng Quản lý đô thị, Chủ đầu tư và đại diện Chủ đầu tư, các đơn vị liên quan thực hiện./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Thông tư 16/2008/TT-BXD hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Thông tư 12/2009/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 8Thông tư 22/2009/TT-BXD quy định điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 1130/QĐ-UBND năm 2009 kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
Hướng dẫn 480/HD-SXD kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 480/HD-SXD
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 26/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Hoàng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực