- 1Quyết định 35/2005/QĐ-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 50/2005/QĐ-BGTVT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1378/2003/QĐ-BGTVT Quy định tạm thời về việc kiểm tra chất lượng mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 370/ĐK | Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2006 |
KIỂM TRA KHÍ THẢI XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU VÀ Ô TÔ THAM GIA GIAO THÔNG
Ngày 10 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg qui định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trong đó, có qui định lộ trình, phạm vi áp dụng và mức giới hạn tối đa cho phép của khí thải đối với ô tô, mô tô, xe máy nhập khẩu và ô tô tham gia giao thông.
Để triển khai thực hiện Quyết định trên, đồng thời thay thế các nội dung liên quan đến kiểm tra khí thải trong Hướng dẫn số 252/ĐK99 ngày 24 tháng 06 năm 1999, Cục Đăng kiểm Việt nam hướng dẫn kiểm tra khí thải các loại phương tiện như sau:
Các thuật ngữ sử dụng trong Hướng dẫn này được hiểu như sau:
1. Động cơ cháy cưỡng bức: Động cơ đốt trong làm việc theo nguyên lý đốt cháy cưỡng bức bằng nguồn nhiệt bên ngoài (tia lửa điện). Động cơ cháy cưỡng bức có thể là động cơ 2 kỳ, 4 kỳ; sử dụng nhiên liệu xăng hoặc khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên nén (CNG) …
2. Động cơ cháy do nén: Động cơ đốt trong làm việc theo nguyên lý nhiên liệu tự bốc cháy trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cao. Động cơ cháy do nén thường sử dụng nhiên liệu điêzen.
3. Động cơ đặc biệt: Động cơ đốt trong có kết cấu đặc biệt, khác với kết cấu kiểu pittông tịnh tiến như ở các động cơ đốt trong thông dụng hiện nay, ví dụ như động cơ Wankel.
4. Nồng độ CO (%): Hàm lượng ô xít các bon có trong khí thải động cơ cháy cưỡng bức tính theo phần trăm thể tích.
5. Nồng độ HC (ppm): Hàm lượng n-haxane (C6H14) tính theo phẩn triệu thể tích có trong khí thải động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu xăng. Đối với động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu chứa Hyđrô các bon dạng khác như LPG chứa prôpan C3H8, CNG chứa mê tan CH4, … thì kết quả đo phải được chuyển đổi tương đương sang giá trị của C6H14 trước khi so sánh với giới hạn tối đa cho phép.
6. Độ khói, N (%HSU): Phần ánh sáng bị chặn lại, không đến được bộ phận thu của thiết bị đo khi được truyền từ một nguồn sáng qua môi trường khói của khí thải động cơ cháy do nén và được tính theo phần trăm đơn vị khói Hatridge.
7. Hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải, k (m-1): Khả năng hấp thụ ánh sáng của một đơn vị chiều dài môi trường khói mà ánh sáng đi qua và được tính theo công thức sau:
k - Hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải động cơ cháy do nén;
N – Độ khói của khí thải động cơ cháy do nén;
LA – Chiều dài chùm sáng hiệu dụng (đoạn chùm sáng bị chắn bởi luồng khói), phụ thuộc vào kết cấu thiết bị đo và thường có giá trị bằng 430 mm.
II. Lộ trình, phạm vi, đối tượng áp dụng và mức giới hạn tối đa cho phép trong kiểm tra khí thải
1. Ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng phải áp dụng các giá trị giới hạn tối đa cho phép của khí thải theo qui định tại Điều 6, Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ nêu trong bảng 1 sau đây:
Bảng 1
Thành phần gây ô nhiễm trong khí thải | Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức | Ô tô lắp động cơ cháy do nén |
CO (%) | 3,0 | - |
HC (ppm) - Động cơ 4 kỳ - Động cơ 2 kỳ - Động cơ đặc biệt |
600 7800 3300 |
- - - |
Độ khói (% HSU) | - | 60 |
2. Xe cơ giới nhập khẩu chưa qua sử dụng
a) Trước ngày 1 tháng 7 năm 2007, xe cơ giới nhập khẩu chưa qua sử dụng áp dụng tiêu chuẩn khí thải như sau:
- Ô tô không thuộc đối tượng miễn kiểm tra nêu tại Điều 6 của Qui định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu vào Việt nam được ban hành kèm theo Quyết định 35/2005/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng tiêu chuẩn khí thải qui định đối với ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng nêu tại II.1 của Hướng dẫn này.
- Mô tô, xe máy áp dụng theo qui định nêu tại mục 3.1 của Qui định về kiểm tra chất lượng mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy được ban hành kèm theo Quyết định 1378/2003/QĐ- BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
b) Từ ngày 1 tháng 7 năm 2007, xe cơ giới nhập khẩu chưa qua sử dụng áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các tiêu chuẩn Việt nam tương đương mức EURO 2 đối với từng loại xe theo qui định tại Điều 5, Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, ô tô vào kiểm định mang biển kiểm soát hoặc có địa chỉ nơi thường trú của chủ phương tiện trong Đăng ký xe ô tô tại 05 thành phố: Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng, Cần thơ phải được kiểm tra khí thải bắt buộc theo Hướng dẫn này.
b) Từ ngày 1 tháng 7 năm 2008, tất cả ô tô vào kiểm định đều phải được kiểm tra khí thải bắt buộc theo Hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.
c) Các giá trị giới hạn phát thải tối đa cho phép được lấy theo mức 1 trong Phụ lục kèm theo Quyết định 249/2005/QĐ-TTg, cụ thể như trong bảng 2 sau đây:
Bảng 2
TT | Loại phương tiện | Giới hạn tối đa cho phép của khí thải | ||
CO (%) | HC (ppm) | Độ khói (%HSU) | ||
1 | Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức 4 kỳ | 4,5 | 1200 | - |
2 | Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức 2 kỳ | 4,5 | 7800 | - |
3 | Ô tô lắp động cơ đặc biệt, cháy cưỡng bức | 4,5 | 3300 | - |
4 | Ô tô lắp động cơ cháy do nén | - | - | 72 |
Khi kiểm tra khí thải ô tô tham gia giao thông lắp động cơ cháy do nén bằng thiết bị đo hệ số hấp thụ ánh sáng thì giá trị giới hạn tối đa cho phép được lấy bằng 2,96 m-1.
III. Phương pháp và qui trình kiểm tra khí thải
Phương pháp và qui trình kiểm tra khí thải xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng và ô tô tham gia giao thông (sau đây gọi tắt là phương tiện) được qui định như sau:
1. Kiểm tra khí thải phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức được thực hiện bằng phương pháp phân tích mẫu khí thải khi động cơ ở chế độ tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất được qui định trong TCVN 6204:1996 (ISO 3929 - 1995).
2. Kiểm tra khí thải phương tiện lắp động cơ cháy do nén được thực hiện bằng phương pháp đo mẫu khí thải theo chu trình khi động cơ ở chế độ gia tốc tự do được qui định trong TCVN 6438:2005. Chu trình đo khí thải ở chế độ gia tốc tự do (sau đây gọi tắt là chu trình gia tốc tự do) được trình bày trong phụ lục A kèm theo Hướng dẫn này.
3. Qui trình kiểm tra khí thải các loại phương tiện được qui định trong phụ lục B kèm theo Hướng dẫn này.
1. Yêu cầu đối với kết quả kiểm tra
Kết quả kiểm tra khí thải phương tiện phải được lưu trữ trong máy tính (nếu thiết bị có nối với máy tính), in ra giấy với các thông tin tối thiểu sau đây:
a) Địa điểm (đối với phương tiện tham gia giao thông), thời gian thực hiện kiểm tra;
b) Số khung đối với phương tiện nhập khẩu hoặc biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, loại nhiên liệu sử dụng đối với phương tiện tham gia giao thông;
c) Kết quả đo
+ Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức:
- Kết quả đo nồng độ CO (%) được lấy chính xác đến một chữ số thập phân sau khi đã được làm tròn;
- Kết quả đo nồng độ HC (ppm) được lấy chính xác đến hàng đơn vị;
- Tốc độ vòng quay động cơ (vòng/phút) tương ứng với các giá trị đo.
+ Đối với phương tiện lắp động cơ cháy do nén: Kết quả đo và các thông số của 03 chu trình gia tốc tự do sau cùng:
- Giá trị đo độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải ở mỗi chu trình;
- Chiều rộng dải đo (sai lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất);
- Tốc độ vòng quay động cơ nhỏ nhất và lớn nhất (vòng/phút) ở mỗi chu trình;
- Thời gian tăng tốc từ tốc độ vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất của động cơ (giây) ở mỗi chu trình;
- Kết quả đo trung bình của các giá trị đo độ khói (%HSU) được lấy chính xác đến hàng đơn vị sau khi đã được làm tròn hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải (m-1) được lấy chính xác đến hai chữ số thập phân sau khi đã được làm tròn;
d) Kết luận “Đạt” hoặc “Không đạt”.
a) Kết quả đo khói của khí thải phương tiện lắp động cơ cháy do nén bằng trung bình cộng các giá trị đo của 03 chu trình gia tốc tự do sau cùng.
b) Đối với thiết bị đo không có chức năng chọn chế độ đo phù hợp với nhiên liệu sử dụng là LPG thì kết quả đo nồng độ HC của khí thải phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu LPG sẽ bằng giá trị đo hiển thị trên thiết bị chia cho hệ số chuyển đổi tương đương C3/C6 (PEF) ghi trên mỗi thiết bị đo (thông thường có giá trị từ 0,49 đến 0,54).
c) Đối với phương tiện có nhiều ống xả hoặc có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu thì kết quả đo khí thải phương tiện là kết quả đo ứng với một loại nhiên liệu và ở một ống xả để kiểm tra.
Phương tiện chỉ đạt yêu cầu về khí thải khi thoả mãn các qui định sau đây:
a) Đối với phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức:
- Giá trị tốc độ vòng quay tương ứng của động cơ khi kiểm tra nằm trong phạm vi qui định của nhà sản xuất động cơ đối với tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. Trong trường hợp không có căn cứ thì giá trị tốc độ này không được lớn hơn 1000 vòng/phút;
- Kết quả đo nồng độ CO và HC không vượt quá các giá trị giới hạn tối đa cho phép nêu tại mục II của Hướng dẫn này.
b) Đối với phương tiện lắp động cơ cháy do nén:
- Chiều rộng dải đo không vượt quá các giới hạn sau đây tùy theo kết quả đo khói trung bình:
Hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình (m-1) | Giới hạn chiều rộng dải đo (m-1) |
Đến 2 | 0,25 |
Trên 2 | 12,5 % giá trị hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình |
Đối với kết quả đo là độ khói (% HSU) thì giới hạn chiều rộng dải đo được xác định tương ứng bằng cách qui đổi tương đương giữa các giá trị đo độ khói và hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1) theo quan hệ trong công thức (1) mục I.7 của Hướng dẫn này. Ở đây, việc qui đổi tương đương giữa giá trị độ khói (% HSU) và hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1) được tính toán với thiết bị có chiều dài chùm sáng hiệu dụng bằng 430 mm. Trong đó, nếu độ khói trung bình có giá trị lớn hơn 80 %HSU thì giới hạn chiều rộng dải đo là 4 %HSU. Cụ thể các giá trị giới hạn chiều rộng dải đo ứng với các kết quả đo khói trung bình (độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng) được cho trong phụ lục C kèm theo Hướng dẫn này.
- Giá trị tốc độ vòng quay nhỏ nhất của động cơ ở mỗi chu trình gia tốc tự do nằm trong phạm vi qui định của nhà sản xuất động cơ đối với tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. Trong trường hợp không có căn cứ thì giá trị tốc độ này không được lớn hơn 1000 vòng/phút;
- Tốc độ vòng quay lớn nhất của động cơ ở mỗi chu trình gia tốc tự do đạt tốc độ lớn nhất thực tế khi đạp hết hành trình bàn đạp ga. Tốc độ lớn nhất thực tế của động cơ phương tiện vào kiểm tra không được nhỏ hơn giá trị tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại theo qui định của nhà sản xuất động cơ với sai số cho phép khi kiểm tra không quá - 10 % giá trị này;
- Thời gian tăng tốc từ giá trị vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất ở mỗi chu trình gia tốc tự do phải là thời gian tăng tốc khi đạp nhanh bàn đạp ga và không được kéo dài quá 5 giây đối với mọi loại động cơ;
- Kết quả đo khói trung bình không vượt quá các giá trị giới hạn tối đa cho phép nêu tại mục II của Hướng dẫn này.
1. Thiết bị kiểm tra khí thải phải có nhãn hiệu, chủng loại được Cục Đăng kiểm Việt nam phê duyệt. Thiết bị kiểm tra khí thải phương tiện tham gia giao thông phải được trang bị, lắp đặt phù hợp với qui định trong Quyết định 50/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và yêu cầu trong Hướng dẫn này.
2. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ cháy cưỡng bức phải đo được nồng độ CO, HC. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ cháy do nén phải đo được độ khói (%HSU) hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải (m-1). Ngoài ra các thiết bị phải ghi nhận được tốc độ, nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ và các thông số kiểm tra khác theo qui định tại IV.1 của Hướng dẫn này.
3. Thiết bị kiểm tra khí thải phải được kiểm tra, kiểm chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo độ chính xác và các chức năng hoạt động bình thường. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên kiểm tra khí thải phải chịu trách nhiệm về độ chính xác và sự hoạt động đúng chức năng của thiết bị kiểm tra khí thải.
VI. Yêu cầu đối với đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra khí thải
1. Đăng kiểm viên kiểm tra khí thải phải có chứng chỉ đào tạo về phương pháp và qui trình kiểm tra khí thải theo Hướng dẫn này.
2. Trong quá trình kiểm tra khí thải, đăng kiểm viên phải tuân thủ phương pháp, qui trình kiểm tra được qui định trong các phụ lục kèm theo Hướng dẫn này.
Để triển khai thực hiện Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ, các đơn vị cần phải thực hiện các nội dung sau:
1. Phòng Chất lượng xe cơ giới và Phòng Kiểm định xe cơ giới:
a) Nghiên cứu, đề xuất, lập kế hoạch trang bị thiết bị và phụ kiện thiết bị kiểm tra khí thải phù hợp theo Hướng dẫn này.
b) Phòng kiểm định xe cơ giới kết hợp với Trung tâm Tin học nghiên sửa đổi chương trình phần mềm quản lý kiểm định phù hợp với qui định trong Hướng dẫn này;
c) Tổ chức phổ biến nội dung Hướng dẫn này cho các đơn vị nhập khẩu và kiểm định xe cơ giới trên cả nước;
d) Chủ trì về nội dung, phối hợp với Trung tâm đào tạo mở các khoá đào tạo phương pháp và qui trình kiểm tra khí thải theo Hướng dẫn này cho các đăng kiểm viên;
e) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện những trường hợp vi phạm qui trình, qui định về kiểm tra khí thải;
f) Thường xuyên theo dõi, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Hướng dẫn này;
2. Các đơn vị kiểm định xe cơ giới:
a) Rà soát trang thiết bị kiểm tra khí thải tại đơn vị, có kế hoạch trang bị mới đủ đáp ứng nhu cầu kiểm định hoặc trang bị thêm các phụ kiện cần thiết đảm bảo thực hiện các qui định tại Hướng dẫn này theo đúng lộ trình;
b) Phổ biến nội dung theo Hướng dẫn này tại đơn vị;
c) Cử Đăng kiểm viên tham gia các khoá đào tạo về phương pháp và qui trình kiểm tra khí thải theo Hướng dẫn này;
d) Thực hiện các qui định trong Quyết định 249/2005/QĐ-TTg và qui định, phương pháp, qui trình kiểm tra trong Hướng dẫn này
e) Tuyên truyền, giải thích cho chủ phương tiện, công khai niêm yết tại đơn vị lộ trình thực hiện, các mức tiêu chuẩn, qui trình kiểm tra, qui định mới về kiểm tra khí thải;
f) Trong quá trình thực hiện, nếu còn nội dung nào cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị thông báo về cục Đăng kiểm Việt nam thông qua Phòng Chất lượng xe cơ giới hoặc Phòng Kiểm định xe cơ giới để xem xét, điều chỉnh.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
CHU TRÌNH GIA TỐC TỰ DO KHI ĐO KHÍ THẢI ĐỘNG CƠ CHÁY DO NÉN
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 370/ĐK ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Cục Đăng kiểm Việt nam)
Chu trình đo khí thải động cơ cháy do nén ở chế độ gia tốc tự do gồm 05 giai đoạn như sau (xem hình vẽ minh họa):
1. Nghỉ (không đạp ga): Thiết bị đo yêu cầu để động cơ ở chế độ tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất trong khoảng từ 15 giây đến 30 giây. Nếu thiết bị không ghi nhận được tốc độ động cơ nằm trong phạm vi tốc độ nhỏ nhất được cài đặt trước thì chu trình đo không được công nhận.
2. Đạp ga tăng tốc: Bắt đầu thực hiện đo. Khi trên thiết bị hiện lên tín hiệu yêu cầu đạp ga, đăng kiểm viên đạp nhanh đến hết hành trình bàn đạp ga để động cơ tăng tốc đến giá trị vòng quay lớn nhất với thời gian tăng tốc ngắn nhất tùy thuộc vào loại động cơ phương tiện và không được lớn hơn 5 giây.
3. Quá trình động cơ tăng tốc: Tốc độ động cơ tăng nhanh đến giá trị lớn nhất, độ khói lớn nhất được tạo ra trong động cơ. Nếu tốc độ và thời gian tăng tốc không thoả mãn các giá trị giới hạn được cài đặt trước theo yêu cầu tại IV.3 của Hướng dẫn này thì chu trình đo không được công nhận.
4. Giữ ổn định ở tốc độ lớn nhất : Tốc độ động cơ được giữ ổn định ở giá trị lớn nhất trong một khoảng thời gian từ 1 giây đến 3 giây. Trong trường hợp thời gian này quá ngắn thì thiết bị sẽ tự động hủy chu trình đo này.
5. Trở về tốc độ nhỏ nhất: Khi không còn tín hiệu yêu cầu đạp ga hoặc có tín hiệu trên thiết bị yêu cầu nhả bàn đạp ga, đăng kiểm viên nhả bàn đạp ga và động cơ trở lại tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. Chu trình đo kết thúc. Giá trị đo là trị số khói cực đại được lấy ra từ các trị số đo được.
Hình minh hoạ - Chu trình gia tốc tự do
QUI TRÌNH KIỂM TRA KHÍ THẢI
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 370/ĐK ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Cục Đăng kiểm Việt nam)
Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức | Phương tiện lắp động cơ cháy do nén |
Bước 1: Chuẩn bị phương tiện | |
a) Để tay số ở vị trí trung gian, cho hệ thống phanh đỗ hoạt động. b) Kiểm tra, xác định kiểu động cơ: Cháy cưỡng bức hay cháy do nén. c) Kiểm tra, xác định loại động cơ, kết cấu động cơ (số kỳ, số xy lanh). d) Kiểm tra, đảm bảo động cơ và các hệ thống động cơ hoạt động bình thường (kể cả ở tốc độ lớn nhất), đủ dầu và áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát trong giới hạn bình thường. | |
e) Kiểm tra hệ thống dẫn khí thải: Đảm bảo không bị tắc hoặc rò rỉ. f) Làm sạch hệ thống dẫn khí thải: Tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2500 vòng/phút hoặc một nửa tốc độ tối đa thiết kế theo giá trị nào nhỏ hơn và duy trì trong vòng 20 giây. Sau đó, trả động cơ trở lại chế độ tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. g) Kiểm tra, xác định loại nhiên liệu sử dung. Đối với phương tiện sử dụng nhiều loại nhiên liệu, ví dụ: xăng/LPG, tùy chọn một loại nhiên liệu sử dụng để kiểm tra. | e) Kiểm tra hệ thống dẫn khí thải: Đảm bảo không bị tắc hoặc rò rỉ. Xác định đường kính ống xả. f) Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ: Tăng ga từ từ đến hết hành trình. Cảm nhận, đảm bảo tốc độ động cơ được giữ ổn định. g) Làm sạch hệ thống dẫn khí thải: Đạp nhanh đến hết hành trình bàn đạp ga ít nhất 02 lần. |
h) Đưa phương tiện vào trạng thái sẵn sàng đo: - Tắt tất cả các thiết bị phụ tiêu thụ năng lượng trên xe như điều hoà nhiệt độ, quạt gió, các hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, sấy kính …; - Để động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất. | |
Bước 2: Chuẩn bị thiết bị đo và nhập các thông tin cần thiết | |
a) Chọn loại thiết bị đo phù hợp với loại phương tiện. b) Nhập thông tin phương tiện, mức tiêu chuẩn cho phép nếu thiết bị chưa được nối mạng với dây chuyền kiểm tra và nhập, xác nhận các thông tin khác theo yêu cầu của thiết bị. | |
c) Chọn trên thiết bị chức năng đo phù hợp (nếu có) với loại nhiên liệu sử dụng khi kiểm tra nếu thiết bị chưa được nối mạng. Nếu thiết bị đã được nối mạng thì nhập, xác nhận trên máy tính: số kỳ, loại động cơ, loại nhiên liệu sử dụng khi kiểm tra. | c) Việc nhập tự động (xác nhận) tốc độ động cơ thực tế bằng thiết bị được thực hiện ở bước 3. Với thiết bị có nối mạng với dây chuyền kiểm tra thì nhập vào máy tính: giá trị tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại của động cơ phương tiện (nếu chưa có). |
d) Kiểm tra thiết bị: Đầu lấy mẫu, đường ống dẫn khí thải không bị tắc hoặc rò rỉ, đảm bảo thiết bị ở trạng thái sẵn sàng đo, hoạt động bình thường và không báo lỗi. e) Lắp đặt đầu đo tốc độ. Chọn số kỳ, số xy lanh để đo tốc độ nếu thiết bị yêu cầu; | |
f) Đưa đầu lấy mẫu khí vào ống xả đến độ sâu 30 cm hoặc hết độ sâu cho phép của ống xả và kẹp chặt. Nếu phương tiện có nhiều ống xả thì chọn một ống xả để đo khí thải. | e) Chọn đầu lấy mẫu phù hợp với đường kính ống xả. Đưa đầu lấy mẫu khí vào ống xả và kẹp chặt. Nếu phương tiện có nhiều ống xả thì chọn một ống xả để đo khí thải. |
Bước 3: Kiểm tra, xác nhận trước khi đo | |
a) Có khí thải đi vào buồng đo. Thiết bị phải hiển thị đủ các thông số: nồng độ CO, HC và tốc độ vòng quay động cơ một cách bình thường. b) Tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất của động cơ nằm trong phạm vi qui định tại IV.3 của Hướng dẫn này. Nếu không thoả mãn thì truyền hoặc in kết quả, kết luận “không đạt” và yêu cầu chủ phương tiện điều chỉnh lại động cơ để kiểm tra lại. | Thực hiện ít nhất 01 chu trình gia tốc tự do và kiểm tra: a) Có khí thải đi vào buồng đo, thiết bị phải hiển thị đủ các thông số: Trị số độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng, tốc độ vòng quay động cơ và các thông số khác một cách bình thường. b) Xác nhận tốc độ nhỏ nhất và lớn nhất thực tế của động cơ nếu thiết bị có chức năng nhập tự động tốc độ thực tế đo được vào thiết bị đo. c) Tốc độ vòng quay động cơ nhỏ nhất và lớn nhất thực tế, thời gian tăng tốc phải nằm trong phạm vi qui định tại IV.3 của Hướng dẫn này. Nếu không thoả mãn thì truyền hoặc in kết quả, kết luận “không đạt” và yêu cầu chủ phương tiện điều chỉnh lại động cơ để kiểm tra lại. |
Bước 4: Thực hiện đo | |
a) Quan sát sự thay đổi của các giá trị nồng độ phát thải hiển thị trên thiết bị và chỉ thực hiện truyền hoặc in kết quả sau khi các giá trị này đã ổn định tối thiểu 05 giây. b) Tháo đầu lấy khí mẫu và đầu đo tốc độ động cơ ra khỏi phương tiện. | a) Đạp ga theo tín hiệu nhắc trên thiết bị để thực hiện từ 03 đến không quá 15 chu trình gia tốc tự do và tính toán, kiểm tra các thông số của 03 chu trình sau cùng: Giá trị tốc độ nhỏ nhất và lớn nhất, thời gian tăng tốc, chiều rộng dải đo phải nằm trong phạm vi qui định tại IV.3 của Hướng dẫn này; b) Trong quá trình thực hiện nếu thiết bị báo lỗi, cho kết quả khác thường hoặc sau 15 chu trình gia tốc tự do mà các thông số của 03 chu trình sau cùng: Giá trị tốc độ nhỏ nhất và lớn nhất, thời gian tăng tốc, chiều rộng dải đo vẫn không thoả mãn yêu cầu tại IV.3 của hướng dẫn này thì kiểm tra lại thao tác đo, thiết bị đo hoặc làm sạch kỹ lại hệ thống dẫn khí thải và thực hiện lại qui trình đo từ bước 2. c) Truyền hoặc in kết quả kiểm tra. d) Tháo đầu lấy khí mẫu và đầu đo tốc độ động cơ ra khỏi phương tiện. |
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra | |
a) Nếu thiết bị kiểm tra khí thải đã được nối với máy tính có phần mềm phù hợp thì việc xử lý, đánh giá, in và lưu trữ kết quả kiểm tra được thực hiện trên máy vi tính. b) Nếu thiết bị kiểm tra khí thải chưa được nối với máy tính hoặc không có phần mềm tự động xử lý thì đăng kiểm viên phải thực hiện như sau: | |
- Tính toán kết quả đo nồng độ HC đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu không phải xăng khi thiết bị đo không có chức năng chọn chế độ đo phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng; - So sánh các kết quả đo nồng độ khí thải với giới hạn tối đa cho phép và kết luận “đạt” hoặc “không đạt”; - Lưu trữ kết quả. | - Tính toán kết quả đo khói trung bình; - So sánh kết quả đo khói trung bình với giới hạn tối đa cho phép và kết luận “đạt” hoặc “không đạt”; - Lưu trữ kết quả. |
GIỚI HẠN CHIỀU RỘNG DẢI ĐO KHÓI
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 370/ĐK ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Cục Đăng kiểm Việt nam)
Độ khói trung bình (% HSU) | Giới hạn chiều rộng dải đo (% HSU) | Hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình (m-1) | Giới hạn chiều rộng dải đo (m-1) |
1 | - | 0,02 | - |
2 | 0,05 | ||
3 | 0,07 | ||
4 | 0,09 | ||
5 | 0,12 | ||
6 | 0,14 | ||
7 | 10,0 | 0,17 | 0,25 |
8 | 9,9 | 0,19 | |
9 | 9,8 | 0,22 | |
10 | 9,7 | 0,25 | |
11 | 9,6 | 0,27 | |
12 | 9,5 | 0,30 | |
13 | 9,4 | 0,32 | |
14 | 9,2 | 0,35 | |
15 | 9,1 | 0,38 | |
16 | 9,0 | 0,41 | |
17 | 8,9 | 0,43 | |
18 | 8,8 | 0,46 | |
19 | 8,7 | 0,49 | |
20 | 8,6 | 0,52 | |
21 | 8,5 | 0,55 | |
22 | 8,4 | 0,58 | |
23 | 8,3 | 0,61 | |
24 | 8,2 | 0,64 | |
25 | 8,1 | 0,67 | |
26 | 8,0 | 0,70 | |
27 | 7,9 | 0,73 | |
28 | 7,7 | 0,76 | |
29 | 7,6 | 0,80 | |
30 | 7,5 | 0,83 | 0,25 |
31 | 7,4 | 0,86 | |
32 | 7,3 | 0,90 | |
33 | 7,2 | 0,93 | |
34 | 7,1 | 0,97 | |
35 | 7,0 | 1,00 | |
36 | 6,9 | 1,04 | |
37 | 6,8 | 1,07 | |
38 | 6,7 | 1,11 | |
39 | 6,6 | 1,15 | |
40 | 6,5 | 1,19 | |
41 | 6,3 | 1,23 | |
42 | 6,2 | 1,27 | |
43 | 6,1 | 1,31 | |
44 | 6,0 | 1,35 | |
45 | 5,9 | 1,39 | |
46 | 5,8 | 1,43 | |
47 | 5,7 | 1,48 | |
48 | 5,6 | 1,52 | |
49 | 5,5 | 1,57 | |
50 | 5,4 | 1,61 | |
51 | 5,3 | 1,66 | |
52 | 5,2 | 1,71 | |
53 | 5,1 | 1,76 | |
54 | 4,9 | 1,81 | |
55 | 4,8 | 1,86 | |
56 | 4,7 | 1,91 | |
57 | 4,6 | 1,96 | |
58 | 2,02 | 0,25 | |
59 | 2,07 | 0,26 | |
60 | 2,13 | 0,27 | |
61 | 2,19 | ||
62 | 2,25 | 0,28 | |
63 | 2,31 | 0,29 | |
64 | 2,38 | 0,30 | |
65 | 2,44 | 0,31 | |
66 | 4,6 | 2,51 | 0,31 |
67 | 2,58 | 0,32 | |
68 | 2,65 | 0,33 | |
69 | 4,5 | 2,72 | 0,34 |
70 | 2,80 | 0,35 | |
71 | 2,88 | 0,36 | |
72 | 2,96 | 0,37 | |
73 | 4,4 | 3,04 | 0,38 |
74 | 3,13 | 0,39 | |
75 | 4,3 | 3,22 | 0,40 |
76 | 3,32 | 0,41 | |
77 | 4,2 | 3,42 | 0,43 |
78 | 3,52 | 0,44 | |
79 | 4,1 | 3,63 | 0,45 |
80 | 4,0 | 3,74 | 0,47 |
81 | 3,86 | 0,48 | |
82 | 3,99 | 0,50 | |
83 | 4,12 | 0,52 | |
84 | 4,26 | 0,53 | |
85 | 4,41 | 0,55 | |
86 | 4,57 | 0,57 | |
87 | 4,74 | 0,59 | |
88 | 4,93 | 0,62 | |
89 | 5,13 | 0,64 | |
90 | 5,35 | 0,67 | |
91 | 5,60 | 0,70 | |
92 | 5,87 | 0,73 | |
93 | 6,18 | 0,77 | |
94 | 6,54 | 0,82 | |
95 | 6,97 | 0,87 | |
96 | 7,49 | 0,94 | |
97 | 8,15 | 1,02 | |
98 | - | 9,10 | - |
99 | 10,71 |
- 1Quyết định 35/2005/QĐ-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 249/2005/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 50/2005/QĐ-BGTVT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1378/2003/QĐ-BGTVT Quy định tạm thời về việc kiểm tra chất lượng mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp mô tô, xe gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 360/VPCP-CN năm 2021 về xử lý thông tin báo nêu về việc thu hồi xe cũ nát hay kiểm tra khí thải do Văn phòng Chính phủ ban hành
Hướng dẫn 370/ĐK kiểm tra khí thải xe cơ giới nhập khẩu và ô tô tham gia giao thông do Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 370/ĐK
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 11/04/2006
- Nơi ban hành: Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Văn Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực