- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật kiểm toán độc lập 2011
- 3Luật tiếp công dân 2013
- 4Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 5Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 6Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2463/HD-BTĐKT | Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2020 |
Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 20/4/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (01/02/2013) đến nay; sau khi thống nhất với Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có Hướng dẫn số 2119/HD-BTĐKT ngày 07/8/2020. Sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng cụ thể như sau:
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, giám sát đối với công tác phòng, chống tham nhũng trên các mặt sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Phát hiện các hành vi tham nhũng;
- Xử lý các hành vi tham nhũng;
- Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng.
II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ và những điều kiện, tiêu chuẩn sau:
Tập thể được khen thưởng không để xảy ra các vụ việc tham nhũng trong nội bộ đơn vị hoặc trong lĩnh vực quản lý của mình (trừ trường hợp các vụ việc tham nhũng do cơ quan, tổ chức, địa phương chủ động phát hiện, xử lý hoặc do các cơ quan chức năng phát hiện nhưng đã cương quyết chỉ đạo xử lý) và có thành tích xuất sắc ở một trong những lĩnh vực sau:
a) Thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng:
- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
- Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng (nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình, kế hoạch... về phòng, chống tham nhũng)
- Kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng;
- Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
b) Làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng:
- Tham mưu, ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp về phòng, chống tham nhũng;
- Tham mưu tổ chức quán triệt, triển khai, sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
- Tham mưu việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng;
- Tham mưu chỉ đạo xử lý các các vụ việc, vụ án tham nhũng.
c) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó:
- Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu của cấp trên đảm bảo kịp thời, đúng nội dung;
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; kết quả xây dựng thể chế; có kiến nghị hoàn thiện thể chế;
- Xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về phòng, chống tham nhũng;
- Có sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Tổ chức tốt công tác tiếp dân, đặc biệt là tiếp công dân của lãnh đạo theo yêu cầu của Luật Tiếp công dân;
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
- Thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
d) Triển khai thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
đ) Làm tốt công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết tố cáo, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để răn đe, ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng.
e) Xử lý kịp thời, đúng đối tượng; thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước, gồm các hình thức xử lý:
- Xử lý kỷ luật đảng, kỷ luật nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
- Xử lý hình sự tội phạm tham nhũng qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
- Thu hồi tiền và tài sản tham nhũng.
Cá nhân được khen thưởng là người có thành tích xuất sắc ở một trong những lĩnh vực:
- Chỉ đạo, điều hành, tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao về phòng, chống tham nhũng như: kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng;
- Triển khai thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Phát hiện và ngăn chặn lập thời các hành vi tham nhũng;
- Xử lý kịp thời, đúng đối tượng; thu hồi tài sản tham nhũng về cho Nhà nước.
Trường hợp cá nhân là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu được đề nghị khen thưởng thì trong nội bộ đơn vị hoặc trong lĩnh vực quản lý của cá nhân đó không có vụ việc tham nhũng (trừ trường hợp các vụ việc tham nhũng do cơ quan, tổ chức, địa phương chủ động phát hiện, xử lý hoặc do các cơ quan chức năng phát hiện nhưng đã cương quyết chỉ đạo xử lý).
Trên cơ sở các tiêu chuẩn tại hướng dẫn này, các bộ, ban, ngành, địa phương căn cứ vào đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương để đề ra các tiêu chuẩn phù hợp thực tế làm căn cứ xét, khen thưởng theo thẩm quyền.
III. HÌNH THỨC, SỐ LƯỢNG KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh:
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tham nhũng.
Số lượng tập thể, cá nhân được khen thưởng do các bộ, ngành, địa phương căn cứ thực tế quy định.
Các bộ, ngành, địa phương lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng để đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Huân chương Lao động hạng Ba.
Mỗi ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn 01 tập thể hoặc 01 cá nhân có thành tích xuất sắc nổi trội, có sức lan tỏa trong phạm vi bộ, ngành, địa phương hoặc toàn quốc để đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Riêng Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương lựa chọn không quá 03 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc nổi trội, có sức lan tỏa trong bộ ngành hoặc toàn quốc để đề nghị khen thưởng.
Thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ và Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ.
Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ (Phòng, Ban) Thi đua - Khen thưởng các bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra, cơ quan nội chính của bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh hồ sơ cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tham nhũng để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định hiện hành.
- Tờ trình đề nghị khen thưởng của bộ, ngành, địa phương;
- Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ngành, địa phương;
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
- Đối với tập thể doanh nghiệp hoặc người đứng đầu doanh nghiệp;
Hồ sơ đề nghị khen thưởng có kèm theo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm... và báo cáo kiểm toán (nếu thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định tại Luật Kiểm toán độc lập).
Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước ngày 15/10/2020; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện việc phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 2119/HD-BTĐKT ngày 07/8/2020 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Các bộ, ngành, địa phương xây dựng hướng dẫn khen thưởng theo thẩm quyền và xem xét, đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020.
- Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng đảm bảo đúng các quy định hiện hành.
Trên đây là Hướng dẫn khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
| TRƯỞNG BAN |
- 1Công văn 1735/BHXH-TĐKT năm 2015 hướng dẫn khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Hướng dẫn 26/HD-VKSTC năm 2020 về khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 2119/HD-BTĐKT năm 2020 về khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- 4Quyết định 152/QĐ-TTCP năm 2023 về "Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022" do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật kiểm toán độc lập 2011
- 3Luật tiếp công dân 2013
- 4Công văn 1735/BHXH-TĐKT năm 2015 hướng dẫn khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 6Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 7Thông tư 12/2019/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Hướng dẫn 26/HD-VKSTC năm 2020 về khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Quyết định 152/QĐ-TTCP năm 2023 về "Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022" do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Hướng dẫn 2463/HD-BTĐKT năm 2020 về khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
- Số hiệu: 2463/HD-BTĐKT
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 04/09/2020
- Nơi ban hành: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
- Người ký: Phạm Huy Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực