Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - SỞ TÀI CHÍNH - SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - SỞ XÂY DỰNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN | Tuyên Quang, ngày 15 tháng 09 năm 2014 |
Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số: 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh); văn bản số 2307/UBND-NLN ngày 29/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang v/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014; Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Liên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Xây dựng - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐƯỢC HỖ TRỢ
1. Đối tượng được hỗ trợ
Hộ gia đình, nhóm hộ gia đình (đối với những hộ vay vốn để nuôi cá tại ao hồ nhỏ theo tiêu chuẩn ViệtGAP), cá nhân (sau đây gọi chung là hộ gia đình), doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là tổ chức) tổ chức sản xuất hàng hóa một số loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo các đề án, kế hoạch sản xuất hàng hóa được phê duyệt, gồm: Đề án phát triển cây cam; Đề án phát triển cây chè đặc sản; Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Kế hoạch phát triển đàn trâu sinh sản; Kế hoạch phát triển cá đặc sản nuôi trong lồng trên sông, hồ và mô hình nuôi cá trong ao hồ nhỏ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi là VietGAP).
2. Lĩnh vực sản xuất hàng hóa được hỗ trợ
2.1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn (hỗ trợ lãi suất 01 lần):
a) Cây chè đặc sản (chè đặc sản là các loài: Shan tuyết, Kim tuyên, Phúc vân tiên): Đầu tư trồng mới, đầu tư chăm sóc, đầu tư chế biến sản phẩm.
b) Cây mía: Đầu tư trồng mới.
c) Cây cam sành: Đầu tư xây dựng vườn ươm sản xuất giống; đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản cam quả; đầu tư trồng mới, trồng lại; đầu tư chăm sóc.
d) Con trâu: Đầu tư nuôi trâu sinh sản; đầu tư nuôi trâu đực giống.
đ) Con cá đặc sản (cá đặc sản là các loài: cá Chiên, cá Lăng Chấm, cá Bỗng, cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ, cá Tầm): Đầu tư nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; đầu tư nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư:
a) Cây chè đặc sản: Hỗ trợ bình tuyển cây đầu dòng; hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống; hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
b) Cây cam sành: Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống; hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
c) Con cá nuôi tại ao, hồ nhỏ: Hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
d) Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
3. Điều kiện được hỗ trợ, mức cho vay có hỗ trợ lãi suất, mức hỗ trợ, thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay: Theo nội dung tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
1. Các khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ chi phí đầu tư sản xuất hàng hóa theo cơ chế, chính sách của tỉnh được chi trực tiếp cho các đối tượng được thụ hưởng.
2. Tổ chức, hộ gia đình phải sử dụng vốn vay, vốn hỗ trợ đầu tư đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng quy định của ngân hàng; chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.
Không hỗ trợ lãi suất tiền vay cho những hộ vay vốn không sử dụng vốn đúng mục đích, có nợ quá hạn phát sinh từ khoản vay, không đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
3. Những nội dung hỗ trợ không nêu trong hướng dẫn này được thực hiện theo các chính sách hiện hành của nhà nước.
4. Trong trường hợp cùng thời gian, một số cây trồng, vật nuôi có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì tổ chức, hộ gia đình được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
5. Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người vay vốn: trồng mới, chăm sóc chè; mua máy sao chè; đầu tư giống để trồng mới cây mía đường; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP được thực hiện theo hình thức đồng thời với quá trình đầu tư.
Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người vay vốn để đầu tư xây dựng: cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi; xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh; xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam; Hỗ trợ chi phí: bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng; đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản, Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp được thực hiện theo hình thức sau đầu tư.
Đối với các khoản hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình: vườn cây chè đặc sản đầu dòng; vườn ươm sản xuất giống cây chè đặc sản; vườn ươm cây giống cây Cam Sành sạch bệnh do huyện Hàm Yên thực hiện, được thực hiện theo các Quy định về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
6. Việc cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay và hỗ trợ đầu tư được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
7. Trong hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7.1. Định mức cho vay là mức chi phí trên đơn vị đầu tư (ha, lồng cá, m2 đầu tư xây dựng...) dùng để tính toán số vốn vay khi lập, thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn.
7.2. Mức cho vay có hỗ trợ lãi suất là số tiền vay tối đa được hỗ trợ lãi suất trong tổng số tiền được vay của tổ chức, hộ gia đình.
Ngoài mức cho vay có hỗ trợ lãi suất, tổ chức, hộ gia đình có thể thỏa thuận với ngân hàng theo quy định để vay số tiền cao hơn mức cho vay có hỗ trợ lãi suất, tỉnh không hỗ trợ lãi suất phần vay cao hơn “mức cho vay có hỗ trợ lãi suất” nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND.
7.3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận. Hộ khác là hộ không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Việc xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng hóa được thực hiện cùng với kỳ xây dựng dự toán ngân sách vào quý III hàng năm; trình tự lập, giao dự toán ngân sách phải được thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Căn cứ lập kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ
- Căn cứ quy định và mức hỗ trợ theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh: Đề án phát triển cây cam; Đề án phát triển cây chè đặc sản; Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Kế hoạch phát triển đàn trâu sinh sản; Kế hoạch phát triển cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ và mô hình nuôi cá trong ao hồ nhỏ theo VietGAP.
2. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng hóa hàng năm
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) cùng với việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm trước, kết quả và khả năng thực hiện đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, dự toán hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ đầu tư sản xuất hàng hóa (sau đây gọi chung là kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng hóa) cùng với kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa, khả năng thực hiện của địa phương và xem xét kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, giao kinh phí hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng với kỳ giao dự toán ngân sách hàng năm.
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHO VAY VÀ HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
1. Trình tự, thủ tục xét duyệt cho vay có hỗ trợ lãi suất
1.1. Thủ tục xét duyệt cho vay vốn: trồng mới, chăm sóc chè; mua máy sao chè; đầu tư giống để trồng mới cây mía đường; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP
a) Người vay vốn lập Bản đăng ký nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay (theo mẫu số 01-ĐK kèm theo hướng dẫn này) có xác nhận của Trưởng thôn, bản. Trưởng thôn, bản tập hợp Bản đăng ký nhu cầu vay vốn và chuyển đến bộ phận giao dịch “một cửa” của Ủy ban nhân dân cấp xã.
(Kèm theo bản đăng ký có bản sao công chứng hoặc chứng thực các giấy tờ về đất, hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND nếu xin vay vốn để trồng mới chè đặc sản, Cam Sành).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận Bản đăng ký của các hộ; định kỳ ngày 15 hàng tháng, tổng hợp danh sách người đăng ký vay, ghi rõ địa chỉ, số tiền đăng ký vay, thời gian vay, mục đích vay (nêu rõ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khác, theo mẫu 02-THĐK kèm theo hướng dẫn này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc Phòng Kinh tế thành phố (sau đây gọi chung là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp.
d) Các Ngân hàng hướng dẫn người vay vốn lập hồ sơ vay vốn, thẩm định điều kiện cho vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng, gửi thông báo danh sách các hộ gia đình được vay vốn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để niêm yết công khai danh sách các hộ được vay vốn có hỗ trợ lãi suất tại trụ sở UBND cấp xã trước khi giải ngân (thời gian thực hiện trong 7 ngày làm việc) và thực hiện giải ngân cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định.
1.2. Thủ tục vay vốn đầu tư xây dựng: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh; xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam
a) Người vay vốn lập văn bản hoặc có đơn (theo mẫu số 03-TT kèm theo hướng dẫn này) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư theo cơ chế cho vay vốn có hỗ trợ lãi suất (qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện).
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng chuyên môn căn cứ Đề án phát triển vùng sản xuất Cam Sành, kế hoạch vốn được giao xác định đúng đối tượng được vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay, tham mưu UBND cấp huyện có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (trong thời gian 7 ngày làm việc). Nội dung văn bản chấp thuận chủ trương bao gồm: Tên dự án, địa điểm, mục tiêu đầu tư, diện tích chiếm đất, nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện,...
c) Người vay vốn tự lập (nếu có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật) hoặc thuê đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan làm đầu mối) để lấy ý kiến Sở quản lý xây dựng chuyên ngành liên quan về thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình làm cơ sở để người vay vốn thẩm định, quyết định đầu tư. Người vay vốn tự thẩm tra hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế - dự toán phục vụ thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
d) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở quản lý xây dựng chuyên ngành phải có ý kiến tham gia bằng văn bản về thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để thông báo cho người vay vốn để tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng công trình.
e) Sau khi phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, người vay vốn thực hiện giao dịch trực tiếp với Ngân hàng (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để làm thủ tục vay vốn theo quy định của ngân hàng.
f) Các nội dung khác:
Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) để thực hiện quy hoạch, việc cấp giấy phép xây dựng (xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam) thực hiện theo quy định hiện hành.
Việc tổ chức thi công và quản lý chất lượng: Người vay vốn tự tổ chức hoặc thuê đơn vị, cá nhân đủ năng lực để thi công và quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
j) Ngân hàng (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn người vay vốn lập hồ sơ vay vốn theo quy định của ngành Ngân hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn, quyết định việc cho vay và gửi thông báo việc cho vay, danh sách người được vay vốn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (thời gian thực hiện trong 10 ngày làm việc) thực hiện giải ngân cho vay vốn và kiểm tra sử dụng vốn vay theo đúng quy định.
k) Người vay vốn ở ngoài tỉnh có nhu cầu được hưởng chính sách vay vốn có hỗ trợ lãi suất để đầu tư xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh, xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam: Thực hiện các thủ tục như các tiết trên tại điểm 1.2 khoản 1 mục này và gửi kết quả vay vốn về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện đầu tư xây dựng (bản sao công chứng hoặc chứng thực bộ hồ sơ vay vốn và trình bản gốc qua Phòng nông nghiệp huyện kiểm tra, đối chiếu và xác nhận) để thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa công trình vào sử dụng.
1.3. Thủ tục vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi
a) Người vay vốn có văn bản (theo mẫu 03-TT kèm theo hướng dẫn này) gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xin phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng theo cơ chế cho vay vốn có hỗ trợ lãi suất và đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo đề nghị UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng (trong thời gian 7 ngày làm việc).
b) Sau khi có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, Người vay vốn nếu có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật thì tự lập Dự án đầu tư (đối với công trình có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ trở lên) hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (đối với công trình có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng). Trường hợp, Người vay vốn không đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật thì thuê đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật lập Dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
c) Sau khi lập xong dự án đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, Người vay vốn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan làm đầu mối) để lấy ý kiến Sở quản lý xây dựng chuyên ngành và các cơ quan liên quan về thiết kế cơ sở dự án hoặc về thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình làm cơ sở để Người vay vốn thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trước khi thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công của dự án hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, Người vay vốn tự thẩm tra hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế - dự toán.
d) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, cơ quan liên quan nhận đủ hồ sơ Dự án đầu tư hợp lệ và 15 ngày làm việc nhận đủ hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hợp lệ; Sở quản lý xây dựng chuyên ngành và cơ quan liên quan phải có ý kiến tham gia bằng văn bản về dự án hoặc về thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo cho Người vay vốn để tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Riêng đối với dự án đầu tư, trường hợp Người vay vốn không đủ năng lực để thẩm định thì có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung dự án.
e) Sau khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, người vay vốn thực hiện các thủ tục như tiết e, j, k điểm 1.2 khoản 1 mục này.
J) Các nội dung khác:
Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) để thực hiện quy hoạch, việc cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành.
Việc tổ chức thi công và quản lý chất lượng: Người vay vốn tự tổ chức hoặc thuê đơn vị, cá nhân đủ năng lực để thi công và quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
2. Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất tiền vay
2.1. Đối với người vay vốn: trồng mới, chăm sóc chè; mua máy sao chè; đầu tư giống để trồng mới cây mía đường; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP:
- Chuyển kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quyết định phê duyệt của UBND huyện; kèm theo Quyết định gồm: danh sách phê duyệt kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay của Ủy ban nhân dân huyện, bảng kê số tiền cho vay, số tiền vay sử dụng đúng mục đích được hỗ trợ lãi suất, số lãi suất tiền vay phải trả chi tiết đến từng đối tượng được vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay (phân loại theo hộ nghèo, hộ cận nghèo) để làm căn cứ chi trả tiền cho đối tượng được hỗ trợ và hồ sơ Quyết toán.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định hỗ trợ lãi suất tiền vay của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng chi trả tiền hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn (Thực hiện trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay).
2.2. Đối với người vay vốn để đầu tư xây dựng: cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi; xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh; xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam.
a) Sau khi thực hiện hoàn thành thi công xây dựng, Người vay vốn lập báo cáo hoàn thành thi công xây dựng (Theo mẫu 04-BC kèm theo hướng dẫn này) gửi UBND huyện nơi có công trình, dự án đầu tư xây dựng nêu trên. Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của Người vay vốn, UBND huyện chủ trì và mời Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn liên quan kiểm tra sự phù hợp về quy mô, hình thức, kết cấu công trình so với đồ án thiết kế đã được phê duyệt. Nội dung kiểm tra được lập bằng biên bản (Theo mẫu 05-BB kèm theo hướng dẫn này).
b) Qua kiểm tra nếu công trình thi công đảm bảo yêu cầu, thì Người vay vốn được đưa công trình vào hoạt động và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất tiền vay. UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp nhận hồ sơ (03 bộ) đề nghị hỗ trợ lãi suất tiền vay, tổng hợp Báo cáo UBND huyện.
Trong trường hợp công trình thi công chưa đạt yêu cầu, UBND huyện yêu cầu người đầu tư hoàn thiện và chỉ thanh toán lần đầu tiền hỗ trợ lãi suất cho người đầu tư sau khi nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động.
- Hồ sơ đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu 06-ĐN kèm theo hướng dẫn này).
+ Biên bản kiểm tra hoàn thành thi công công trình.
+ Văn bản xác nhận của Ngân hàng về ngày vay, số tiền vay, dư nợ, mục đích vay, số tiền lãi đã thu, trong đó số tiền lãi đã thu được hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng cho vay đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Giao Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng kinh tế hạ tầng... kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; căn cứ kết quả đầu tư của người vay vốn xác định số vốn vay sử dụng đúng mục đích được hỗ trợ lãi suất; trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay.
Chuyển kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quyết định phê duyệt của UBND huyện, hồ sơ kèm theo Quyết định là một bộ hồ sơ đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay (theo tiết b khoản 2.2 mục 2 phần IV) để làm căn cứ chi trả tiền cho đối tượng được hỗ trợ và hồ sơ Quyết toán.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định hỗ trợ lãi suất tiền vay của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng chi trả tiền hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn (Thực hiện trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay).
- Thời gian thanh toán tiền hỗ trợ lãi suất lần tiếp theo: 6 tháng một lần.
- Hồ sơ đề nghị thanh toán lần tiếp theo gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu 07-ĐN kèm theo hướng dẫn này).
+ Văn bản xác nhận của Ngân hàng về ngày vay, số tiền vay, dư nợ, mục đích vay số tiền lãi đã thu, trong đó số tiền lãi đã thu được hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng cho vay đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
Trình tự như tiết b, c khoản 2.2 mục 2 phần IV.
Thời gian được hỗ trợ lãi suất: Theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 36 tháng.
- Đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán: Ủy ban nhân dân xã theo Quyết định hỗ trợ lãi suất tiền vay của UBND huyện.
3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư
3.1. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình: vườn cây chè đặc sản đầu dòng; vườn ươm sản xuất giống cây chè đặc sản; vườn ươm cây giống cây Cam Sành sạch bệnh do huyện Hàm Yên thực hiện.
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây dựng công trình.
b) Chủ đầu tư lập Tờ trình xin chủ trương đầu tư gửi UBND huyện.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch, đề án phát triển sản xuất hàng hóa cây trồng trên địa bàn.
d) Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ đầu tư, thanh toán kinh phí hỗ trợ đầu tư được thực hiện theo Quy định về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
3.2. Hỗ trợ chi phí: bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng; đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản, Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
3.2.1. Thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ
a) Tổ chức, hộ gia đình lập và gửi 03 bộ hồ sơ đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện, gồm có: đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí (theo mẫu số: 08-HTCP kèm theo hướng dẫn này; kèm theo đơn là dự toán các khoản chi phí), nêu rõ quy mô, địa điểm, thực hiện và dự toán tổng kinh phí đầu tư, kinh phí xin hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện).
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ dự toán ngân sách hỗ trợ đầu tư sản xuất hàng hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm căn cứ đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa cây trồng trên địa bàn căn cứ điều kiện được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của tỉnh để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự toán hỗ trợ chi phí (thời gian thực hiện trong 10 ngày làm việc).
3.2.2. Lập hồ sơ đề nghị thanh toán hỗ trợ
Tổ chức, hộ gia đình sau khi hoàn thành nội dung công việc đã được UBND Huyện phê duyệt Dự toán ở phần trên, lập và gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán về Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện); hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí (theo mẫu số: 09-TTCP kèm theo hướng dẫn này).
- Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực các giấy chứng nhận liên quan đến nội dung đề nghị hỗ trợ, như: Cây đầu dòng; chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm; chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa; chứng nhận ViệtGAP, bản xác nhận (Hoặc hợp đồng) thuê gian hàng...
3.2.3. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ
- Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng ban liên quan... kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; xác định số tiền được hỗ trợ; trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ (trong thời gian 7 ngày làm việc).
Chuyển kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quyết định phê duyệt của UBND huyện, hồ sơ kèm theo Quyết định là một bộ hồ sơ đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ (theo tiết 3.2.2 khoản 3.2 mục 3 phần IV) để làm căn cứ chi trả tiền cho đối tượng được hỗ trợ và hồ sơ Quyết toán.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chi trả tiền hỗ trợ cho đối tượng được hỗ trợ (Thực hiện trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ).
4. Giám sát, kiểm tra đầu tư, bồi hoàn khi thực hiện không đúng quy định
4.1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay có hỗ trợ lãi suất, vốn hỗ trợ đầu tư và việc cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
4.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi tổ chức, hộ gia đình sử dụng vốn vay có hỗ trợ lãi suất, vốn hỗ trợ đầu tư không đúng mục đích; kinh phí thu hồi về ngân sách của huyện để hỗ trợ sản xuất hàng hóa theo chính sách của tỉnh trên địa bàn huyện.
5. Quyết toán kinh phí hỗ trợ
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quyết toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và nội dung sau:
5.1. Quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đầu tư người vay vốn, hỗ trợ chi phí:
UBND xã lập hồ sơ Quyết toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị quyết toán của UBND xã.
- Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay của Ủy ban nhân dân huyện và hồ sơ kèm theo như tiết b khoản 2.1 mục 2 phần IV hoặc tại tiết b khoản 2.2 mục 2 phần IV, hoặc tại tiết 3.2.2 khoản 3.2 mục 3 phần IV hướng dẫn này (theo từng nội dung chi cụ thể).
- Danh sách nhận tiền hoặc phiếu chi tiền có chữ ký trực tiếp của người nhận tiền hỗ trợ.
5.2. Quyết toán kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình: vườn cây chè đặc sản đầu dòng; vườn ươm sản xuất giống cây chè đặc sản; vườn ươm cây giống cây Cam Sành sạch bệnh do huyện Hàm Yên thực hiện.
Chủ đầu tư thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quy định về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hướng dẫn này.
- Ban hành hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo thẩm quyền.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện cơ chế, chính sách.
- Chủ trì tổng hợp và phối hợp với các ngành liên quan giải quyết những vướng mắc và đề nghị sửa đổi những nội dung không phù hợp.
2. Sở Tài chính:
- Theo dõi việc sử dụng kinh phí hỗ trợ, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành kinh phí hỗ trợ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa.
- Phối hợp thẩm tra, tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ cùng với kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm.
4- Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cấp huyện trong việc hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Hướng dẫn và thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy định.
5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang:
- Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phổ biến, quán triệt, tập huấn cơ chế, chính sách này đến toàn thể cán bộ, viên chức để tổ chức thực hiện; hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn theo quy định của ngành Ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi để người vay vốn được vay vốn và được hưởng những ưu đãi về tín dụng theo quy định.
- Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả, đúng quy định; đồng thời tổng hợp, lập bảng kê chính xác số tiền cho vay, số tiền vay sử dụng đúng mục đích được hỗ trợ lãi suất, dư nợ, số lãi tiền vay đã thu, số tiền lãi được hỗ trợ lãi suất chi tiết đến từng đối tượng được vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay (phân loại theo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khác) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để chi hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các đối tượng được thụ hưởng.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, UBND xã, các cơ quan liên quan để triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Căn cứ cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi của tỉnh, xây dựng các kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung toàn tỉnh.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay có hỗ trợ lãi suất, vốn hỗ trợ đầu tư và việc cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Quyết định thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi tổ chức, hộ gia đình sử dụng vốn vay có hỗ trợ lãi suất, vốn hỗ trợ đầu tư không đúng mục đích.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
- Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình lập hồ sơ đầu tư và thực hiện các trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa cùng thời gian xây dựng dự toán ngân sách năm kế hoạch trình phê duyệt; quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí được giao và quản lý chất lượng xây dựng các công trình được hỗ trợ đầu tư theo đúng quy định.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Tuyên truyền, triển khai chính sách đến các hộ gia đình và các đối tượng liên quan trong địa bàn xã. Tổ chức cho người có nhu cầu vay vốn đăng ký và tổng hợp người có nhu cầu vay vốn báo cáo UBND huyện.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện cơ chế, chính sách cùng thời gian xây dựng dự toán ngân sách năm kế hoạch. Tiếp nhận và thanh toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số tiền hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng, Quyết toán theo đúng quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức ngân hàng trong việc hướng dẫn, xác nhận hồ sơ vay vốn đáp ứng nhu cầu huy động vốn đảm bảo sản xuất của hộ gia đình, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.
- Bố trí cán bộ trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hỗ trợ kinh phí và thực hiện các nội dung công việc hỗ trợ theo cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi của tỉnh.
8. Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương:
Phối hợp với địa phương thực hiện công tác tuyên truyền chính sách hỗ trợ đầu tư giống để trồng mới mía đường trong vùng nguyên liệu; tổ chức thực hiện trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm mía cây theo đúng hợp đồng trồng mía với hộ gia đình; cung cấp danh sách các hộ hợp đồng trồng mía nguyên liệu làm cơ sở cho việc thẩm định vay vốn, hỗ trợ lãi suất tiền vay.
Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ | ||
SỞ TÀI CHÍNH | SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ T.TUYÊN QUANG | SỞ XÂY DỰNG T.TUYÊN QUANG | |
Nơi nhận: | |||
Mẫu số 01-ĐK
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN ĐĂNG KÝ NHU CẦU VAY VỐN CÓ HỖ TRỢ LÃI SUẤT TIỀN VAY
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).......................................
Họ và tên người đăng ký..............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………; Dân tộc: ………………………………….
Thuộc đối tượng (hộ nghèo, hộ cận nghèo)1: …………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: .............................................................................................................
Sau khi nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; tôi làm Bản đăng ký này đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện ……………. được vay vốn có hỗ trợ lãi suất, cụ thể như sau:
- Mục đích vay vốn2:.....................................................................................................
- Quy mô sản xuất3:......................................................................................................
- Địa điểm sản xuất4:.....................................................................................................
- Thời gian thực hiện:....................................................................................................
- Tổng số vốn đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất:........................................................
- Thời gian vay vốn:......................................................................................................
Xác nhận của Trưởng Thôn, bản | Ngày……..tháng……..năm 20.... |
Mẫu số 02-THĐK
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: UBND-VP | ……………, ngày … tháng … năm 201... |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện…..
Căn cứ bản đăng ký vay vốn để phát triển sản xuất của các hộ gia đình. UBND xã …….. tổng hợp nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất có hỗ trợ lãi suất của các hộ gia đình trên địa bàn xã ... ... tháng …../201... như sau:
Tổng số hộ đăng ký:... hộ (trong đó: ... hộ nghèo; ... hộ cận nghèo).
Tổng quy mô sản xuất:.... ha; ... con;.... lồng....
Tổng số vốn đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất:.... triệu đồng.
(chi tiết có biểu kèm theo)
UBND xã.... kính trình UBND huyện………. xem xét và đề nghị Ngân hàng………cho các hộ được vay vốn./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN NHÂN XÃ |
BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÓ HỖ TRỢ LÃI SUẤT
(Kèm theo văn bản số /UBND-VP ngày tháng năm của UBND xã... .)
STT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Dân tộc | Thuộc đối tượng | Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú | Nơi ở hiện tại | Mục đích vay vốn | Quy mô sản xuất | Địa điểm sản xuất | Thời gian thực hiện | Tổng vốn đề nghị được vay có hỗ trợ lãi suất | Thời gian vay vốn |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: | (5) Đối tượng: Ghi rõ: Hộ nghèo, hộ cận nghèo; trường hợp không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo thì khi ghi rõ là “hộ khác”. (8) Mục đích vay vốn để: trồng mới, chăm sóc chè đặc sản; mua máy sao chè đặc sản; đầu tư giống để trồng mới cây mía; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP. (9) Quy mô: Ghi số lượng về diện tích, số lồng và kích thước lồng nuôi; số trâu sinh sản, trâu đực giống.... (10) Địa điểm: Nêu địa điểm thuộc thôn (bản, tổ nhân dân), xã (phường, thị trấn). |
Mẫu số 03-TT
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN (Nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. /TTr-…. | …, ngày … tháng … năm 20… |
TỜ TRÌNH
V/v đề nghị phê duyệt chủ trương xây dựng Công trình: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam; cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi bằng nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất
Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Hướng dẫn số ngày /9/2014 của Liên ngành: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Xây dựng - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang về thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 05/10/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định thực hiện một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Đề án phát triển cây cam; Đề án phát triển cây chè đặc sản; Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Kế hoạch phát triển đàn trâu sinh sản; Kế hoạch phát triển cá đặc sản bằng nuôi trong lồng trên sông, hồ và mô hình nuôi cá trong ao hồ nhỏ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi là VietGAP)
Tổ chức, cá nhân kính trình Ủy ban nhân dân huyện… … nơi có xây dựng vườn ươm giống cam sành sạch bệnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi phê duyệt chủ trương xây dựng công trình ……………….. với những nội dung cụ thể như sau:
1. Tên công trình: Công trình xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh; xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam; cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi
2. Đơn vị (hộ gia đình) thực hiện đầu tư:............................................................................
3. Mục tiêu đầu tư:...........................................................................................................
4. Địa điểm thực hiện:.......................................................................................................
5. Nội dung và quy mô đầu tư (nêu rõ diện tích; số lượng; các hạng mục đầu tư; công suất ………)
6. Nguồn vốn đầu tư: Vốn vay được nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay.
7. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư: ……………………………….; trong đó:
- Kinh phí tự huy động:.....................................................................................................
- Kinh phí đề nghị được vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay:...............................................
8. Thời gian thực hiện đầu tư:...........................................................................................
Tổ chức, cá nhân trình ………. (Ghi tên cơ quan xét duyệt) xem xét, phê duyệt./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN HOẶC TỔ CHỨC |
Mẫu số 04-BC
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày …… tháng …… năm …….
BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện ...
Căn cứ hướng dẫn số .... (Ghi tên văn bản hướng dẫn trên)
… … (Ghi tên người vay vốn) báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình ………… (ghi tên công trình) với các nội dung sau:
1. Tên công trình: ............................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng ......................................................................................................
3. Quy mô công trình: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
4. Ngày khởi công và ngày hoàn thành: ……….
5. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.
6. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.
Đề nghị Ủy ban nhân huyện .... tổ chức kiểm tra./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN hoặc NGƯỜI VAY VỐN |
Mẫu số 05-BB
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
… … …, ngày …… tháng ………… năm……..
BIÊN BẢN KIỂM TRA HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: …….
Căn cứ hướng dẫn số .... (Ghi tên văn bản hướng dẫn trên)
Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình ... (ghi tên công trình) của … … (Ghi tên Người vay vốn);
Hôm nay, ngày... tháng …. năm ……tại ……… (địa điểm công trình kiểm tra)
I. Thành phần: (Ghi tên thành phần tham gia)
II. Nội dung: Kiểm tra công trình hoàn thành thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:
1. Tên công trình:
2. Nội dung kiểm tra:
3. Nhận xét về hiện trạng chất lượng của công trình:
4. Nhận xét về sự tuân thủ các quy định của pháp luật thông qua các nội dung đã kiểm tra.
5. Các ý kiến khác (nếu có).
III. Kết luận: Đảm bảo (hay không đảm bảo) yêu cầu về quy mô, hình thức, kết cấu công trình so với đồ án thiết kế đã được phê duyệt./.
Các thành phần tham gia ký, ghi rõ họ tên.
Mẫu số 06-ĐN
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN LẦN ĐẦU
Kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng: cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi; xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thành phố |
Tên tổ chức/cá nhân đề nghị ............................................................................................
Địa chỉ doanh nghiệp/địa chỉ thường trú của cá nhân .........................................................
(Nếu là cá nhân thì nêu thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số CMND, ngày cấp, nơi cấp)
Căn cứ Quyết định số...ngày.../.../201...của UBND huyện, thành phố.... về phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam
Đến nay đơn vị/hộ gia đình tôi đã thực hiện xây dựng hoàn thành công trình, công trình đã được đưa vào sử dụng; đơn vị/hộ gia đình làm đơn này đề nghị UBND huyện, thành phố ………….thanh toán kinh phí được hỗ trợ như sau:
1. Thời gian đầu tư xây dựng (nêu rõ từ thời gian bắt đầu thực hiện đến thời gian hoàn thành công trình đưa vào sử dụng).
2. Khối lượng các hạng mục được hoàn thành (số m2 xây dựng; diện tích đầu tư; số máy móc thiết bị đã đầu tư………).
3. Tổng kinh phí đã thực hiện đầu tư:…………………………………………; trong đó:
- Nguồn vốn tự huy động:.................................................................................................
- Nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo dự toán kinh phí UBND huyện, thành phố phê duyệt:……………………………………………………………………………………….; trong đó:
+ Số vốn tiền vay ngân hàng:...........................................................................................
+ Số tiền phải trả lãi từ ngày …../…./201.. đến ngày ……/……./201…. (ngày làm đơn) là:………………………………………………………………………………………………………….
- Tổng số kinh phí đề nghị thanh toán:...............................................................................
- Giấy tờ liên quan kèm theo5:...........................................................................................
Đề nghị UBND huyện, thành phố xét duyệt./.
| …Ngày……..tháng………năm 20…… |
Mẫu số 07-ĐN
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN ĐỢT………..
Kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng: cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thành phố |
Tên tổ chức/cá nhân đề nghị ............................................................................................
Địa chỉ doanh nghiệp/địa chỉ thường trú của cá nhân .........................................................
(Nếu là cá nhân thì nêu thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số CMND, ngày cấp, nơi cấp)
Căn cứ Quyết định số...ngày.../.../201...của UBND huyện, thành phố... về phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam
Đến nay đơn vị/hộ gia đình tôi được UBND huyện, thành phố ……….thanh toán tiền hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư xây dựng công trình xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi: xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh: xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam được … lần. Nay đơn vị/hộ gia đình làm đơn này đề nghị UBND huyện, thành phố ……. tiếp tục thanh toán lần thứ…….số kinh phí được hỗ trợ như sau:
1. Thời gian đầu tư xây dựng (nêu rõ từ thời gian bắt đầu thực hiện đến thời gian hoàn thành công trình đưa vào sử dụng).
2. Khối lượng các hạng mục được hoàn thành (số m2 xây dựng; diện tích đầu tư; số máy móc thiết bị đã đầu tư………).
3. Tổng kinh phí đã thực hiện đầu tư: …………………………………..; trong đó:
- Nguồn vốn tự huy động:.................................................................................................
- Nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất theo dự toán kinh phí UBND huyện, thành phố phê duyệt:………………………………………………………………; trong đó:
+ Số vốn tiến vay ngân hàng:...........................................................................................
+ Số tiền phải trả lãi từ ngày …./……/201.... đến ngày ……./……/201…. (ngày làm đơn) là:………………………………………………………………………………………………….
- Tổng số kinh đã được hỗ trợ đến thời điểm ngày .../…/201.. (ngày được hỗ trợ lãi suất vốn vay trước liền kề) là: ……………………………………………………………………………………
- Tổng số kinh phí đề nghị thanh toán lần thứ ……..là:……………………………………….
- Giấy tờ liên quan kèm theo6:...........................................................................................
Đề nghị UBND huyện, thành phố xét duyệt./.
| ....Ngày……tháng…….năm 20…… |
Mẫu số 08-HTCP
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ kinh phí: bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng: đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản. Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thành phố………………….. |
Tên tổ chức/cá nhân đề nghị ............................................................................................
Địa chỉ doanh nghiệp/địa chỉ thường trú của cá nhân .........................................................
(Nếu là cá nhân thì nêu thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số CMND ngày cấp, nơi cấp)
Sau khi nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đơn vị/hộ gia đình tôi đã thực tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân xã ……………………. tổng hợp gửi UBND huyện xem xét hỗ trợ kinh phí để bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng: đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản, Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP: xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp như sau:
- Địa điểm thực hiện các nội dung đầu tư (địa điểm tham gia các hội chợ, địa điểm có cây đầu dòng; địa điểm nuôi trồng được chứng nhận VietGAP...)....................................................................................................
- Thời gian thực hiện các nội dung đầu tư..........................................................................
- Khối lượng các hạng mục đầu tư (số cây đầu dòng được bình tuyển; diện tích nuôi cá, trồng chè được cấp chứng nhận VietGAP; danh mục hàng hóa được xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận thương hiệu………).
- Tổng dự toán kinh phí: ……………………………………………………………… (nêu tổng dự toán và chi tiết các mục dự kiến phải chi phí).
- Tổng số kinh phí đề nghị được hỗ trợ:............................................................................
Được phê duyệt Dự toán kinh phí để thực hiện bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng: đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản, Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, tôi, (chúng tôi) xin cam kết:
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện.
- Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả; chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền./.
| ...Ngày……tháng….. năm 20… | …….Ngày…..tháng……năm 20... |
Mẫu số 09-HTCP
(Kèm theo Hướng dẫn số 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN ngày 15/9/2014 của Liên ngành)
Thanh toán kinh phí: bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng: đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản. Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thành phố………………….. |
Tên tổ chức/cá nhân đề nghị ............................................................................................
Địa chỉ doanh nghiệp/địa chỉ thường trú của cá nhân .........................................................
(Nếu là cá nhân thì nêu thêm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số CMND ngày cấp, nơi cấp)
Căn cứ Quyết định số…ngày…/…/201…của UBND huyện, thành phố……..về phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng: đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản. Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP: xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá sản đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp,
Đến nay, đơn vị/hộ gia đình tôi đã thực hiện hoàn thành nội dung được hỗ trợ; đơn vị (hộ gia đình) tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thành phố….. thanh toán kinh phí hỗ trợ như sau:
- Địa điểm thực hiện các nội dung đầu tư (địa điểm tham gia các hội chợ, địa điểm có cây đầu dòng; địa điểm nuôi trồng được chứng nhận VietGAP, địa điểm có cây chè được bình tuyển………):.....................................
- Thời gian thực hiện các nội dung đầu tư (nêu rõ từ thời gian bắt đầu thực hiện đến thời gian hoàn thành nội dung được hỗ trợ)
- Khối lượng các hạng mục đầu tư (diện tích nuôi trồng được cấp chứng nhận VietGAP; số cây đầu dòng được chứng nhận; danh mục hàng hóa được xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận thương hiệu, trưng bày các gian hàng hội chợ………):
- Tổng kinh phí đã thực hiện: ………………………………………………………………
- Tổng số kinh phí đề nghị thanh toán:...............................................................................
- Giấy tờ liên quan kèm theo7:
Đề nghị UBND huyện, thành phố xét duyệt./.
| …….Ngày…..tháng……năm 20.... |
1 Ghi rõ: Hộ nghèo, hộ cận nghèo; trường hợp không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo thì khi ghi rõ là “không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo”.
2 Nêu cụ thể: trồng mới, chăm sóc chè đặc sản; mua máy sao chè đặc sản; đầu tư giống để trồng mới cây mía; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP.
3 Ghi số lượng về diện tích, số lồng và kích thước lồng nuôi; số trâu sinh sản, trâu đực giống…
4 Nêu địa điểm thuộc thôn (bản, tổ nhân dân), xã (phường, thị trấn).
5 Bao gồm: Quyết định, hồ sơ phê duyệt Dự án đầu hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào hoạt động (như mẫu 05-BB).
6 Bảng kê số tiền và thời gian đã cho vay của Ngân hàng cho vay vốn đến tại thời điểm đề nghị hỗ trợ.
7 Bao gồm: Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Bản sao công chứng các giấy chứng nhận liên quan đến nội dung đề nghị hỗ trợ, như: Cây đầu dòng; chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm; chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa; chứng nhận ViệtGAP, bản xác nhận (Hoặc hợp đồng) thuê gian hàng...; Hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ về chi phí thực hiện nội dung đề nghị hỗ trợ (nếu có).
- 1Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, diêm nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ một số loại tài sản, vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Quyết định 21/2015/QĐ-UBND định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 theo Quyết định 551/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 23/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, diêm nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ một số loại tài sản, vật kiến trúc, cây trồng vật nuôi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Quyết định 21/2015/QĐ-UBND định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 theo Quyết định 551/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
Hướng dẫn 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN năm 2014 thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 15/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Văn Nhân, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phạm Quang Khánh, Trần Văn Lương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra