Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/HD-TY-KD | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN
CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH THÚ Y TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
Căn cứ:
Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26/7/2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Quyết định số 89/2003/QĐ-BNN ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Thú y;
Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiềm dịch động vật, sản phẩm động vật;
Quyết định số 67/1999/QĐ-BNN-TY ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về điều kiện và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật;
Quyết định số 48/2004/QĐ-BNN ngày 11/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Tiêu chuẩn về thịt lợn lạnh đông xuất khẩu;
Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7047:2002 Thịt lạnh đông – Quy định kỹ thuật;
Để góp phần ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm lây nhiễm từ nước ngoài và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục Thú y hướng dẫn thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trong hoạt động bảo quản, sơ chế, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ sản phẩm động vật nhập khẩu trên thị trường và phân công trách nhiệm quản lý như sau:
I. YÊU CẦU VỀ VỆ SINH THÚ Y TRONG BẢO QUẢN, CHIA NHỎ, ĐÓNG GÓI LẠI (SAU ĐÂY GỌI LÀ SƠ CHẾ), VẬN CHUYỂN, MUA BÁN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
1. Yêu cầu đối với nơi bảo quản sản phẩm động vật nhập khẩu:
- Kho bảo quản sản phẩm động vật phải là kho lạnh chuyên dùng bảo quản thực phẩm, có thiết bị làm lạnh, đủ ánh sáng, độ ẩm, độ lưu thông không khí đáp ứng yêu cầu bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm, có thiết bị, phương tiện để kiểm tra, ghi chép các chỉ tiêu này. Nhiệt độ kho bảo quản phải đạt tối thiểu – 180C;
- Thuận tiện cho việc xếp dỡ, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và không làm nhiễm bẩn hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm;
- Sản phẩm động vật phải được đặt trên các kệ, giá được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không bị ảnh hưởng của hóa chất tiêu độc khử trùng. Sản phẩm được sắp xếp cách sàn kho tối thiểu 0,3m, cách tường 0,5 m, khoảng cách giữa các khối hàng tối thiểu 0,3 m để bảo đảm lưu thông không khí, tạo độ lạnh đồng đều cho sản phẩm ở các vị trí khác nhau;
- Không bảo quản chung các loại sản phẩm có thể tác động lẫn nhau gây nhiễm bẩn hoặc làm thay đổi bản chất của sản phẩm về cảm quan, mùi …;
- Đối với những lô hàng đang trong thời gian cách ly làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, hải quan, phải được bảo quản ở kho riêng biệt với những lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu trước đó hoặc giữ nguyên trạng trong các container lạnh vận chuyển từ cảng về cho đến khi được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu mới được nhập vào kho chung. Trường hợp sử dụng kho chung, phải bố trí khu vực riêng biệt và có biện pháp đánh dấu, tránh lẫn lộn với hàng hóa đã được phép nhập khẩu.
2. Yêu cầu đối với cơ sở sơ chế sản phẩm động vật đông lạnh:
2.1. Về thiết kế, bố trí nhà xưởng:
- Khu vực sản xuất, sơ chế phải được thiết kế, bố trí các công đoạn theo nguyên tắc một chiều từ tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, rã đông, chia nhỏ, đóng gói, xuất bán để tránh nhiễm bẩn;
- Nhà xưởng phải có trang bị thiết bị làm mát, bảo đảm nhiệt độ phòng từ 80C – 120C; có hệ thống thông gió để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ ô nhiễm thực phẩm do không khí hay hơi nước ngưng tụ, được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng, kiểm tra; có lưới ngăn không cho côn trùng xâm nhập. Hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. Hệ thống chiếu sáng phải là ánh sáng trắng, bảo đảm cường độ tối thiểu 200 lux;
- Tường nhà phải được lát gạch men trắng, chiều cao tối thiểu 2 m, các góc tường có độ cong để tránh đóng cặn bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh, khử trùng. Nền sàn nhà phải được làm bằng vật liệu bền, bề mặt phẳng không thấm nước, không trơn, dễ cọ rửa và có độ nghiêng thích hợp bảo đảm thoát nước tốt. Các cửa ra vào phải nhẵn, không thấm nước, trước cửa phải có hố nước sát trùng;
- Trong khu vực sản xuất phải bố trí đủ bồn, vòi nước rửa tay và dụng cụ ở vị trí thuận tiện. Bố trí khu vực thay trang phục bảo hộ gần khu vực sản xuất.
2.2. Về vật dụng, thiết bị:
- Các thiết bị, dụng cụ dùng trong việc pha lóc hoặc rã đông, chia nhỏ sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không rỉ; được bố trí dùng riêng cho từng công đoạn; được vệ sinh, khử trùng trước và sau ca sản xuất;
- Các khâu của quy trình rã đông, chia nhỏ, đóng gói sản phẩm động vật phải được thực hiện trên bàn cao cách mặt đất tối thiểu 0,8m, có bề mặt phẳng, nhẵn và phải được làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước, không thôi màu, không bắt mùi, không có chất độc hại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ làm vệ sinh, khử trùng và không bị ảnh hưởng của hóa chất tiêu độc, khử trùng;
Phải có dụng cụ riêng để chứa đựng các loại phế phẩm hoặc sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2.3. Về vệ sinh thú y sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu, sơ chế:
- Sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; được cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu và ghi thời gian giấy có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp giấy (Mẫu 23) và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi cục Thú y cấp tỉnh) cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, tiêu thụ trong nước (mẫu 13 hoặc 15);
- Đối với sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu được chia nhỏ, đóng gói lại khi lưu thông trên thị trường phải có tem kiểm tra vệ sinh thú y của Chi cục Thú y sở tại và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật;
- Việc rã đông sản phẩm để chia nhỏ đóng gói lại phải thực hiện bằng những biện pháp kỹ thuật, nhiệt độ phù hợp, không làm biến đổi chất lượng sản phẩm. Không được rã đông sản phẩm bằng cách ngâm vào nước. Sản phẩm rã đông, đóng gói lại có hạn sử dụng trong ngày. Không được đưa vào cấp đông trở lại những sản phẩm đã rã đông;
- Trường hợp sản phẩm động vật đã qua chiếu xạ, trên nhãn hàng hóa phải có dòng chữ “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc dán nhãn hiệu nhận biết thực phẩm chiếu xạ theo quy định tại Quyết định số 3616/2004/QĐ-BYT ngày 14/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.
3. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu:
- Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải là phương tiện chuyên dùng, có thiết bị làm lạnh bảo đảm nhiệt độ bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm, cụ thể như sau:
+ Trường hợp vận chuyển đến kho bảo quản hoặc đến cơ sở sơ chế: nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển phải đạt từ -180C đến -220C;
+ Trường hợp vận chuyển đến nơi mua bán: nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển phải bảo đảm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên nhãn hàng hóa, tối thiểu phải đạt từ 00C đến 40C.
- Không vận chuyển chung với các loại hàng hóa, sản phẩm khác làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
4. Yêu cầu trong mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu:
Sản phẩm động vật đông lạnh chỉ được bán tại những nơi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Địa điểm kinh doanh ổn định, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Sản phẩm động vật đông lạnh đã được đóng gói, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm theo quy định, còn thời hạn sử dụng và có tem vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan thú y nơi xuất;
- Có điều kiện bảo quản lạnh; nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình kinh doanh phải bảo đảm nhiệt độ bảo quản ghi trên nhãn hàng hóa thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Sản phẩm động vật đông lạnh chưa đưa ra bày bán phải được bảo quản trong các tủ, kho lạnh đảm bảo nhiệt độ bảo quản, đáp ứng yêu cầu khối lượng hàng bảo quản;
II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÚ Y ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO QUẢN, SƠ CHẾ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU:
1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu:
- Thực hiện thủ tục kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu theo quy định;
- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu về khu cách ly kiểm dịch (Mẫu 19) cho lô hàng vận chuyển từ cửa khẩu về kho bảo quản đã được Cơ quan Thú y vùng kiểm tra, chấp thuận để theo dõi. Đồng thời, thông báo cho Chi cục Thú y cấp tỉnh có liên quan để phối hợp giám sát;
- Sau khi kiểm dịch, nếu sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tiến hành xử lý vệ sinh thú y lô hàng. Trường hợp sản phẩm buộc chuyển mục đích sử dụng khác (làm thức ăn chăn nuôi, làm thức ăn cho cá sấu …) hoặc sau khi xử lý được sử dụng làm thực phẩm cho người, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo Chi cục Thú y nơi có kho bảo quản để tiếp tục theo dõi, kiểm tra;
- Lập sổ ghi chép việc thực hiện kiểm dịch nhập khẩu đối với từng lô hàng: Số thứ tự; tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu; giấy đăng ký kiểm dịch; bản khai kiểm dịch sản phẩm động vật; giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật về khu cách ly; địa điểm cho cách ly bảo quản lô hàng; biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm; số mẫu đã lấy xét nghiệm; kết quả xét nghiệm lô hàng; giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu; quyết định xử lý lô hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y và biện pháp xử lý lô hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y (nếu có); …
2. Cơ quan Thú y vùng:
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật nhập khẩu kể cả kho lạnh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh kho lạnh bảo quản thực phẩm và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
Lập sổ ghi chép việc thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật nhập khẩu: Số thứ tự; tên tổ chức, cá nhân có kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật nhập khẩu; giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y kho bảo quản; biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y kho bảo quản; phiếu báo kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y kho bảo quản; giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; …;
- Thông báo đến các Chi cục Thú y có liên quan danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu sản phẩm động vật thuộc trên địa bàn quản lý và danh sách các kho bảo quản đạt yêu cầu, được phép đưa sản phẩm động vật nhập khẩu về bảo quản để hỗ trợ tuyên truyền và theo dõi, giám sát;
- Khi có kết luận về tiêu chuẩn vệ sinh thú y của lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu, Cơ quan Thú y vùng thông báo đến Chi cục Thú y nơi có kho bảo quản của doanh nghiệp để tiếp tục giám sát việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ trong nước;
- Thực hiện việc thu lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu, phí kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu, phí kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở, kho cách ly kiểm dịch theo quy định tại Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các Chi cục Thú y:
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở bảo quản, nơi sơ chế, mua bán sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân và giám sát quá trình sơ chế, đóng gói sản phẩm động vật đông lạnh tiêu thụ trong nước.
Lập sổ ghi chép việc thực hiện kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các kho lạnh bảo quản, nơi sơ chế, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu: Số thứ tự; tên, tổ chức, cá nhân có kho bảo quản, nơi sơ chế, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu; giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y; biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y; phiếu báo kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y; giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y …;
- Thông báo cho các Chi cục Thú y cấp tỉnh có liên quan danh sách (được bổ sung hàng tháng) các cơ sở chế biến, mua bán sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y;
- Thực hiện việc kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu, điều kiện bảo quản, thực trạng sản phẩm động vật và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện, tỉnh để tiêu thụ trong trường hợp sản phẩm động vật nhập khẩu đã được cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu có thẩm quyền cấp và còn giá trị.
- Thực hiện việc kiểm dịch, dán tem vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu khi vận chuyển ra khỏi huyện, tỉnh để tiêu thụ trong các trường hợp sau đây:
+ Sản phẩm động vật được chia nhỏ, đóng gói lại;
+ Khi phát hiện điều kiện bảo quản không đảm bảo hoặc sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu hết giá trị.
- Khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, lưu ý ghi rõ chủng loại hàng hóa: “sản phẩm động vật nhập khẩu” hoặc “sản phẩm động vật nhập khẩu đóng gói lại”;
- Lập sổ ghi chép việc thực hiện kiểm dịch vận chuyển đối với từng lô hàng sản phẩm động vật: Số thứ tự; tên tổ chức, cá nhân vận chuyển; giấy đăng ký kiểm dịch; giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu có thẩm quyền cấp và thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận; biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm, số mẫu đã lấy xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lô hàng (đối với các lô hàng thuộc diện lấy mẫu kiểm dịch); giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa; quyết định xử lý lô hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; biện pháp xử lý lô hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, …
- Phối hợp với các cơ quan Quản lý thị trường và Y tế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm động vật đông lạnh lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
4.1. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm động vật:
- Thực hiện các thủ tục khai báo, đăng ký nhập khẩu sản phẩm động vật theo quy định;
- Đăng ký địa điểm kho chứa hàng, kho cách ly kiểm dịch với Cơ quan Thú y vùng để được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở bảo quản;
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu vệ sinh thú y đã nêu tại điểm 1 Mục I của Hướng dẫn này;
- Thực hiện dán nhãn phụ tiếng Việt theo quy định trên thùng chứa hàng sau khi đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu (trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường);
- Khai báo với Chi cục Thú y địa phương khi đưa hàng nhập khẩu về kho cách ly kiểm dịch và sau khi được cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu. Chấp hành các quy định về khai báo kiểm dịch vận chuyển trong nước khi đưa hàng hóa ra lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;
- Lập sổ ghi chép số lượng xuất, nhập hàng ngày.
4.2. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sơ chế, vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu:
- Đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sơ chế, nơi bảo quản, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu với Chi cục Thú y địa phương;
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu vệ sinh thú y đã nêu tại các điểm 2, 3, 4 Mục I của Hướng dẫn này;
- Thực hiện nghiêm túc quy chế ghi nhãn thực phẩm, ghi nhãn phụ tiếng Việt theo quy định;
- Chấp hành nghiêm các quy định về khai báo kiểm dịch vận chuyển trong nước khi đưa hàng hóa ra lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;
Cục Thú y hướng dẫn thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trong hoạt động bảo quản, sơ chế, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ sản phẩm động vật nhập khẩu trên thị trường và phân công trách nhiệm quản lý. Hướng dẫn này thay thế công văn số 10/TY-KD ngày 02/01/2008 của Cục Thú y. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị báo cáo ngay bằng văn bản để có chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 48/2004/QĐ-BNN ban hành Tiêu chuẩn về thịt lợn lạnh đông xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 39/2005/QĐ-BYT về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 89/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 6Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 7Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 8Quyết định 08/2005/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 10Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT về vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 12Quyết định 67/1999/QĐ-BNN/TY ban hành Quy định về điều kiện và kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Công văn 5283/TCHQ-GSQL về thủ tục thông quan đối với sản phẩm động vật nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Thông tư 16/2017/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở sản xuất tinh lợn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Hướng dẫn 111/HD-TY-KD năm 2008 các yêu cầu về vệ sinh thú y trong hoạt động bảo quản, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ sản phẩm động vật nhập khẩu và phân công trách nhiệm quản lý do Cục Thú y ban hành
- Số hiệu: 111/HD-TY-KD
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 28/01/2008
- Nơi ban hành: Cục Thú y
- Người ký: Bùi Quang Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra