Hệ thống pháp luật

Hỏi về trường hợp tạm hoãn chấp hành hình phạt tù

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41381

Câu hỏi:

Ngày 15/8/2017 bị can Nguyên Văn B bị Tòa án Thành phố A xử phạt 30 tháng tù giam về tội CYGTT, sau đó ngày 20/5/2017 Tòa án Thành phố A có công văn đề nghị tạm dừng THA để chờ bị can xét xử vụ án khác sau thời hạn 7 ngày. Đến ngày 29/8/2017 tòa án cho bị can hoãn thi hành án với lý do bệnh nặng (HIV/AIDS bệnh án chưa ghi rõ nhiễm trùng cơ hội). Sau đó ngày 15/9/2017 tòa án Thành phố A tiếp tục xét xử bị can Nguyễn Văn B tội CYGTT trong vụ án khác. Tổng hợp 2 bản án là 10 năm tù. Ngày 25/9/2017 Tòa án A ra quyết định Thi hành án đối với bị can đang tại ngoại đối với Nguyễn Văn B. Cho tôi hỏi:  – Tòa án A ra quyết định Hoãn như vậy có đúng quy định hay không?  – Hiện tại bị can đang có quyết định hoãn THA và có quyết định THA đối với bị can đang tại ngoại thì bây giờ cơ quan THAHS Công an TP A thi hành theo quyết định nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật thi hành án hình sự 2010

Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP

Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo thủ tục do luật định, để tước hoặc hạn chế một số quyền hay lợi ích đối với người bị kết án. Hình phạt có mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, phòng ngừa họ phạm tội mới và phòng ngừa những người khác phạm tội (thực hiện việc răn đe và phòng ngừa chung). Hình phạt còn giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm.        

1. Căn cứ Hoãn chấp hành hình phạt tù.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù:

– Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

– Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.

– Là người bị kết tù không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng và là người duy nhất trong gia đình đang lao động có thu nhập và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình họ sẽ gặp khó khăn đặc biệt trong cuộc sống (như không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm nom, nuôi dưỡng… những người thân thích của họ trong gia đình mà không có khả năng lao động).

– Là người bị kết án về tội ít nghiệm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).

Theo thông tin bạn cung cấp, tòa án ra quyết định tạm hoãn hình phạt tù do anh B bị bệnh HIV nhưng trong hồ sơ không nêu rõ nhiễm trùng cơ hội. Theo quy định trên, anh B chỉ được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù khi anh B bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Nếu không có căn cứ nêu trên mà Toà án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho anh B là không đúng quy định pháp luật.

2. Thi hành án theo quyết định nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật thi hành án dân sự 2010, trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật thi hành án dân sự 2010 báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó.

Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.

Cấu thành tội phạm, mức hình phạt tù đối với tội giết người

Do đó, tòa án sẽ ra quyết định hủy quyết định hoãn thi hành án và yêu cầu bị can B thi hành bản án đã tổng hợp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM