Hệ thống pháp luật

Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài theo luật mới

Ngày gửi: 14/09/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15169

Câu hỏi:

Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài theo luật mới. Quyền được mua bán nhà ở của người nước ngoài.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hình thức sở hữu và các quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người nước ngoài quy định tại
Luật nhà ở 2014  có sự mở rộng hơn Luật nhà ở 2005.

Theo quy định tại điều 125 Luật nhà ở 2005 thì:

“Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà được xây dựng để cho thuê và để bán“.

Trong khi theo quy định tại khoản 2 điều 159 Luật nhà ở 2014 thì:

“Cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới các hình thức: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Đối với quyền của chủ sở hữu nhà ở:

Theo Điều 129 Luật nhà ở 2005:

“Cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền: thế chấp nhà ở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; bán, tặng cho, để thừa kế nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hơp tặng cho, để thừa kế đối với đối tượng khác thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Bàn giao nhà ở để cho thuê và số lượng nhà chưa bán hết không thuộc diện phải phá dỡ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó khi Giấy chứng nhận đầu tư hết hạn.

Còn theo điều 161 Luật nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền của chủ sở hữu như công dân Việt Nam trừ trường hợp nếu nhà ở xây dựng trên đất thuê thì chỉ được quyền cho thuê nhà ở. Điểm hạn chế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài là về số lượng nhà ở được sở hữu. Chẳng hạn như cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường thì chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà; được sở hữu nhà theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không có 50 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu như có nhu cầu…

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM