Hệ thống pháp luật

Điều 6 Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)

Điều 6. Các biện pháp khẩn cấp

1. Nếu do nhập khẩu một sản phẩm cụ thể được áp dụng theo Chương trình CEPT tăng lên mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực sản xuất hoặc sản phẩm cạnh tranh tương tự ở quốc gia thành viên nhập khẩu sản phẩm đó thì quốc gia thành viên này trong phạm vi và trong một thời gian cần thiết, nhằm ngăn chặn hoặc để giải quyết ảnh hưởng đó, có thể tạm thời đình chỉ áp dụng các ưu đãi mà không có sự phân biệt đối xử, theo Điều 6(3) của Hiệp định này. Việc tạm đình chỉ áp dụng ưu đãi đó phải phù hợp với quy định của GATT.

2. Một quốc gia thành viên nếu thấy cần phải áp dụng hoặc tăng cường các biện pháp hạn chế về số lượng hay bất kỳ biện pháp nào khác để hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ hoặc chấm dứt sự giảm sút nghiêm trọng dự trữ tiền tệ của mình, có thể được làm việc đó theo phương cách bảo đảm các giá trị của các ưu đãi đã được thỏa thuận, không làm phương hại tới các nghĩa vụ quốc tế hiện có.

3. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo tinh thần của Điều này, cần thông báo ngay các biện pháp đó cho Hội đồng được đề cập trong Điều 7 của Hiệp định này, và có thể sẽ có tham khảo ý kiến đối với các biện pháp đó như quy định tại Điều 8 của Hiệp định này.

Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 28/01/1992
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: RAFIDAH AZIZ, Abdul Rahman Taib, Arifin M. Siregar, Peter D. Garrucho, Lee Hsien Long, Amaret Sila_on
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/01/1992
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra