Điều 2 Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)
1. Tất cả các quốc gia thành viên sẽ tham gia Chương trình CEPT.
2. Việc xác định các sản phẩm để đưa vào Chương trình CEPT sẽ dựa trên cơ sở các lĩnh vực, tức là theo mã 6 chữ số của HS.
3. Cho phép loại trừ không đưa vào áp dụng một số sản phẩm cụ thể theo mã 8/9 chữ số của HS đối với những quốc gia thành viên tạm thời chưa sẵn sàng để đưa các sản phẩm đó vào Chương trình CEPT. Căn cứ vào Điều 1 (3) của Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, đối với các sản phẩm cụ thể "nhạy cảm" đối với một quốc gia thành viên, quốc gia đó được phép loại trừ sản phẩm này ra khỏi Chương trình CEPT, nhưng phải từ bỏ các ưu đãi đối với những sản phẩm đó mà Hiệp định này đã quy định. Hiệp định này sẽ được xem xét lại vào năm thứ 8 sau khi thực hiện quyết định về Danh mục loại trừ cuối cùng hoặc có sửa đổi với Hiệp định này.
4. Một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ quốc gia thành viên ASEAN nếu trong nội dung của sản phẩm đó chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ một quốc gia thành viên ASEAN.
5. Tất cả các sản phẩm chế tạo, kể cả hàng hóa cơ bản (tư liệu sản xuất), nông sản chế biến và các sản phẩm nằm ngoài định nghĩa theo Hiệp định này đều nằm trong phạm vi áp dụng của Chương trình CEPT. Những sản phẩm này sẽ nghiễm nhiên được đưa vào Chương trình cắt giảm thuế quan theo quy định tại Điều 4 của Hiệp định. Đối với những sản phẩm thuộc diện PTA, sẽ áp dụng chương trình cắt giảm thuế quan quy định tại Điều 4 của Hiệp định này, có xem xét tới thuế quan sau khi đã áp dụng mức ưu đãi thuế quan thấp nhất (MOP) kể từ ngày 31-12-1992.
6. Các sản phẩm thuộc diện PTA mà không chuyển sang Chương trình CEPT sẽ tiếp tục được hưởng MOP từ ngày 31-12-1992.
7. Các quốc gia thành viên mà mức thuế quan đối với các sản phẩm đã được thỏa thuận giảm từ 20% và thấp hơn xuống 0-5%, mặc dù đã được hưởng quy chế tối huệ quốc, vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi. Các quốc gia thành viên với mức thuế quan ở mức quy chế tối huệ quốc là 0-5% sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp định này và vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi.
Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA)
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 28/01/1992
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: RAFIDAH AZIZ, Abdul Rahman Taib, Arifin M. Siregar, Peter D. Garrucho, Lee Hsien Long, Amaret Sila_on
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/01/1992
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra