Hệ thống pháp luật

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHILIPINES (1978)

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Philippine dưới đây gọi tắt là các bên.

Với mong muốn phát triển và đẩy mạnh quan hệ thương mại trực tiếp giữa hai nước phù hợp với sự phát triển và nhu cầu thương mại của các bên trên cơ sở bình thức và cùng có lợi.

Đồng ý như sau:

Điều 1:

Các bên thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước phù hợp với luật pháp hiện hành ở từng nước.

Điều 2:

Các bên cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong tất cả vấn đề liên quan đến:

a)Thuế và lệ phí hải quan dưới mọi hình thức, bao gồm cả phương thức thu thuế và lệ phí hoặc có liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu, hoặc áp dụng với việc thanh toán xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

b)Các quy tắc và thủ tục hải quan

c)Tất cả các loại thuế nội địa hoặc lệ phí nội địa áp dụng hoặc có liên quan tới hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu; và

d)Việc cấp các giấy phép xuất nhập khẩu

Điều 3:

Các quy định ở Điều 2 không áp dụng với:

a)Các ưu đãi đặc biệt hoặc các đặc quyền khác mà một bên dành cho một nước khác để thay thế các ưu đãi hoặc đặc quyền đã có trước ngày hiệp định này có hiệu lực.

b) Các ưu đãi đặc biệt và đặc quyền khác mà một bên áp dụng, do tham gia vào một liên minh thuế quan hoặc khu thương mại tự do hoặc để tạo ra một liên minh thuế quan hoặc khu thương mại tự do.

c) Ưu đãi thuế quan hoặc các đặc quyền khác mà một bên dành cho hoặc có thể dành cho để thúc đẩy thương mại biên giới và đặc quyền khác mà một bên có thể dành cho các nước đang phát triển theo chương trình phát triển thương mại hay hợp tác kinh tế.

Điều 4.

Việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá, dựa trên cơ sở giá cả thị trường thế giới hiện hành được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thương mại ký kết giữa các công ty nhà nước và các tổ chức đặt dưới sự giám sát của nhà nước của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu Philippines được uỷ quyền theo quy định của pháp luật hiện hành mỗi nước.

Điều 5:

Việc giao hàng hoá giữa hai nước phù hợp nêu tại danh mục hàng hoá Danh mục "A" hoặc "B". Các danh mục này mang tính chất chỉ dẫn và có thể được bổ sung bằng các hàng hoá khác khi hai bên nhất trí. Quy định trên đây không ảnh hưởng tới thương mại những hàng hoá không thuộc các Danh mục trên.

Điều 6:

Mọi khoản thanh toán hiện nay giữa hai nước được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và tuân thủ các quy định về ngoại hối và pháp luật hiện hành ở từng nước.

Điều 7:

Các bên tham gia ký kết cho phép chỉ định đại diện thương mại ở Manila và Hà Nội, cơ quan gắn liền với các cơ quan ngoại giao và tuân thủ pháp luật các bên và quy tắc của các bên.

Điều 8:

Để thúc đẩy thương mại giữa hai nước, các bên tạo điều kiện thuận lợi cho bên kia tham gia hội chợ thương mại tại nước mình và tổ chức triển lãm của nước được tổ chức trên lãnh thổ nước mình theo các điều khoản đã được cơ quan thẩm quyền của các bên nhất trí.

Việc miễn thuế và các loại phí khác đối với hàng hoá và hàng mẫu tham gia hội chợ, triển lãm, cũng như việc bán và định đoạt các hàng hoá đó thực hiện theo các quy định của pháp luật nước nơi hội chợ, triển lãm được tổ chức.

Điều 9:

Hàng hoá được giao theo Hiệp định này chỉ được tái xuất tới nước thứ ba sau khi được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ của hàng hoá.

Điều 10:

Mọi tranh chấp liên quan đến các giao dịch thương mại được ký kết theo Hiệp định này nếu không giải quyết được bằng hoà giải thì sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo quy định của hợp đồng.

Điều 11:

Các quy định của bản Hiệp định này không giới hạn quyền của bất cứ bên nào khi áp dụng hoặc thực hiện các biện pháp:

a) Vì các mục đích sức khoẻ cộng đồng, đạo đức, trật tự hoặc an ninh xã hội;

b) Để bảo vệ cây trồng và động vật khỏi bệnh dịch;

c) Để bảo vệ vị thế tài chính đối với nước ngoài và cán cân thanh toán;

d) Để ngăn chặn thiệt hại và mối đe doạ đối với các ngành công nghiệp nội địa; và

e) Để bảo vệ các giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ học quốc gia.

Điều 12:

Các bên sẽ gặp gỡ ít nhất một lần một năm và trao đổi với bên kia đề nghị về tất cả các vấn đề về lợi ích song phương cũng như các biện pháp cần thiết để mở rộng hợp tác và quan hệ thương mại song phương liên quan đến việc thực hiện bản Hiệp định này.

Theo quy định của Điều này, sau không quá 90 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu họp mặt của bên kia cuộc họp sẽ được tổ chức tại địa điểm mà cả hai bên đồng ý.

Điều 13:

Quy định của bản Hiệp định này sẽ được áp dụng kể cả sau khi hết hiệu lực đối với các hợp đồng được bắt dầu thực hiện trong thời hạn Hiệp định này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện hoàn chỉnh vào ngày Hiệp định này hết hiệu lực.

Điều 14:

Hiệp định này có hiệu lực vào ngày trao đổi văn bản phê chuẩn theo quy định của luật pháp các bên. Hiệp định này có hiệu lực trong một năm và sẽ được tự động gia hạn một năm mà, trừ khi một trong hai bên thông báo dự định chấm dứt Hiệp định của mình bằng văn bản ba tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực.

Trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực, các bên có thể đề nghị bằng văn bản việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định, bên kia có trách nhiệm trả lời đề nghị đó trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Các điều khoản của Hiệp định này được điều chỉnh khi được sự nhất trí của các Bên.

Hiệp định này được lập tại Manila ngày 9 tháng 1 năm 1978 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Philippine và tiếng Anh, tất cả đều là bản gốc.

Trong trường hợp có những khác biệt về nghĩa giữa bản tiếng Việt và tiếng Philippine, bản tiếng Anh sẽ có hiệu lực.

Chữ ký hai bên

 

DANH MỤC A

Hàng hoá xuất khẩu từ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

1. Ăng tơ ra xít

2. Apatít

3. Supe phốt phát

4. Bột tan

5. Hoá chất

6. Dược phẩm

7. Lạc và dầu lạc

8. Chè

9. Hải sản chế biến đông lạnh

10. Tinh dầu

11. Phần cứng

12. Công cụ máy móc

13. Động cơ nhỏ

14. Hàng văn phòng

15. Hàng dệt may

16. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

 

DANH MỤC B

Hàng hoá xuất khẩu từ Cộng hoà Philippines

1. Dầu dừa và các sản phẩm từ dừa khác.

2. Lá cây thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác.

3. Hoá chất như nhựa PVC, Canxi Cacbua.

4. Sản phẩm gai Manila (vải, dây, sợi)

5. Vật liệu xây dựng như (gỗ xẻ, gỗ dán, xi măng, gạch men kính, nhựa lát, ống PVC, dây và cáp điện, v..v...)

6. Máy nông nghiệp (máy xới đất cỡ nhỏ và các máy cỡ nhỏ khác)

7. Tỏi và các sản phẩm rau quả khác.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Philipines (1978)

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 09/01/1978
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Philippin, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản