Hệ thống pháp luật

HIỆP ĐỊNH 

SỐ 112/LPQT NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HOÁ, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

(Có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2003)

Quá triệt tinh thần và nội dung cuộc Hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào ngày 08 tháng 01 năm 2003;

Căn cứ Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thời kỳ 2001 - 2005, ký ngày 06 tháng 02 năm 2001, tại Hà Nội;

Nhằm phát triển và mở rộng mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi là "hai Bên").

Hai Bên thoả thuận nội dung, chương trình hợp tác giữa hai nước năm 2003 như sau:

Điều 1.

1.1. Theo đề nghị của Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong năm 2003 khoản viện trợ không hoàn lại là 120 tỷ đồng Việt Nam (Một trăm hai mươi tỷ đồng). Số tiền này nằm trong khoản viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào được ghi trong Hiệp định hợp tác 5 năm 2001 - 2005 đã được hai Bên ký kết ngày 06 tháng 02 năm 2001 tại Hà Nội.

1.2. Khoản viện trợ nêu trên được dành để đào tạo nguồn nhân lực cho Lào, xây dựng các cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi và một số chương trình kinh tế - xã hội khác của Lào được ghi trong Phụ lục số 1 của Hiệp định.

1.3. Phía Việt Nam tiếp tục cung cấp các khoản tín dụng dài hạn ưu đãi để hỗ trợ phía Lào thực hiện các chương trình dự án có liên quan đến hợp tác hai Bên. Các dự án này sẽ được hai Bên xác định cụ thể trong các thoả thuận riêng.

Điều 2.

2.1. Năm 2003, Việt Nam cấp 550 học bổng đào tạo cán bộ, học sinh Lào các bậc đại học, sau đại học dài hạn chính quy tập trung, tại chức, thực tập sinh, bồi dưỡng ngắn hạn (cả quốc phòng và an ninh) và từ 5 đến 10 học bổng cho con em Việt kiều tại Lào học tập tại Việt Nam; Phía Lào nhận cấp 20 - 25 học bổng cho cán bộ, học sinh Việt Nam sang học tập dài hạn chính quy tập trung và bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Lào tại các trường đại học của Lào theo Phụ lục số 2 của Hiệp định. Hai bên nhất trí dành tỷ lệ hợp lý trong số học bổng trên đào tạo cho các địa phương của Lào.

Cán bộ, học sinh được tuyển chọn và học tập ở mỗi Bên áp dụng theo Nghị định thư về Hợp tác đào tạo giữa hai nước ký ngày 15 tháng 01 năm 2002 tại Viêng Chăn.

2.2. Khuyến khích các cơ sở đào tạo hai nước hợp tác trực tiếp, cử và tiếp nhận chuyên gia giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm và thực hiện việc đào tạo theo chế độ tự túc. Tiếp tục giao Bộ Giáo dục hai Bên làm đầu mối quản lý chuyên gia giảng dạy tiếng Việt cho một số trường của con em Việt kiều tại Lào theo thoả thuận.

2.3. Phía Việt Nam tiếp tục giúp xây dựng Trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, kế hoạch Viêng Chăn. Hai Bên nghiên cứu chuẩn bị một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện yêu cầu đào tạo tại chỗ của Lào. Theo yêu cầu của phía Lào, hai Bên nhất trí giao cho các cơ quan liên quan xác định nhu cầu nâng cấp Học viện chính trị, hành chính quốc gia Lào tại Thà Ngòn (Viêng Chăn) để đưa vào kế hoạch năm tới. Giao cho hai Bộ Giáo dục hai Bên hợp tác đầu tư xây dựng trường năng khiếu dự bị đại học cho học sinh dân tộc tại Viêng Chăn và hai trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh tại Xiêng Khoảng và Hủa Phăn.

Điều 3.

3.1. Trên cơ sở đề nghị của phía Lào, phía Việt Nam sẵn sàng đáp ứng chuyên gia giúp Lào trên các lĩnh vực thích hợp và giao các Bộ, ngành, địa phương hai Bên thoả thuận về số lượng, yêu cầu chuyên môn, ngành nghề và tổ chức thực hiện.

Hai Bên nhất trí giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội của Lào phối hợp sửa đổi, bổ sung bản "Thoả thuận về việc cử và tiếp nhận chuyên gia Việt Nam sang làm việc tại Lào" ký ngày 07 tháng 4 năm 1994 tại Viêng Chăn cho phù hợp với tình hình mới.

3.2. Hai Bên phối hợp thực hiện tốt Hiệp định hợp tác lao động, Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định hợp tác lao động, "Thoả thuận Viêng Chăn 2002" và các thoả thuận có liên quan khác đã ký kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi sử dụng lao động giữa hai nước.

Điều 4.

4.1. Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi;

Việt Nam tiếp tục giúp xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tha-phạ-noỏng-phông và hoàn thiện đưa vào sử dụng hệ thống thuỷ lợi Đông-phô-xi; Trên cơ sở các dự án Quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi các cánh đồng lớn của Lào đã được phê duyệt, hai Bên nhất trí giao ngành nông nghiệp hai nước lựa chọn một số mục tiêu, dự án phát triển lương thực, thuỷ lợi cụ thể trên mỗi cánh đồng để đưa vào Hiệp định hàng năm theo yêu cầu của phía Lào, đặc biệt là đối với các tỉnh dọc biên giới là căn cứ cách mạng trước đây.

Hai Bên tiếp tục tạo điều kiện cho các địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác nghiên cứu sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và dịch vụ khuyến nông và giống cây, con áp dụng ở Lào trên tinh thần tôn trọng pháp luật của mỗi nước và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Phía Việt Nam sẵn sàng hợp tác điều tra, khảo sát tài nguyên đất rừng và các loại lâm sản, động vật rừng bằng nguồn vốn của Lào hoặc của các tổ chức quốc tế giúp Lào, kể cả của Chính phủ Việt Nam.

4.2. Lĩnh vực thương mại:

Nhằm tăng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước, theo đề nghị của phía Lào, Việt Nam sẽ xem xét dành một khoản tín dụng bằng hàng hoá của Việt Nam xuất sang Lào. Năm 2003, hai bên nhất trí danh mục, số lượng và giá trị hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam vào Lào và từ Lào vào Việt Nam được giảm 50% thuế nhập khẩu ghi tại Phụ lục số 3 của Hiệp định. Trong đó, dành ưu tiên cho các doanh nghiệp đang đầu tư vào các cửa hàng giới thiệu và kinh doanh hàng hóa ở mỗi Bên.

Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan hai Bên nghiên cứu đề xuất lên Chính phủ hai nước việc Việt Nam hợp tác với Lào sản xuất hàng hoá tại Lào để tranh thủ các ưu đãi dành cho hàng hoá của Lào xuất sang nước thứ ba.

Hai Bên thoả thuận kịp thời thông báo cho nhau các chủ trương, chính sách được ban hành của mỗi Bên để tạo điều kiện chủ động cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai Bên. Cam kết cùng nhau thực hiện tốt "Thoả thuận Viêng Chăn 2002", định kỳ kiểm tra và thông báo cho nhau kết quả thực hiện các nội dung của Thoả thuận này.

Hai Bên giao cho ngành thương mại hai nước phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức và quản lý tốt các chợ biên giới theo các Hiệp định và Thoả thuận đã được ký kết. Có biện pháp ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới.

4.3. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải:

Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Lào vận chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào qua lãnh thổ và một số cảng biển của Việt Nam. Sớm đưa Tổ công tác chung theo Điều 9 Thoả thuận về sử dụng cảng Vũng Áng ký ngày 20 tháng 7 năm 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động để phối hợp triển khai những thoả thuận đã ký, tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho hàng hoá của Lào thông qua cảng này.

Hai Bên cam kết ưu tiên nguồn vốn đầu tư và có kế hoạch phối hợp xây dựng các tuyến đường giao thông qua các cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu quốc tế giữa hai nước, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng các tuyến đường nối giữa hai tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển hợp tác giữa hai nước và giao lưu kinh tế giữa các vùng biên.

Theo đề nghị của phía Lào, Việt Nam giúp Lào khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và đầu tư xây dựng tuyến đường biên giới Tén Tần nối với đường 6 tỉnh Hủa Phăn của Lào, tuyến đường Mường Chăm - Nậm On đến cửa khẩu Thanh Thuỷ, Nghệ An; hợp tác khảo sát tuyến đường sắt Mụ Giạ đến Thà Khẹc và theo tuyến đường 15 của Lào.

Hai Bên thoả thuận tiếp tục thực hiện Hiệp định tín dụng đầu tư xây dựng đường 18B trên đất Lào. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì với Bộ Tài chính và các ngành liên quan hai Bên triển khai cụ thể việc ký Hiệp định vay tín dụng bổ sung cho đường 18B; đề xuất nguồn vốn tín dụng đầu tư tuyến đường 2 (Mường Khoa - Tây Trang) trình Chính phủ hai Bên; đồng ý giúp Lào thiết kế kỹ thuật hai cầu lớn Nậm U, Nậm Phắc và cầu trung Nậm Ngà bằng nguồn vốn viện trợ của Việt Nam dành cho Lào trên tuyến đường này.

Khuyến khích doanh nghiệp và địa phương hai Bên đầu tư vào các tuyến đường nối giữa hai nước theo thiết kế và quy hoạch của Lào bằng các nguồn vốn của các doanh nghiệp và địa phương Việt Nam, hình thức thanh toán theo thoả thuận của hai Bên.

4.4. Hợp tác về công nghiệp:

Hai Bên cam kết thực hiện tốt hợp đồng mua bán điện đã ký và xúc tiến nhanh việc đàm phán, ký các hợp đồng mua bán điện tại một số địa điểm đã thoả thuận trong Cuộc họp giữa kỳ ngày 13 tháng 8 năm 2002.

Hai Bên nhất trí tạo điều kiện cho Tổ hợp tác các nhà đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sekaman3 của Việt Nam tiếp tục tiến hành các công việc đã được thoả thuận và sớm hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi để dự án được thực hiện.

Phía Việt Nam khẳng định chủ trương hợp tác với Lào về đầu tư một số dự án thuỷ điện tại Lào để mua điện của Lào và đề nghị phía Lào dành ưu tiên cho Việt Nam đầu tư một số dự án thuỷ điện khác ngoài dự án Sekaman3 tại khu vực Nam Lào để tập trung đầu tư cả nguồn và hệ thống chuyển tải thuận lợi và có hiệu quả.

Giao cho Tổ hợp xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sêcamản 3, Tổng Công ty điện lực Việt Nam, các cơ quan liên quan khẩn trương phối hợp với Lào xây dựng kế hoạch đầu tư và mua điện của Lào trong các giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011 - 2015 sớm trình Chính phủ hai Bên.

Việt Nam phối hợp với Lào điều tra khoáng sản lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 vùng Bắc Lào, tìm kiếm muối Kali, thạch cao và các khoáng sản khác tại các vùng của Lào. Phía Lào xem xét dành ưu tiên cho doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư khai thác kết quả của việc điều tra này một cách hợp lý.

Hai Bên thoả thuận khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất hàng hoá tại Lào để tranh thủ ưu đãi của các nước dành cho hàng hoá của Lào, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp tập trung tại Trung Lào và đầu tư vào khu vực này.

4.5. Việt Nam tiếp tục giúp Lào tăng cường năng lực nghiệp vụ cho Cục bản đồ Quốc giao Lào nhằm nâng cao năng lực quản lý địa chính của Lào và phối hợp hợp tác trong lĩnh vực đo đạc bản đồ giữa hai nước.

Điều 5.

5.1. Hai bên phối hợp thực hiện tốt Hiệp định hợp tác kiểm dịch y tế biên giới giữa hai nước. Giúp Lào xây dựng Bệnh viện Tôn Phợng, tỉnh Bò Kẹo và tiếp tục cử các chuyên gia y tế giúp các địa phương của Lào theo yêu cầu của phía Lào.

5.2. Hai Bên nhất trí tiếp tục thực hiện những Hiệp định và Thoả thuận đã ký kết về phòng chống các loại tội phạm gây nguy hại tới an ninh, kinh tế hai nước.

Phối hợp bảo vệ môi trường, môi sinh vùng biên; kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh để phù hợp với Hiệp định về quy chế biên giới và quan hệ truyền thống giữa hai nước; Hỗ trợ các địa phương dọc biên giới hai nước phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đoàn kết, hữu nghị và hợp tác.

5.3. Việt Nam giúp Lào tăng cường năng lực in ấn, phát hành và đào tạo phóng viên Thông tấn xã, báo chí, Đài truyền hình và phát thanh của Lào. Giao hai Bộ Văn hoá hai nước thoả thuận hợp tác cụ thể về lĩnh vực này, trình hai Chính phủ xem xét.

Hai Bên thỏa thuận tăng cường thời lượng chuyển tiếp thông tin truyền hình của mỗi Bên và sử dụng có hiệu quả Trạm phát chuyển tiếp sóng truyền hình tại Viêng Chăn; Tạo điều kiện hợp tác trao đổi báo chí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao giữa các tổ chức, địa phương trong các dịp lễ hội hai nước.

5.4. Tăng cường các hoạt động giao lưu giữa các đoàn thể, chính quyền địa phương, giữa các tổ chức quần chúng xã hội hai nước, đặc biệt các tổ chức thanh, thiếu niên trên tinh thần hiệu quả, thiết thực nhằm củng cố tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác truyền thống giữa hai nước.

5.5. Tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện cho các địa phương hai Bên hợp tác trao đổi việc tìm kiếm và cất bốc đưa về nước hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào.

Điều 6.

6.1. Tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Việt Nam sẵn sàng cử chuyên gia giúp Lào xây dựng chiến lược, chính sách khoa học - kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của Lào.

6.2. Phối hợp chặt chẽ trong việc thu thập, trao đổi thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn và cảnh báo thiên tai giữa hai nước; Tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý và nâng cao năng lực cán bộ khí tượng thuỷ văn để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, công nghệ thông tin khí tượng thuỷ văn đã được chuyển giao.

6.3. Phía Việt Nam sẵn sàng hợp tác và chuyển giao kỹ thuật với các ngành và các địa phương của phía Lào về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội theo yêu cầu của Lào. Tiếp tục phối hợp với Lào triển khai dự án Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn.

Tiếp tục triển khai dự án xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ thị xã Xay-xổm-bun.

6.4. Hai Bên tiếp tục hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ giữa các ngành cơ yếu, lưu trữ hai nước; Phía Việt Nam giúp Lào xây dựng kho và thiết bị kho để bảo tồn di sản hình ảnh động của Lào.

Điều 7.

7.1. Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Thoả thuận về một số vấn đề cụ thể tại Cuộc họp giữa kỳ ngày 13 tháng 8 năm 2002.

Giao hai Bộ trưởng Bộ Thương mại hai nước đề xuất các biện pháp và báo cáo lên Chính phủ giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các hợp đồng mua bán gỗ của các doanh nghiệp Lào với các doanh nghiệp Việt Nam.

Giao hai Bộ Tài chính hai nước phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hai Bên tiếp tục thực hiện việc thanh toán khoản nợ mậu dịch còn tồn đọng.

7.2. Tiếp tục các chương trình hợp tác về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, triển khai tốt Hiệp định thanh toán. Giao ngành Ngân hàng hai nước chủ động tìm biện pháp trong việc cân đối thanh toán đồng Kíp và đồng Việt Nam, tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng liên doanh Lào - Việt mở thêm các chi nhánh tại hai nước để khuyến khích các doanh nghiệp hai Bên sử dụng đồng Kíp Lào và đồng Việt Nam trong thương mại, đầu tư và thanh toán.

Điều 8.

8.1. Hai Bên phối hợp thông báo kịp thời chiến lược, phương hướng kế hoạch hợp tác, các cơ chế, chính sách, các văn bản ký kết giữa hai Bên để các địa phương chủ động phối hợp, triển khai thống nhất và kịp thời các hoạt động hợp tác của mình.

Hai Bên thoả thuận dành ưu tiên các dự án giúp các địa phương dọc biên giới hai nước, đặc biệt các tỉnh là căn cứ cách mạng trước đây đang còn có nhiều khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế hai Bên mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại dưới mọi hình thức nhằm phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Khuyến khích các địa phương hai nước trao đổi nông sản dưới hình thức hàng đổi hàng bằng các loại hàng hoá được Chính phủ hai Bên cho phép.

8.2. Hai Bên nhất trí tăng cường đôn đốc, phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các Thoả thuận và Hiệp định đã được hai Bên ký kết, đặc biệt là "Thoả thuận Viêng Chăn 2002". Tiếp tục xem xét, bổ sung đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và thực tiễn của các thoả thuận đó trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt hai nước và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của từng nước.

Điều 9. Hai Bên cam kết cùng phối hợp với Campuchia triển khai Thoả thuận của ba Thủ tướng về nghiên cứu xây dựng Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia ký tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 01 năm 2002. Nhất trí dành ưu tiên số học bổng cấp năm 2003 của Việt Nam để đào tạo cán bộ, học sinh các tỉnh của Lào thuộc khu vực này. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường 18B và giúp Lào xây dựng dự án Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Giang Giơn tỉnh Attopư tạo điều kiện thuận lợi và đồng bộ các hoạt động qua lại trong khu vực. Phối hợp thực hiện kết quả có liên quan đến hai nước trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thuộc khu vực Tam giác phát triển.

Điều 10. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký. Hiệp định này có thể bổ sung, sửa đổi theo sự thoả thuận bằng văn bản của hai Bên.

Làm tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 09 tháng 01 năm 2003, thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

Thoong-Lun Xi-Xu-Lít

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO LÀO NĂM 2003

Đơn vị tính: triệu đồng Việt Nam

 

Tên chương trình, dự án

Thời gian thực hiện

Tổng vốn dự án

Vốn sử dụng năm 2003

 

TỔNG SỐ

 

 

120.000

A

Các dự án chuyển tiếp

 

 

 

1

Đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam (kể cả quốc phòng, an ninh, dài hạn và ngắn hạn).

2003

 

45.000

2

Quyết toán xây dựng hệ thống thuỷ lợi Đông-phu-xi.

2000 - 2002

46.054

4.000

3

Nâng cao năng lực nghiệp vụ Cục Bản đồ quốc gia Lào.

2001 - 2005

27.313

7.000

4

Xây dựng hệ thống nước sạch thị xã Xay-xổm-bun.

2001 - 2004

7.955

5.755

5

Hỗ trợ phát triển lương thực 7 cánh đồng.

2001 - 2003

9.000

3.000

6

Xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tha-phả-noọng-phông.

2001 - 2004

36.418

9.000

7

Hỗ trợ phát triển lương thực các địa phương:

- Huyện Nậm Bạc, huyện Mường Nam (tỉnh Luông-phra-bang).

- Huyện Mường Hum, Mường Beng, Mường Ngà (tỉnh U-đôm-xay).

- Cánh đồng Mường Xinh (tỉnh Luông-nậm-thà).

2002 - 2003

5.370

2.000

8

Khảo sát lập bản đồ địa chất 1/200.000 Bắc Lào.

2002 - 2005

17.000

4.000

9

Thăm dò muối Potat, thạch cao Trung Lào.

2002 - 2005

14.000

3.000

10

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn.

2002 - 2004

6.500

3.000

11

Góp vốn xây dựng Cầu biên giới cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Xiêng Khoảng).

2002 - 2003

3.150

1.650

B

Các dự án mới thực hiện ngay trong năm

 

 

 

1

Xây dựng Trung tâm bồi dưỡng cán bộ kinh tế, kế hoạch Viêng Chăn.

2001 - 2003

25.270

9.000

2

Tăng cường năng lực Thông tấn xã Lào và đào tạo phóng viên báo chí, phát thanh và truyền hình của Lào.

2003

1.190

1.190

3

Xây dựng hệ thống thuỷ lợi Nậm Long, Huội Kóng huyện Sốp Bầu tỉnh Hủa Phăn.

2003 - 2006

27.000

3.000

4

Lắp đặt hệ thống cửa cống thuỷ lợi Đông phu xi.

2003

900

900

5

Tăng cường năng lực Phân ban hợp tác Lào.

2003

 

300

C

Các dự án chuẩn bị

 

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến

 

C.1

Các dự án đã ghi vốn chuẩn bị trong Hiệp định các năm trước.

 

 

 

1

Sửa chữa, nâng cấp thiết bị một số trạm phát thanh quốc gia Lào.

2002 - 2003

2.790

 

2

Xây dựng và trang bị thiết bị Bệnh viện Hữu nghị Bò Kẹo - Sơn La (Bệnh viện Tôn Phọng).

2002 - 2005

8.000

 

3

Hỗ trợ xây dựng kho và thiết bị kho bảo tồn di sản hình ảnh động.

2002 - 2004

6.500

 

C.2

Các dự án ghi vốn chuẩn bị trong Hiệp định 2003.

 

 

 

1

Khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi đoạn đường biên giới nối Đường 6 - Tén Tần tỉnh Hủa Phăn.

2003

1.000

1.000

2

Thiết kế kỹ thuật cầu Nậm U, Nậm Phặc và Nậm Ngà trên tuyến đường 2 Mường Khoa - Tây Trang.

2003

2.000

2.000

3

Xây dựng hai trường dân tộc nội trú cấp tỉnh tại Xiêng Khoảng và Hủa Phăn.

2003

400

400

4

Trường năng khiếu và dự bị đại học dành cho con em dân tộc các địa phương đặt tại Viêng Chăn Đại học Quốc gia Lào (400 chỗ).

2003

200

200

5

Hợp tác khảo sát tuyến đường sắt Thà Khẹc - Mụ Giạ và dọc tuyến đường 15 của Lào.

2003

 

 

D

Vốn còn lại để bố trí cho các dự án sau khi chuẩn bị xong

 

 

14.605

 

A. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, LƯU HỌC SINH TẠI CHXHCN VIỆT NAM NĂM 2003

Đơn vị: người

STT

Ngành và

chuyên môn học

Tổng sổ

Dài hạn

Ngắn hạn

Ghi chú

 

 

 

 

Số lượng

Thời gian

 

I

Lĩnh vực Đoàn thể chính trị

85

25

80

 

 

1

Lý luận chính trị

35

15

20

5 tháng

 

2

Hoàn chỉnh sau đại học

20

 

20

12 tháng

 

3

Quản lý

30

10

20

3 tháng

 

II

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh

157

141

16

 

 

1

Bộ Quốc phòng

102

102

 

 

 

2

Bộ Nội vụ

55

39

16

9 tháng

 

III

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật

 

 

 

 

 

1

Cao học

17

17

 

 

 

 

Ngành trồng trọt, thuỷ lợi

4

4

 

 

 

 

Ngành tài chính

3

3

 

 

 

 

Ngành y tế

1

1

 

 

 

 

Ngành giáo dục

5

5

 

 

 

 

Ngành văn hoá thông tin

2

2

 

 

 

 

Ngành lao động, phúc lợi xã hội

1

1

 

 

 

 

Ngành lưu trữ

1

1

 

 

 

2

Nghiên cứu sinh

12

12

 

 

 

 

Ngành nông nghiệp

2

2

 

 

 

 

Ngành tài chính

1

1

 

 

 

 

Ngành y tế

1

1

 

 

 

 

Ngành giáo dục

3

3

 

 

 

 

Ngành công nghiệp

1

1

 

 

 

 

Ngành văn hóa thông tin

2

2

 

 

 

 

Ngành thương mại

2

2

 

 

 

3

Bồi dưỡng tiếng Anh, vi tính và quản lý

14

 

14

9 tháng

 

4

Thực tập ngắn hạn, kinh tế, văn hoá, xã hội

30

 

30

 

 

IV

Dự bị tiếng Việt

235

235

 

 

 

 

Tổ chức

20

20

 

 

 

 

Chính trị

22

22

 

 

Quốc phòng 02

 

Quản lý

15

15

 

 

 

 

Ngành nông nghiệp

20

20

 

 

 

 

Ngành kinh tế kế hoạch

6

6

 

 

 

 

Ngành năng lượng điện

10

10

 

 

Công an 03

 

Ngành bưu chính viễn thông

8

8

 

 

Công an 03

 

Thương mại

10

10

 

 

 

 

Ngành dược

13

13

 

 

Công an 03

 

Ngành tài chính

8

8

 

 

Công an 03

 

Ngành ngân hàng

10

10

 

 

 

 

Ngành công nghiệp

10

10

 

 

 

 

Ngành giáo dục đào tạo

16

16

 

 

 

 

Lao động phúc lợi xã hội

5

5

 

 

 

 

Ngành thông tin văn hoá

30

30

 

 

 

 

Quan hệ Quốc tế

7

7

 

 

Quốc phòng: 4,

Công an: 3

 

Luật

5

5

 

 

 

 

Cơ yếu

6

6

 

 

 

 

Công đoàn

2

2

 

 

 

 

Lưu trữ

6

6

 

 

Quốc phòng 02

 

Bản đồ

2

2

 

 

 

 

Thể thao

4

4

 

 

 

 

Tổng cộng

550

430

120

 

 

B. ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH VIỆT KIỀU TẠI LÀO: 5 - 10 người.

C. ĐÀO TẠO CÁN BỘ HỌC SINH VIỆT NAM TẠI CHDCNH LÀO NĂM 2003: 20 - 25 người.


Phụ lục số 3 :

DANH MỤC HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM NĂM 2003 GIẢM 50% THUẾ

STT

Mã số

MFN %

Danh mục hàng hoá

Đơn vị

Trị giá

I

 

 

Lương thực, thực phẩm

USD

17,350,000

1

1710

10

Đường

USD

 

2

401.0

5

Sữa

USD

 

3

2103.90.200

10

Mì chính các loại

USD

 

4

 

 

Mì các loại

USD

1,000,000

5

 

 

Thịt các loại

USD

500,000

6

 

 

Chất bột các loại

USD

 

7

2103

10

Nước mắm, xì dầu

USD

 

8

 

 

Cá biển, ốc, cua, tôm, mực

USD

 

9

 

 

Bánh kẹo các loại

USD

 

10

 

 

Lạc

USD

9,600,000

11

 

 

Rau quả

USD

3,000,000

12

 

 

Gạo

USD

3,750,000

13

 

 

Dầu thực vật

Tấn

100,000

II

 

 

Vải, quần áo và đồ dùng hàng ngày

USD

 

1

 

 

Quần áo

USD

13,000,000

2

 

 

Vải các loại

USD

 

3

 

 

Chăn, màn

USD

 

4

 

 

Khăn mặt, khăn tay

USD

 

5

 

 

Sợi bông

USD

 

6

5002.00

 

Sợi tơ

USD

1,000,000

7

 

 

Đồ dùng nhà bếp

USD

 

8

 

 

Đồ dùng làm bằng nhựa

USD

1,500,000

9

3401.00

20

Xà phòng tắm

USD

 

10

3305.10

 

Thuốc gội đầu

USD

 

11

3306.10

 

Thuốc đánh răng

USD

 

12

 

 

Dép các loại

USD

500,000

13

 

 

Bát đĩa làm bằng sứ và inốc

USD

 

III

 

 

Đồ dùng văn phòng, giáo dục, thể thao, văn hoá

 

1,000,000

1

 

 

Bút bi, bút máy, vở viết

USD

50,000

2

 

 

Giấy các loại

USD

350,000

3

 

 

Bóng, đồ chơi thể thao các loại

USD

 

IV

 

 

Nông cụ, dụng cụ đánh bắt cá, chăn nuôi

USD

1,400,000

1

3102

5

Phân hoá học

USD

100,000

2

3101

5

Phân vi sinh

USD

300,000

3

 

 

Thức ăn gia súc

USD

300,000

4

 

 

Máy gặt lúa

USD

200,000

5

 

 

Máy bơm nước

USD

200,000

6

 

 

Máy cưa, máy cắt gỗ

USD

100,000

7

 

 

Phụ tùng thay thế

USD

100,000

8

 

 

Công cụ đánh bắt cá

USD

100,000

V

 

 

Thuốc chữa bệnh, hoá chất chế thuốc và y cụ

USD

2,000,000

1

 

 

Y cụ

USD

1,000,000

2

 

 

Hoá chất chế biến thuốc

USD

500,000

3

 

 

Thuốc chữa bệnh các loại

USD

500,000

VI

 

 

Máy móc, vật liệu xây dựng

USD

19,700,000

1

 

 

Máy móc phục vụ xây dựng

USD

 

2

 

 

Sắt thép các loại (trừ những loại Lào sản xuất được)

USD

14,700,000

3

 

 

Xi măng

USD

5,000,000

VII

 

 

Đồ điện dân dụng

USD

1,000,000

1

 

 

Máy vi tính và linh kiện

USD

150,000

2

 

 

Tủ lạnh

USD

100,000

3

 

 

Tivi

USD

100,000

4

 

 

Điều hoà

USD

150,000

5

94051020

85392290

 

Bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn tròn, bóng đèn cao áp, bóng đèn compact và đồ điện khác

USD

500,000

VIII

 

 

Hàng thủ công và sản phẩm gỗ

USD

600,000

1

 

 

Hàng thủ công

USD

100,000

2

 

 

Sản phẩm gỗ

USD

500,000

 

 

 

Tổng cộng

USD

59,050,000


DANH MỤC HÀNG HOÁ CÓ XUẤT XỨ TỪ LÀO GIẢM 50% THUẾ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM NĂM 2003

STT

Danh mục hàng hoá

Mã số HS

Số lượng

Trị giá (USD)

I

Gỗ và sản phẩm

 

 

 

1

Gỗ ván sàn

4418

210.000 m2

 

2

Đồ gỗ gia dụng làm từ gỗ

4414,4419, 9401, 9403

1.000 m2

 

3

Gỗ dán

4412

100.000 tấn

 

4

Gỗ thành phẩm và bán thành phẩm

4407

150.000m3

 

5

Rễ, gốc cây, trạc cây

 

m3

 

II

Khoáng sản các loại

 

 

 

1

Thạch cao

2520

125.000 tấn

 

2

Thiếc

2609

1.000 tấn

 

3

Đá dăm

2517

Tấn

 

III

Lâm sản

 

 

 

1

Chai phà

1301

2.500 tấn

 

2

Cánh kiến trắng

1301

 

 

3

Mây chế biến

1401

 

 

4

Vằng đắng

1211

10.000 tấn

 

5

Quả tươi

0813

50 tấn

 

6

Quả làm thạch

 

1.500 tấn

 

7

Cánh kiến đỏ

1301

Tấn

 

8

Cây thuốc

1211

Tấn

 

9

Sa nhân

0908

300 tấn

 

10

Vỏ cây tán bột làm hương

4401

Tấn

 

11

Ý dĩ

1211

5.000 tấn

 

IV

Nông sản và chăn nuôi

 

 

 

1

Gạo nếp, gạo tẻ

1006

20.000 tấn

 

2

Lá thuốc lá khô

2401

Tấn

 

3

Vừng

 

1.000 tấn

 

4

Đậu tương

 

Tấn

 

5

Ngô

 

Tấn

 

V

Sản phẩm công nghiệp chế biến

 

 

 

1

Nước hoa quả, kẹo hoa quả

2009,1704

 

 

2

Sơn

3208,3209,3210

 

 

3

Chăn jip lai

 

50.000 chiếc

 

4

Quạt jip lai

 

100.000 chiếc

 

5

Nồi cơm điện

 

100.000 chiếc

 

 

Tổng cộng

 

 

40,360,000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định số 112/LPQT về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

  • Số hiệu: 112/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 14/01/2003
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng, Thoong-Lun Xi-Xu-Lít
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/01/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản