Chương 3 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động về khiếu nại, tố cáo
Mục 1. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 40, 41, 42 và 43 Nghị định này đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm.
2. Quyền và nghĩa vụ khác của người tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật Tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật Tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.
Mục 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 40. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 41. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 42. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại.
Điều 43. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm
Tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm được giải quyết theo quy định tại Luật Tố cáo.
Điều 44. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 của Luật Tố cáo.
Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 45. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật Tố cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trình, tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Tố cáo.
3. Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì việc xử lý hành vi vi phạm hành chính đó phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Hồ sơ giải quyết tố cáo được lập theo quy định tại Điều 29 của Luật Tố cáo.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động về khiếu nại, tố cáo
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 5. Trình tự khiếu nại
- Điều 6. Hình thức khiếu nại
- Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 8. Rút khiếu nại
- Điều 9. Khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo Nghị định này
- Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý
- Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp
- Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 18. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm
- Điều 19. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 20. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 21. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
- Điều 22. Tổ chức đối thoại lần đầu
- Điều 23. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 24. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 25. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 29. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Điều 30. Tổ chức đối thoại lần hai
- Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 33. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 34. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 35. Người có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 36. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
- Điều 40. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 41. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
- Điều 42. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 43. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm
- Điều 44. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo