- 1Law no. 59/2005/QH11 of November 29, 2005 on investment
- 2Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 3Decision No. 1231/QD-TTg of September 07, 2012, approving the plan for developing medium and small enterprises 2011 – 2015
- 4Decision No. 03/2011/QD-TTg of January 10th, 2011, on promulgating the regulation on guaranteeing loans taken out by medium and small enterprises from commercial banks
- 5Decision No. 601/QD-TTg of April 17, 2013, to establish the medium and small enterprise development fund
- 6Law No. 32/2013/QH13 of June 19, 2013, on the amendments to the Law on enterprise income tax
- 7Land law No. 45/2013/QH13 dated November 29, 2013
- 8Resolution No. 19/NQ-CP dated March 18, 2014, on major tasks and solutions for improving the business environment and national competitiveness
- 9Decision No. 58/2013/QD-TTg dated October 15, 2013, promulgating the regulations on establishment, organization and operation of credit gurantee funds for medium and small enterprises
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014 |
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 khẳng định vai trò và nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cũng xác định các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
a) Chỉ đạo sâu sát, thực hiện có kết quả thực tế những nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chương trình hành động về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 05 năm (2011 - 2015) ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
b) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực: gia nhập thị trường, xuất nhập khẩu, tiếp cận nguồn vốn, tín dụng, thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động.
c) Công khai và chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, nghề, quy hoạch các khu và cụm công nghiệp, quy hoạch làng nghề và quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với các dự án đầu tư, bảo đảm sự đồng bộ về ngành, nghề giữa sản xuất và dịch vụ, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
d) Chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm; tạo lập liên kết ngành, vùng, giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, phát triển bền vững; bảo đảm không phân tán nguồn lực và hiệu quả hoạt động hỗ trợ. Nghiên cứu chuyển giao một số dịch vụ công có đủ điều kiện cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
đ) Khẩn trương, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; giải quyết và trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
a) Theo đúng chương trình công tác, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội dự thảo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi theo hướng khắc phục được những hạn chế về lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư; minh bạch, đồng bộ hóa các quy định về điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo mặt bằng pháp lý bình đẳng đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm thực hiện nhất quán có hiệu quả các cam kết quốc tế.
b) Hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trong thời hạn sớm nhất đưa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đi vào hoạt động để tăng thêm khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Bổ sung và hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2014 Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị.
d) Chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề trong các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề, trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan trong việc điều phối và kết nối các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
a) Trong Quý II năm 2014, hoàn thiện hướng dẫn về ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.
b) Trong năm 2014, trình Chính phủ giải pháp hỗ trợ thuế hoặc cơ chế thanh toán bù trừ đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn do nguyên nhân tồn kho, chưa được thanh quyết toán, giảm mức phạt chậm nộp thuế.
c) Thực hiện ngay việc hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
d) Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế (hoàn thuế, truy thu thuế,...) và hải quan (thông quan điện tử hải quan, áp giá và áp mã hàng hóa,…).
đ) Tiếp tục chỉ đạo phát triển thị trường chứng khoán để doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn cho đầu tư, phát triển.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây.
b) Triển khai chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết sản xuất, áp dụng khoa học và công nghệ cao, liên kết trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu với lãi suất hợp lý. Tạo thuận lợi cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản xuất - thu mua - tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu của ngân hàng.
c) Khẩn trương chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, xây dựng, hoàn thiện phân bổ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, tăng tỷ trọng cho vay đối với nông nghiệp, hỗ trợ nông dân chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu: lúa, gạo, cà phê, cao su, tôm, cá, cây ăn quả...
d) Chỉ đạo các ngân hàng thương mại phát triển hình thức cho thuê tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất trong điều kiện khó khăn về vốn, hạn chế khả năng đọng vốn vào tài sản cố định, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ.
đ) Tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp; chủ động xây dựng chương trình tín dụng các doanh nghiệp ngoài nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục vay vốn để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay.
a) Tăng cường công tác quản lý thị trường, giúp cho doanh nghiệp trong nước có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có biện pháp kiên quyết xử lý hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến tính lành mạnh của thị trường.
b) Thực hiện quản lý và có cơ chế hỗ trợ lĩnh vực quản lý thị trường nội địa, giúp sản phẩm và doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng ở cấp độ toàn cầu. Xây dựng hàng rào kỹ thuật, phù hợp với cam kết quốc tế.
c) Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp; định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đối phó với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
d) Tích cực đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế (AFTA, TPP...) để mở rộng thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin để doanh nghiệp tham gia, tham vấn trong quá trình đàm phán, ký kết.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Trong Quý II năm 2014, hoàn thiện, trình Chính phủ Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai sửa đổi, trong đó có quy định riêng về nội dung doanh nghiệp ngoài nhà nước được tiếp cận đất đai.
b) Nghiên cứu cải tiến các quy định về quản lý đất đai, lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đơn giản hóa thủ tục, minh bạch... để doanh nghiệp có thể tiếp cận đất sạch phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường;
c) Tạo điều kiện phát triển các khu cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, có giá thuê đất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu cụm công nghiệp.
a) Chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
b) Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy hình thành và phát triển các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm để khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển khoa học công nghệ.
c) Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.
8. Doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp:
a) Thực hiện sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng pháp luật. Chủ động trong việc quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh.
b) Chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đặc biệt trong quan hệ với người lao động cùng chung sức phát triển vì lợi ích chung. Tích cực tham gia đóng góp cho xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn.
9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
a) Có chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chương trình nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
d) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
đ) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, hàng quý báo cáo Chính phủ, tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Resolution No. 19/NQ-CP dated March 18, 2014, on major tasks and solutions for improving the business environment and national competitiveness
- 2Decision No. 252/QD-TTg dated February 13, 2014,
- 3Land law No. 45/2013/QH13 dated November 29, 2013
- 4Decision No. 58/2013/QD-TTg dated October 15, 2013, promulgating the regulations on establishment, organization and operation of credit gurantee funds for medium and small enterprises
- 5Law No. 32/2013/QH13 of June 19, 2013, on the amendments to the Law on enterprise income tax
- 6Decision No. 601/QD-TTg of April 17, 2013, to establish the medium and small enterprise development fund
- 7Decision No. 1231/QD-TTg of September 07, 2012, approving the plan for developing medium and small enterprises 2011 – 2015
- 8Decision No. 03/2011/QD-TTg of January 10th, 2011, on promulgating the regulation on guaranteeing loans taken out by medium and small enterprises from commercial banks
- 9Law no. 59/2005/QH11 of November 29, 2005 on investment
- 10Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
Directive No. 11/CT-TTg dated May 21, 2014, on solving difficulties and recommendations of enterprises and promoting their production and business development, thus contributing to successfully implementing national socio- economic development tasks to 2015
- Số hiệu: 11/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/05/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định