- 1Law no. 59/2005/QH11 of November 29, 2005 on investment
- 2Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 3Law No.21/2004/QH11 of June 15, 2004 on bankruptcy
- 4Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 5Penal code No. 15/1999/QH10 of December 21, 1999
- 6Law No. 17/2008/QH12 of June 03, 2008, on the promulgation of legal documents.
- 7Law No. 37/2009/QH12 of June 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the penal code
- 8Decree No. 64/2012/ND-CP of September 04, 2012, on construction permit
- 9Law No. 37/2013/QH13 of June 20, 2013, amending and supplementing Article 170 of the Law on enterprise
- 10Constitution dated November 28, 2013 of the socialist republic of Vietnam
- 11Land law No. 45/2013/QH13 dated November 29, 2013
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/NQ-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015;
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2014,
QUYẾT NGHỊ:
Thời gian qua, nước ta đã có những cải cách quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu, kinh tế tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nền kinh tế đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, nhất là về thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, trong đó đáng lưu ý là các vướng mắc liên quan tới thành lập doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...
Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan có nguyên nhân nhiều Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thiếu chiến lược, chương trình quốc gia và cách tiếp cận hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu.
Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng các cơ chế, chính sách về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, các quy định về phá sản, giải thể, cạnh tranh... Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt các thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triển mới, đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn 2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6, trong đó một số tiêu chí cụ thể là:
- Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày; cải thiện các khâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6[1] (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm);
- Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa là 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày);
- Hoàn thiện quy định về quyền sở hữu và bảo vệ nhà đầu tư vào Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp theo hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông thiểu số theo chuẩn mực quốc tế;
- Tạo thuận lợi, bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu thời gian xuất khẩu và thời gian nhập khẩu bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6[2] (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày);
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp xuống còn tối đa 30 tháng;
- Công khai hóa, minh bạch hóa tình hình hoạt động, tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
II. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi gửi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi và báo cáo Chính phủ.
- Công khai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ.
- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, lĩnh vực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa theo đề án đã được phê duyệt.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung hoàn thiện Luật đầu tư (sửa đổi), trong đó có các quy định cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục liên quan đến thẩm định cấp giấy phép; Luật doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu, nhà đầu tư, cổ đông thiểu số theo chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện các quy định chi tiết, thực hiện có hiệu quả Luật phá sản để giảm tối đa thời gian xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Rà soát các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư có gắn với sử dụng đất và xây dựng, tổng hợp những bất cập, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư.
- Thực hiện các giải pháp cần thiết tăng cường hiệu lực bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư, của cổ đông công ty cổ phần, đặc biệt là cổ đông thiểu số, của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục khởi sự kinh doanh; đơn giản hóa và giảm chi phí thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh. Xây dựng quy trình thống nhất về thủ tục đầu tư để áp dụng chung trong cả nước. Triển khai cơ chế một cửa liên thông, minh bạch thông tin để các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ tiếp cận. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, đánh giá việc công khai, minh bạch quy trình cấp phát vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện tốt hơn; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp.
- Rà soát, đánh giá lại quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, phấn đấu giảm thời gian xuất, nhập khẩu bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình thời gian xuất khẩu của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày).
- Rà soát, đánh giá lại và cải tiến quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế, rút ngắn thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm).
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, kho bạc một cách toàn diện, hiện đại; triển khai có hiệu quả mô hình một cửa liên thông, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực này để tạo chuyển biến mạnh mẽ ngay từ năm 2014. Công khai, minh bạch về thủ tục hành chính thuế, hải quan để doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận và giám sát việc thực hiện; tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan về những khó khăn, vướng mắc để xử lý kịp thời.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về thuế, chi ngân sách nhà nước để khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ khác trong các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học hàng đầu quốc tế mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo.
- Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung đào tạo và khảo thí cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, đánh giá và thực hiện các biện pháp cần thiết tạo thuận lợi hơn cho việc tuyển dụng lao động và sử dụng lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động.
- Rà soát, hoàn thiện các thủ tục và điều kiện thành lập, hoạt động đối với các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập; bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ đối với các thủ tục, điều kiện còn lại theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề.
- Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch, có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề.
- Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, đổi mới cơ chế tài chính và nâng cao tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung và sản phẩm dịch vụ cho các tổ chức đào tạo nghề ngoài công lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường.
7. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, hệ thống hóa các quy định pháp luật nói chung, các quy định liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói riêng phù hợp với nội dung, tinh thần Hiến pháp năm 2013. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện Hiến pháp năm 2013 của các bộ ngành, địa phương.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo hướng bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; nghiên cứu xây dựng Luật tiếp cận thông tin, Luật ban hành quyết định hành chính nhằm thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và công khai, minh bạch, tăng cường tiếp cận thông tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế. Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc tuân thủ các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; đánh giá tác động của thủ tục hành chính ngay trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình thực thi; luật hóa các quy định này khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Rà soát, đánh giá và có ý kiến góp ý về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng đối với những vụ việc đơn giản.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật đất đai (sửa đổi).
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai; có cơ chế, chính sách phù hợp tạo quỹ đất sạch tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Có cơ chế phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn; sửa đổi cơ chế, chính sách; kiện toàn bộ máy phù hợp.
- Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới theo đề án đã được phê duyệt. Đánh giá mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm, nhân rộng mô hình cho các vùng,
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác; tập trung, điều chỉnh quy mô sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thu mua nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, giảm bớt các chi phí trung gian, tăng thu nhập cho nông dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ, giảm tổn thất sau thu hoạch.
11. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm các thủ tục, thời gian và chi phí tiếp cận để được cấp điện đối với các dự án doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm rút thời gian tiếp cận xuống còn tối đa 70 ngày (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 50,3 ngày).
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung cho cơ khí chế tạo máy nông nghiệp và ngành dệt may.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý đúng pháp luật các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh.
- Thúc đẩy thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cam kết thương mại quốc tế, trước mắt là hướng tới việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn.
13. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Có cơ chế, chính sách phù hợp đẩy mạnh và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành sản phẩm, hỗ trợ hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học - công nghệ và thị trường công nghệ để mua bán, chuyển giao công nghệ, kể cả bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ.
- Nghiên cứu, triển khai thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nâng cao hiệu lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mức độ sẵn sàng về làm chủ và đổi mới công nghệ, triển khai mạnh mẽ các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.
- Xây dựng các nội dung liên quan đến hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực; phối hợp với Bộ Ngoại giao đưa các nội dung này vào chương trình nghị sự của diễn đàn khu vực và quốc tế, đối thoại song phương và đa phương.
14. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn công khai, minh bạch các thủ tục cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dễ tiếp cận; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP; đồng thời đề xuất bổ sung quy định về phí theo hướng giảm chi phí cho việc thực hiện cấp phép xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện, sớm ban hành thông tư liên tịch về quy trình liên thông, hợp lý giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng.
15. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.
- Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
- Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, ưu tiên ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số.
- Xây dựng các nội dung liên quan đến hợp tác quốc tế về phát triển công nghệ thông tin; phối hợp với Bộ Ngoại giao đưa các nội dung này vào chương trình nghị sự của diễn đàn khu vực và quốc tế, đối thoại song phương và đa phương.
19. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề:
- Tiến hành những khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ. Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tư pháp xây dựng tiêu chí, đánh giá cải cách thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, địa phương, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân biết. Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các bộ, ngành và các địa phương.
- Tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng các nhà đầu tư nắm bắt những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.
- Phối hợp với các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp lập các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm từng bước cải thiện trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về phản biện chính sách của các bộ, ngành và địa phương, báo cáo về Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng Bộ, cơ quan, địa phương. Đến hết 30 tháng 4 năm 2014 báo cáo Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; trên cơ sở đó đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Bộ, cơ quan, địa phương để triển khai thực hiện. Kế hoạch hành động phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì và dự kiến các bước thực hiện để cải thiện các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có kế hoạch chi tiết ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành, các kết quả dự kiến đạt được theo các mốc thời gian và phân tích rõ các hệ quả phát sinh.
- Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết này trong lĩnh vực được giao.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình hành động, chương trình công tác của Chính phủ, của các bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đã đề ra; có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng và 01 năm, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình hành động, Chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ, cơ quan, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Trước 31 tháng 12 hàng năm, báo cáo và đánh giá về năng lực cạnh tranh của Bộ, cơ quan, địa phương, gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo Chính phủ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết và thực trạng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tổ chức quốc tế sâu rộng trong các ngành, các cấp.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, tạo đồng thuận trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân.
3. Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết báo cáo Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý. Kết quả thực hiện Nghị quyết được đưa vào đánh giá chất lượng hoạt động của từng Bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
[1] Thời gian nộp thuế trung bình của các nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm, trong đó Indonesia là 259 giờ, Thái Lan là 264 giờ, Philippines là 193 giờ, Malaysia là 133 giờ, Brunei là 96 giờ, Singapore là 82 giờ, còn Việt Nam thời gian nộp thuế năm 2013 là 876 giờ
[2] Thời gian xuất khẩu trung bình của các nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian nhập khẩu là 13 ngày, trong đó, Indonesia là 17 và 23 ngày, Thái Lan là 14 và 13 ngày, Philippines là 15 và 14 ngày, Malaysia là 11 và 8 ngày, Brunei là 19 và 15 ngày, Singapore là 5 và 4 ngày, còn Việt Nam thời gian xuất khẩu năm 2013 là 21 ngày và nhập khẩu cũng 21 ngày.
- 1Resolution No. 43/NQ-CP dated June 06, 2014, on some primary tasks in reform of administrative procedures for formulation and execution of investment projects using land to improve business environment
- 2Resolution No. 103/NQ-CP of August 29, 2013, on orientations to increase efficiency of attracting, using and managing foreign direct investments in future
- 3Dirrective No. 28/2001/CT-TTg, on further creating favorable business environment for enterprises, promulgated by the Prime Minister of Government.
- 1Resolution No. 43/NQ-CP dated June 06, 2014, on some primary tasks in reform of administrative procedures for formulation and execution of investment projects using land to improve business environment
- 2Land law No. 45/2013/QH13 dated November 29, 2013
- 3Constitution dated November 28, 2013 of the socialist republic of Vietnam
- 4Resolution No. 103/NQ-CP of August 29, 2013, on orientations to increase efficiency of attracting, using and managing foreign direct investments in future
- 5Law No. 37/2013/QH13 of June 20, 2013, amending and supplementing Article 170 of the Law on enterprise
- 6Decree No. 64/2012/ND-CP of September 04, 2012, on construction permit
- 7Law No. 37/2009/QH12 of June 19, 2009, amending and supplementing a number of articles of the penal code
- 8Law No. 17/2008/QH12 of June 03, 2008, on the promulgation of legal documents.
- 9Law no. 59/2005/QH11 of November 29, 2005 on investment
- 10Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 11Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 12Law No.21/2004/QH11 of June 15, 2004 on bankruptcy
- 13Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
- 14Penal code No. 15/1999/QH10 of December 21, 1999
Resolution No. 19/NQ-CP dated March 18, 2014, on major tasks and solutions for improving the business environment and national competitiveness
- Số hiệu: 19/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 18/03/2014
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết