Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG NGHIỆP | VIỆT |
Số: KHONGSO | Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 1956 |
ĐIỀU LỆ
VỀ KIỂM DỊCH CÁC LOẠI HÀNG THẢO MỘC, NGŨ CỐC, SÚC SẢN, HẢI SẢN, XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 1.- Căn cứ theo nghị định số 1054-TTg ngày 13-9-1956 về kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Thương nghiệp quy định bản điều lệ này.
Điều 2.- Các cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa co nhiệm vụ kiểm dịch các loại thực vật, ngũ cốc, thảo mộc, súc sản, hải sản để trừ sâu bọ, nấm độc, vi trùng có hại đến các hàng hóa xuất khẩu. ( Các thứ sau độc phải kiểm dịch ghi trong bản kiểm kê sau).
Điều 3.- Ngoài việc thi hành các điều khoản trong điều lệ tạm thời và điều lệ chi tiết về kiểm nghiệm hàng hóa tất cả những thực vật, ngũ cốc, hải sản, súc sản nào cần phải kiểm dịch thì phải chấp hành đầy đủ theo bản điều lệ kiểm dịch này.
Điều 4.- Đối với những hàng “đã quy định kiểm dịch” nếu thấy các loại hàng này hay bao bì của hàng ấy không có những đối tượng kiểm dịch thì cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa có thể cấp giấy chứng nhận cho phép xuất nhập khẩu.
Điều 5.- Những loại thảo mộc, ngũ cốc, súc sản, hải sản nhập khẩu do Bưu cục nước ngoài gửi vào trong nước cũng do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa thi hành kiểm dịch.Sau khi khảo sát kỹ mới cho phép người khai lấy hàng ra.
Điều6.- Bộ Thương nghiệp sẽ căn cứ và tình hình cụ thể và phương tiện kiểm dịch của cơ quan kiểm nghiệm mà quy định những cửa khẩu được phép nhập cảng những loại hàng phải kiểm dịch.
Điều 7.- Để ngăn ngừa các loại hàng nhập khẩu có sâu bọ, vi trùng nguy hiểm lan tràn trong nước thì Bộ Thương nghiệp công bố cấm nhập khẩu các loại hàng ấy.
Nếu cơ quan khảo cứu khoa học thấy cần nhập số hàng ấy để khảo cứu thì phải được sự đồng ý của Bộ Thương nghiệp. Trường hợp này các cơ quan khảo cứu đó phải chịu trách nhiệm ngăn phòng những sâu độc, nấm độc và vi trùng truyền nhiễm.
Điều 8.- Tờ khai những hàng thảo mộc, ngũ cốc, súc sản, hải sảnnhập cảng xin kiểm dịch phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch hay giấy chứng nhận đã xông thuốc tiêu độc của cơ quan nơi xuất khẩu. Các loại giấy chứng nhận ấy phải ghi rõ tên loại hàng, nơi sản xuất, dấu hiệu ,ký hiệu, số lượng, trọng lượng, tình hình bao tải, nơi gửi hàng, ngày xuất khẩu, tên tàu vận tải và chứng minh không có sâu bọ truyền nhiễm.
Giấy chứng nhận đó phải do cơ quan kiểm nghiệm nước ngoài ký tên. Nếu hàng hóa đã xông thuốc tiêu độc thì phải chú thích rõ phương pháp và ngày tiêu độc vào giấy chứng nhận . Sau khi xem xét kỹ các giấy tờ cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xét lại có thể miễn kiểm dịch.
Điều 9.- Sau khi người có hàng đưa đơn xin kiểm dịch thì cơ quan kiểm nghiệm cử cán bộ đến nơi để xem xét, chỉ định địa điểm kiểm dịch và người có hàng phải cung cấp nhân công và thi hành theo sự hướng dẫn của cán bộ cơ quan kiểm nghiệm.
Điều 10.- Ngoài việc kiểm dịch phẩm chất hàng, bao bì, còn phải kiểm dịch những công cụ vận tải nếu xét những thứ đó có nấm, sâu độc truyền sang.
Điều 11.- Nếu hàng có sâu bọ , vi trùng nguy hiểm thì cơ quan kiểm nghiệm báo cho người có hàng phải tiêu độc hay tiêu huỷ, theo sự hướng dẫn và quy định của cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa.
Điều 12.- Sau khi kiểm dịch xong, những loại hàng ấy phải xuất khẩu trong thời hạn 3 tuần lễ. Nếu quá thời hạn xuất khẩu hay thay đổi bao bì thì người có hàng phải báo cáo cho cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xét lại.
Điều 13.- Ai phạm vào điều lệ quy định trên đây sẽ bị xử phạt theo điều 6 của nghị định số 1054-TTg ngày 13-9-1956.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP |
BẢNG KÊ NHỮNG SÂU BỌ LÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH
(Kèm theo bản điều lệ tạm thời về kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu ngày 26 tháng 9 năm 1956
Bộ Thương nghiệp tạm thời đề ra 30 thứ sâu bọ dưới đây là đối tượng kiểm dịch :
- Anthonomus grandis Bohanman
- Aspidiotus perniciosus Comstock
- Ceratilis capitala Wiedenma
- Conrarinia sorghicola Cop
- Pertinophora goosupielle Saunders
- Dacus dorsalis hendel
- Earias insulana Boisd
- Hyphantria cunea Drury
- Leptinctarsa decaemlineata Say
- Phthorimas oprculella Zell
- Phytophaga destructor Say
- Phagoletis pomolella welsh
- Phthorimae ocelafella
- Synehytrium endobioticum (Schilb) Perc
- Hetterodera restochienis Woll
- Mycosphaerella linorum (Wr) Garica Rada
- Phymatotricum sepedomicum
- Yllow dwarf
- Denterophoma tracheiphila Petri
- Rice dwarf
- Spengospora subteranac
- Bacterium stewarti
- Corynebacterium epedomicum
- Anguilina angusta
- Plasmodiophora brassicas
- Uromycse betac
- Ceratostomella ulmi
- Cronaritium ribicola Fischer
- Melanconis juglandis
Ngoài số 30 đối tượng kiểm dịch kể trên, có thể phát hiện thêm loại mới, chưa lan tràn rộng rãi.
Trong trường hợp này cần phải:
- Chỉ thị cách thức xong thuốc tiêu độc.
- Hay chỉ định nơi sử dụng thực vật nhạô khẩu, phương pháp và thời gian sử dụng.
Điều lệ về kiểm dịch các loại hàng thảo mộc, ngũ cốc, súc sản, hải sản, xuất nhập khẩu do Bộ thương nghiệp ban hành
- Số hiệu: khongso
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/09/1956
- Nơi ban hành: Bộ Thương nghiệp
- Người ký: Phan Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 11/10/1956
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra