Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 465-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1994 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều 3 và Điều 12 Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Sau khi thoả thuận với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY CHẾ
VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 465-TTgngày 27-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 1. Mỗi quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được quy định trong Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990 và Nghị định số 133-HĐBT ngày 20-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn. Bản quy chế này xác định một số điểm cụ thể về quan hệ phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ có liên quan đến chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lý liên quan trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, viên chức và người lao động; bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và người lao động, đồng thời tổ chức, giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao động tích cực thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng đã được xác định.
Điều 2. Trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì việc soạn thảo văn bản có trách nhiệm lấy ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; văn bản dự thảo cần được gửi đến Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sớm để có đủ thời gian nghiên cứu và tham gia ý kiến.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham gia cùng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
- Trong trường hợp ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo khác nhau, chưa thống nhất được, thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo cả hai ý kiến khác nhau để Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định theo thẩm quyền.
Điều 3. Về việc tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm trong công nhân, viên chức và người lao động.
- Chính phủ định ra mục tiêu, nội dung thi đua hàng năm và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phát động thi đua, đề ra những biện pháp phát huy mọi tiềm năng của công nhân, viên chức và người lao động để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Điều 4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được cử người đại diện tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến quyền và lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động do Chính phủ hoặc do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức.
Điều 5. Về việc giải quyết các kiến nghị của công nhân, viên chức và người lao động.
1- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động ở các Bộ, ngành, địa phương.
Khi có những vấn đề phát sinh cần giải quyết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần kịp thời phản ánh tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giải quyết hoặc báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
2- Trong trường hợp các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và người lao động đã được các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, giải quyết nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn có ý kiến khác thì Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể trực tiếp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Điều 6. Hàng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng kế hoạch thu, chi nguồn quỹ công đoàn gửi Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nếu nguồn thu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không đủ đáp ứng yêu cầu chi cần thiết thì Nhà nước sẽ xem xét, cấp hỗ trợ một phần kinh phí.
Điều 7. Bộ Ngoại giao theo thẩm quyền được giao, có trách nhiệm giúp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nắm vững tình hình hoạt động Công đoàn các Quốc gia và Quốc tế và giúp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện các kế hoạch hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Công đoàn các Quốc gia và Quốc tế.
Điều 8. Về chế độ thông tin báo cáo:
1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thông tin cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình hình kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới ban hành liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ cử người đại diện đến Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông báo những vấn đề về chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động.
2- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm báo cáo về tình tình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn với Chính phủ.
Điều 9. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được mời dự các phiên họp của Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công nhân, viên chức và người lao động hoặc liên quan đến hoạt động công đoàn.
Thủ tướng Chính phủ hoặc các thành viên của Chính phủ được mời đến dự các kỳ họp của Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khi bàn về các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của công nhân, viên chức và người lao động.
Hàng năm (hoặc những khi cần thiết) Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức họp liên tịch (hoặc làm việc) để trao đổi về những vấn đề cần thiết trong mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thời gian, chương trình làm việc do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị.
Decision no. 465-TTg of August 27, 1994 Promulgating the statute on the working relations between the government and the vietnam general confederation of labor promulgated by the Government
- Số hiệu: 465-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/1994
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra