Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3280/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2016 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09/4/2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý thông tin hành khách trước khi nhập cảnh qua đường hàng không;
Căn cứ Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 149/2010/TT-BTC ngày 27/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý hải quan đối với hàng hóa, dịch vụ bán tại khu cách ly;
Căn cứ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 của Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh;
Căn cứ Quyết định 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Áp dụng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế và Chi cục Hải quan quản lý Cảng hàng không quốc tế thay thế cho Quyết định số 2428/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009; Quyết định 1165/QĐ-TCHQ ngày 23/12/2011; Quyết định 1973/2014/QĐ-TCHQ ngày 23/12/2014 và Quyết định 3816/2014/QĐ-TCHQ ngày 04/7/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Điều 4. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý cảng hàng không quốc tế căn cứ quy định tại Quy trình kèm theo Quyết định này ban hành Quy trình đặc thù của từng cảng hàng không để áp dụng phù hợp với thực tế;
Điều 5. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý cảng hàng không quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, HÀNG HÓA DO NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH MANG TRONG HÀNH LÝ; GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3280/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Quy trình này quy định trình tự, thủ tục thực hiện đối với:
a) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế;
b) Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến bay của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hành lý thất lạc, từ bỏ, nhầm lẫn của người xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý;
e) Tiền mặt Việt Nam đồng, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực cách ly, khu vực hạn chế tại nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế,
2. Quy trình này quy định về việc “Giám sát hải quan đối với hàng hóa, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hoạt động của các đơn vị liên quan đến các đối tượng quy định trong địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế tại Điều 5 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ”.
3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại các cảng hàng không quốc tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh miễn thuế, hàng hóa Việt Nam bán tại khu vực cách ly và nhiên liệu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Đối tượng thực hiện: Cán bộ, công chức Hải quan.
2. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
a) Người xuất cảnh, người nhập cảnh;
b) Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Phương tiện vận tải chuyên dụng, nhân viên và vật dụng, đồ dùng của các đơn vị cung ứng các dịch vụ suất ăn, nhiên liệu, vệ sinh, sửa chữa bảo dưỡng, xếp dỡ khai thác hành lý và hàng hóa tại các khu vực chịu sự giám sát hải quan;
d) Hành lý của người nhập cảnh và xuất cảnh trong khu vực và trong thời gian chịu sự giám sát hải quan;
đ) Hàng hóa xuất khẩu đưa từ nhà ga hàng hóa, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng ra sân đỗ đưa lên tàu bay xuất cảnh; hàng hóa nhập khẩu đưa từ tàu bay nhập cảnh đến nhà ga hàng hóa, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng;
e) Suất ăn, nhiên liệu xăng dầu cung ứng, hàng lưu niệm có xuất xứ Việt Nam bán trên tàu bay xuất cảnh; hàng hóa miễn thuế bán trên tàu bay Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh.
1. Giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế áp dụng các phương pháp giám sát quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 38 của Luật Hải quan.
2. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại cảng hàng không quốc tế để thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối với các đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 2 của quy trình này.
Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Chi cục trưởng bố trí sơ đồ làm thủ tục đối với người xuất cảnh, người nhập cảnh như sau:
a) Luồng hành khách không phải khai báo hải quan (luồng xanh): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh không có hành lý thuộc diện phải khai hải quan và không phải thực hiện khai báo hải quan.
b) Luồng hành khách thuộc diện phải khai báo hải quan (luồng đỏ): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý thuộc diện phải khai hải quan hoặc do công chức Hải quan phát hiện nghi vấn trong quá trình giám sát.
2. Kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc diện phải khai báo hải quan, đối tượng trọng điểm, qua thực tế giám sát thấy có biểu hiện nghi vấn hoặc kiểm tra ngẫu nhiên và được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo quy định tại Quy trình này.
3. Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Xác định đối tượng trọng điểm và khu vực trọng điểm, thời gian trọng điểm:
a) Căn cứ xác định đối tượng trọng điểm:
a.1) Thông qua Hệ thống quản lý rủi ro (Phiếu xác định thông tin trọng điểm đối với chuyến bay, đối tượng trọng điểm) để xác định đối tượng trọng điểm và hành lý của đối tượng trọng điểm cần kiểm tra, giám sát;
a.2) Thông tin từ các lực lượng chức năng liên quan cung cấp;
a.3) Qua thực tế giám sát của công chức;
a.4) Người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý phải khai báo theo quy định;
a.5) Kiểm tra đối tượng ngẫu nhiên;
b) Xác định khu vực trọng điểm:
b.1) Khu vực đảo hành lý tại sân đỗ;
b.2) Khu vực ống lồng và hành lang đi ra tàu bay hoặc vào nhà ga làm thủ tục;
b.3) Khu vực làm thủ tục hải quan;
b.4) Khu vực cách ly; khu vực hạn chế;
b.5) Khu vực đậu tại sân đỗ đối với tàu bay trọng điểm;
b.6) Khu vực khác theo quyết định của Chi cục trưởng tùy theo từng thời điểm và tình hình thực tế;
c) Xác định thời gian trọng điểm:
Căn cứ thời điểm tổ chức những sự kiện lớn của quốc gia như: ngày lễ, ngày kỷ niệm, Đại hội Đảng... xác định thời gian trọng điểm.
5. Mức độ, hình thức kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:
a) Hình thức kiểm tra:
a.1) Không kiểm tra (sau đây gọi là K0);
a.2) Kiểm tra qua máy soi (sau đây gọi là K1);
a.3) Kiểm tra thực tế hành lý (sau đây gọi là K2);
a.4) Khám người trong trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (sau đây gọi K3);
b) Mức độ soi chiếu:
b.1) Mức độ 1: Soi chiếu để phát hiện hành lý nghi vấn;
b.2) Mức độ 2: Soi chiếu xác định rõ nghi vấn.
Điều 5. Trách nhiệm của Cục Hải quan
1. Trách nhiệm của Cục trưởng:
a) Xây dựng quy trình giám sát đặc thù và quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục hải quan tại cảng hàng không quốc tế thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở quy định tại Quy trình này và các quy định của pháp luật. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Chi cục quản lý cảng hàng không quốc tế và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quy trình;
b) Trực tiếp chỉ đạo đối với các trường hợp phức tạp, cần có sự phối hợp với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành;
c) Báo cáo kịp thời Tổng cục trưởng các trường hợp phức tạp và vượt thẩm quyền;
d) Phê duyệt phương án bố trí lực lượng các Đội, Tổ thuộc Chi cục Hải quan quản lý cảng hàng không quốc tế, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc triển khai thực hiện quy trình;
đ) Phê duyệt kế hoạch giám sát, kế hoạch kiểm tra, bản mô tả chức năng, nhiệm vụ đối với từng vị trí của công chức, sổ tay nghiệp vụ đối với từng vị trí của công chức do Chi cục quản lý cảng hàng không quốc tế báo cáo.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
a.1) Căn cứ thông tin quản lý rủi ro, lịch bay và thông tin liên quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tình hình, nguồn lực và địa bàn cụ thể để:
a.1.1) Xây dựng kế hoạch giám sát, kế hoạch kiểm tra trong từng giai đoạn để triển khai thực hiện: biện pháp giám sát từng khu vực trọng điểm, cách thức giám sát chuyến bay trọng điểm;
a.1.2) Tùy từng thời điểm cụ thể, thông tin hành khách trọng điểm và áp dụng quản lý rủi ro đối với việc làm thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh, Chi cục trưởng ra quyết định soi chiếu toàn bộ hoặc tỷ lệ đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh;
a.1.3) Trường hợp tình huống phức tạp, có dấu hiệu vi phạm, vượt thẩm quyền cấp Chi cục cần có sự phối hợp và tăng cường nguồn lực phải báo cáo kịp thời Cục trưởng để được chỉ đạo thực hiện;
a.2) Nội dung của kế hoạch bao gồm:
a.2.1) Xác định khu vực trọng điểm, chuyến bay trọng điểm, thời gian trọng điểm để thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra để đưa ra biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp;
a.2.2) Tổ chức, phân công công chức thực hiện trước chuyến bay việc xác định đối tượng trọng điểm:
- Kết xuất danh sách đối tượng trọng điểm trên Hệ thống quản lý rủi ro;
- Điền nội dung liên quan vào Phiếu thông tin trọng điểm của từng chuyến bay chuyển Phiếu đến các bộ phận thực hiện;
- Lên phương án sàng lọc, xác định đối tượng trọng điểm, công chức giám sát xác định đối tượng trọng điểm;
a.2.3) Bố trí lực lượng, phương án phối hợp, xử lý tình huống phát sinh;
a.3) Điều phối hoạt động của các bộ phận trong đơn vị và phối hợp các lực lượng liên quan trong quá trình triển khai thực hiện thủ tục, giám sát đối với hành lý của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, tàu bay xuất nhập cảnh, quá cảnh;
a.4) Xây dựng bản mô tả chức năng, nhiệm vụ đối với từng vị trí của công chức, sổ tay nghiệp vụ đối với từng vị trí của công tác báo cáo Cục trưởng phê duyệt; xây dựng sổ theo dõi đối với từng khâu nghiệp vụ trong quy trình này để công chức thực hiện ghi chép sau khi thực hiện;
a.5) Xây dựng những tình huống giả định đối với chuyến bay trọng điểm, đối tượng trọng điểm để lên các phương án thực hiện, trình tự thực hiện, xử lý phát sinh, luyện tập những tình huống giả định nêu trên để áp dụng trong thực tế;
a.6) Tổ chức, đào tạo nghiệp vụ đối với công chức tại vị trí được phân công;
b. Trách nhiệm của công chức:
b.1) Thực hiện sự phân công của Chi cục trưởng và chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng chức trách với nhiệm vụ được giao;
b.2) Theo dõi, giám sát thực hiện theo bản mô tả chức năng nhiệm vụ và Sổ tay nghiệp vụ, có trách nhiệm ghi chép vào sổ theo dõi do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành;
b.3) Trường hợp trong quá trình giám sát phát hiện dấu hiệu nghi vấn, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
Mục I: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH
Điều 6. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh như sau:
1. Bước 1: Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: thông quan hành lý của người xuất cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) để yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý, kiểm tra và xử lý (nếu có vi phạm);
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn, thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc nhập cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người xuất cảnh đưa hành lý vào phòng để kiểm tra để thực hiện theo hình thức K2 hoặc K3 và thực hiện các bước tiếp theo;
c) Đối với trường hợp là đối tượng trọng điểm, do công tác giám sát phát hiện có biểu hiện nghi ngờ, ngẫu nhiên hoặc có yêu cầu phối hợp của các đơn vị trong và ngoài ngành, công chức giám sát thông báo bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) cho công chức soi máy để đưa hành lý của các đối tượng nêu trên vào khu vực kiểm tra; công chức giám sát (kiểm tra) yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra để kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
d.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
d.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý quá khổ để kiểm tra hành lý.
2. Bước 2: Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hình thức K2:
a) Đối với trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý:
b.1) Đề nghị người xuất cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ và xuất trình Tờ khai hải quan;
b.2) Tiến hành kiểm tra hành lý:
b.2.1) Kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan và thông quan hành lý (nếu có);
b.2.2) Kết quả kiểm tra phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người xuất cảnh mang theo hàng hóa xuất khẩu thương mại thực hiện theo Điều 7 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02, sau khi kiểm tra hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
3. Bước 3: Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại trong hành lý của người xuất cảnh thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và theo các bước sau:
1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Hải quan theo quy định
a) Tiếp nhận tờ khai Hải quan từ người xuất cảnh;
a.1) Tiến hành kiểm tra số tờ khai, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất) trên Hệ thống theo quy định;
a.2) Tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Phù hợp giữa thông tin trên Tờ khai hải quan hoặc chứng từ vận chuyển với thông tin trên Hệ thống xác nhận hàng qua khu vực giám sát;
b.2) Thông tin không phù hợp thì xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, thực hiện như sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật:
a.1) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống.
a.2) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên ô 31 của Tờ khai Hải quan giấy theo quy định.
b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý vi phạm.
3. Bước 3: Lưu trữ hồ sơ: theo quy định.
Mục II: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI NHẬP CẢNH
Điều 8. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh
1. Trường hợp cảng hàng không quốc tế đã lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý, thực hiện thủ tục hải quan theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: đưa hành lý lên đảo trả người nhập cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thực hiện:
a.2.1) Thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng bộ đàm;
a.2.2) Đánh dấu kiện hành lý nghi vấn (bằng biện pháp kỹ thuật/thủ công) theo quy định;
a.2.3) Đưa hành lý đánh dấu lên băng tải;
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc xuất cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào khu vực / phòng kiểm tra;
c) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
c.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
c.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người nhập cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý bị nghi vấn cần kiểm tra công chức soi máy thực hiện thao tác lưu giữ hình ảnh kiện hàng có nghi vấn trên máy.
Bước 2: Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra theo hình thức K2:
a) Trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định;
b) Trường hợp người nhập cảnh có hành lý bị đánh dấu, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên đi vào luồng xanh thì công chức giám sát yêu cầu chuyển sang luồng đỏ để thực hiện kiểm tra hải quan như sau:
b.1) Đề nghị người nhập cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ, xuất trình Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý;
b.2) Xử lý kết quả kiểm tra hành lý;
b.2.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2.2) Kết quả phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người nhập cảnh mang theo hàng hóa thương mại: thực hiện theo Điều 9 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02 thì hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
3. Trường hợp cảng hàng không quốc tế chưa lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý
Công chức giám sát có trách nhiệm sàng lọc đối tượng để phân luồng người nhập cảnh đi vào luồng xanh hoặc luồng đỏ theo nguyên tắc:
- Người nhập cảnh không phải thực hiện khai báo hải quan và chịu sự giám sát của công chức hải quan đi vào luồng xanh.
- Người nhập cảnh có hàng hóa phải khai hải quan, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên thì hướng dẫn vào luồng đỏ để thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận Tờ khai hải quan;
Bước 2: Kiểm tra hành lý theo hình thức K1:
a) Yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý (ký gửi và xách tay) vào máy soi chiếu mức độ 1;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào phòng kiểm tra theo hình thức K2 hoặc K3, thực hiện xử lý theo quy định.
Bước 3. Lưu hồ sơ theo quy định.
1. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa nhập khẩu thương mại trong hành lý, đã được đăng ký theo hình thức hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hải quan:
a) Tiếp nhận tờ khai hải quan từ người nhập cảnh;
a.1) Tiến hành kiểm tra trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống (đủ điều kiện đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan);
a.2) Trường hợp tờ khai đã được thông quan trên Hệ thống: tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa;
a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có);
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Phù hợp xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát;
b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp: xử lý theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 35 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, công chức thực hiện như sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật: Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống;
b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý theo quy định.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ: theo quy định.
2. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nhưng không xuất trình được 01 trong những giấy nêu trên khi thực hiện thủ tục hải quan, thì công chức hải quan thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận tờ khai hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ phát hiện hàng hóa thuộc diện phải xuất trình giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành mà người nhập cảnh không xuất trình được giấy nêu trên, thì công chức từ chối tiếp nhận tờ khai hải quan bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ.
Bước 2: Yêu cầu người nhập cảnh xuất trình hàng hóa để kiểm tra hàng hóa, lập Biên bản tạm giữ hàng hóa với lý do hàng hóa nhập khẩu chưa có giấy phép.
Bước 3: Xử lý hàng hóa tạm giữ:
a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBNTG kèm theo quy trình này, trả người nhập cảnh 01 bản; tạm giữ hàng hóa;
b) Niêm phong kiện hàng hóa có chữ ký của chủ hàng trên niêm phong;
c) Chuyển về kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan để xử lý tiếp như sau:
c.1) Trong vòng 30 ngày;
c.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành thủ tục đăng ký tờ khai hải quan giấy hoặc điện tử (nếu người nhập cảnh có mã số thuế) để thông quan lô hàng;
c.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, xin tái xuất thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý theo quy định;
c.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang theo hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến làm thủ tục thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính;
Bước 4: Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
3. Trường hợp người nhập cảnh mang theo hành lý vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định, đã đăng ký tờ khai hải quan giấy nhưng không đủ tiền nộp thuế:
a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBN kèm theo công văn này để tạm giữ, đưa vào kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan;
b) Thực hiện xử lý như sau:
b.1) Trong vòng 30 ngày:
b.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp nộp đủ tiền thuế, thông quan lô hàng;
b.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không có tiền nộp thuế và xin tái xuất hàng hóa, báo cáo Chi cục trưởng để thực hiện hủy tờ khai theo quy định và phê duyệt cho phép tái xuất;
b.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến nộp thuế thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người quá cảnh
1. Trường hợp người quá cảnh của chuyến bay quốc tế nhập cảnh được Hãng hàng không đưa vào khu vực cách ly để chờ lên chuyến bay xuất cảnh, áp dụng hình thức K1 đối với hành lý xách tay của người quá cảnh.
2. Trường hợp người quá cảnh của các chuyến bay nhập cảnh được Hãng hàng không đưa vào khu vực nhập cảnh để làm thủ tục nhập cảnh và thủ tục hải quan sau đó đưa lên các chuyến bay nội địa để đưa đến sân bay khác rồi mới xuất cảnh, hành lý của khách quá cảnh được thực hiện như đối với hành lý của khách nhập cảnh tại Điều 8 quy trình này.
Khi người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc người đại diện hợp pháp được ủy quyền đến làm thủ tục gửi hành lý hoặc nhận lại hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi, công chức hải quan tiến hành các bước quy định tại các Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 Mục 1 Phần VIII Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Điều 12. Trình tự thực hiện thủ tục gửi kho và nhận lại đối với hành lý
1. Trình tự thực hiện thủ tục gửi hành lý vào kho hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận hành lý và đơn đề nghị tạm gửi kho của người nhập cảnh, xuất cảnh.
Bước 2: Áp dụng hình thức K1 kiểm tra hành lý gửi.
Bước 3: Trường hợp không phát hiện hành lý có hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu theo quy định. Lập Phiếu gửi kho theo mẫu HQ 04 quy định tại Phụ lục I kèm Quyết định này và vào sổ theo dõi;
Trường hợp có phát hiện nghi vấn, tiến hành kiểm tra thủ công phát hiện hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu lập biên bản, xử lý theo quy định.
Bước 4: Niêm phong hành lý tạm gửi đưa vào kho, giao cho người nhập cảnh, xuất cảnh Phiếu gửi kho.
2. Trình tự thực hiện thủ tục nhận lại hành lý gửi kho Hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận Phiếu gửi kho (bản chính), hộ chiếu của người nhập cảnh, xuất cảnh;
Trường hợp người nhập cảnh, xuất cảnh ủy quyền cho người đại diện hợp pháp: tiếp nhận Phiếu gửi kho (bản chính), Hộ chiếu của người nhập cảnh, xuất cảnh (bản chụp), Giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền, Giấy ủy quyền hoặc thư ủy quyền theo quy định của pháp luật (bản chính).
Bước 2: Kiểm tra nội dung Phiếu gửi, hộ chiếu với nội dung đã ghi chép tại sổ theo dõi;
Trường hợp hành lý gửi kho thuộc diện phải tái xuất thì chuyển toàn bộ hồ sơ báo cáo Chi cục trưởng có ý kiến chỉ đạo, ký, đóng dấu công chức trên Phiếu nhập kho.
Bước 3: Trả hành lý, yêu cầu khách xác nhận đã nhận lại hành lý gửi kho và ký ghi rõ họ tên vào sổ theo dõi.
Bước 4: Áp tải hành lý tạm gửi và bàn giao cho công chức Đội thủ tục hành lý xuất để giám sát việc làm thủ tục xuất nhằm đảm bảo hành lý đó phải được thực xuất.
Bước 5: Lưu trữ bộ hồ sơ gồm Phiếu gửi kho bản chính và giấy tờ liên quan (bản chụp) quy định tại Bước 1 nêu trên.
Bước 1. Tiếp nhận toàn bộ số hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn còn nguyên bao bì, đai kiện từ các Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp.
Bước 2. Áp dụng hình thức kiểm tra K1 đối với toàn bộ số hành lý nêu trên:
a) Trường hợp qua kiểm tra không phát hiện nghi vấn thì bàn giao cho đại diện Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp để trả lại cho chủ sở hữu;
b) Đối với trường hợp phát hiện trong hành lý có chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường thì phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra hành lý nghi vấn theo quy chế phối hợp giữa các bên và xử lý theo quy định;
c) Trường hợp phát hiện trong hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn thì niêm phong hải quan đối với hành lý, yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng các kiện hành lý nêu trên;
d) Trường hợp phát hiện nghi vấn thì thực hiện theo bước tiếp theo.
Bước 3. Xử lý hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn:
a) Đối với hành lý không có nghi vấn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lập bản kê; công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào bản kê. Trả cho Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp 01 bản kê, lưu giữ 01 bản;
b) Đối với kiện hành lý có chứa chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp mời đại diện cơ quan chuyên ngành để lập biên bản bàn giao đưa đến khu vực an toàn, mở kiểm tra dưới sự chứng kiến của công chức hải quan và xử lý theo quy định;
c) Đối với hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng những kiện hành lý đó và thông báo cho chủ hàng trong vòng 30 ngày từ ngày hành lý đến cửa khẩu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế để làm thủ tục hải quan đối với hành lý nêu trên.
Bước 5. Lập biên bản, xử lý vi phạm (nếu có).
Bước 6. Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi và lưu 01 bản kê.
Trường hợp không xác định được người nhận đối với hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn thì tiến hành xử lý tương tự như xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận quy định của Bộ Tài chính.
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính phù hợp giấy tờ do người nhập cảnh, xuất cảnh, hoặc được ủy quyền hợp pháp khai và nộp theo quy định.
Bước 2: Áp dụng hình thức kiểm tra K2 đối với hành lý:
Xác định trị giá tính thuế và thu thuế theo quy định (nếu có);
Lập biên bản để xử lý vi phạm (nếu có);
Xác nhận, ký tên đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan sử dụng cho người xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có) và tờ khai hải quan giấy theo quy định để thông quan hành lý.
Bước 3: Nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính hoặc vào sổ theo dõi.
Bước 4: Lưu hồ sơ theo quy định.
Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với việc mang đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt đưa ra, đưa vào khu vực cách ly của cảng hàng không sân bay quốc tế như sau:
Bước 1. Tiếp nhận Bản kê nhập, xuất tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ) theo mẫu 03 ban hành kèm Quy trình này.
Bước 2. Kiểm tra, đối chiếu đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt do đại diện đơn vị xuất trình với Bản kê.
Bước 3. Xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức trên Bản kê.
Bước 4. Trả doanh nghiệp 01 Bản kê.
Bước 5. Cập nhập nội dung vào sổ theo dõi, lưu giữ 01 Bản kê.
Bước 6. Trường hợp phải thanh khoản thì thực hiện theo quy định.
GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
Điều 16. Giám sát khu vực sân đỗ tàu bay
1. Đối tượng giám sát:
a) Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lưu đỗ tại khu vực sân đỗ;
b) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được khai thác, xếp dỡ từ tàu xuống phương tiện vận tải và ngược lại;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xếp dỡ từ phương tiện vận tải đưa lên tàu bay và ngược lại;
e) Hoạt động và phương tiện đi lại nhằm phục vụ cho chuyến bay quốc tế của lực lượng vệ sinh, thợ máy, xếp dỡ; cung ứng suất ăn, cung ứng nhiên liệu;
g) Túi ngoại giao, túi lãnh sự.
2. Thời gian giám sát:
a) Đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Từ khi nhập cảnh, lưu đỗ tại vị trí đậu tại khu vực sân đỗ đến khi xuất cảnh;
b) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý xách tay: Từ khi rời tàu bay nhập cảnh vào đến khu vực nhà ga nhập cảnh; từ nhà ga xuất cảnh lên tàu xuất cảnh;
c) Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Từ khi xếp dỡ từ tàu bay đến đảo trả hành lý của nhà ga nhập; từ đảo hành lý xuất đưa lên tàu bay xuất cảnh;
d) Trong thời gian có hoạt động của các phương tiện, lực lượng khi tàu bay đỗ tại vị trí lưu đỗ chờ xuất cảnh;
đ) Trong thời gian có hoạt động nhận, gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự.
3. Công việc giám sát: thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được phương tiện vận tải chuyên dụng đưa từ tàu bay nhập cảnh và xếp dỡ xuống các khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng và ngược lại;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cảng kết hợp vận chuyển trên chuyến bay vận chuyển nội địa.
2. Thời gian giám sát:
a) Từ khi rời tàu bay nhập cảnh đưa xuống phương tiện vận chuyển đến khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) Từ khi rời khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng đến tàu xuất khẩu bay xuất cảnh;
c) Từ khi rời khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng để đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đến kho hàng không kéo dài, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, công trình theo quy định;
d) Trong thời gian hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển trên chuyến bay nội địa (nếu có).
3. Công việc giám sát: thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa đưa ra, đưa vào và lưu giữ trong kho chứa hàng miễn thuế; kho chứa hàng lưu niệm có xuất xứ Việt Nam; kho chứa hàng bán tại khu vực cách ly;
b) Hàng hóa đưa lên cửa hàng miễn thuế/cửa hàng bán hàng lưu niệm nhà ga/ trên tàu bay xuất nhập cảnh;
c) Phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa đưa lên cửa hàng miễn thuế nhà ga/ trên tàu bay xuất nhập cảnh;
d) Quá trình xuất kho đưa lên bán trên tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có);
đ) Việc thu hồi hàng bán không hết đưa từ tàu bay đến kho lưu giữ (nếu có);
e) Quá trình cấp bù tại kho lưu giữ (nếu có).
2. Thời gian giám sát:
Khi hàng miễn thuế đưa ra, đưa vào kho chứa hàng hóa miễn thuế để đưa ra, đưa vào cửa hàng hoặc trên tàu bay bằng phương tiện vận tải;
Khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp bù hàng miễn thuế trên tàu bay tại kho lưu giữ.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục II: GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG TÀU BAY
Điều 19. Thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động cung ứng suất ăn đưa lên, đưa xuống tàu bay
1. Đối tượng giám sát đưa suất ăn lên tàu bay xuất cảnh:
a) Phương tiện vận chuyển suất ăn, trang thiết bị, dụng cụ đưa lên, đưa xuống tàu bay;
b) Suất ăn, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ suất ăn từ xe chuyên dụng đưa lên, đưa xuống tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
Khi suất ăn, trang thiết bị phục vụ lên tàu bay từ phương tiện vận tải và ngược lại.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1. Đối tượng giám sát:
Hoạt động của các đơn vị nêu trên khi lên tác nghiệp và xuống tàu bay tại vị trí lưu đỗ.
2. Thời gian giám sát:
Khi có hoạt động lên và xuống tàu bay của các đơn vị.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 21. Thực hiện giám sát hải quan khu vực chứa và cấp nhiên liệu
1. Hoạt động giám sát khu vực chứa nhiên liệu:
a) Nhiên liệu đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu từ phương tiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến khu vực chứa đựng;
b) Xuất nhiên liệu để cung cấp cho các chuyến bay;
c) Việc bơm nhiên liệu từ xe chuyên dụng/ từ đường ống nối từ khu vực chứa nhiên liệu lên tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
a) Khi nhiên liệu đưa vào khu vực chứa đựng;
b) Khi bơm nhiên liệu lên tàu bay xuất cảnh.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 22. Thực hiện giám sát hải quan khu vực sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay
1. Đối tượng giám sát:
- Tàu bay khi đưa vào, đưa ra khu vực xưởng sửa chữa;
- Phụ tùng cung ứng việc sửa chữa tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
Khi đưa tàu bay, phụ tùng đưa vào, đưa ra khu vực xưởng sửa chữa.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục III: GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC NHÀ GA HÀNG HÓA
Điều 23. Thực hiện giám sát tại cổng ra, cổng vào khu vực nhà ga hàng hóa
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực giám sát hải quan;
b) Hàng hóa nhập khẩu đưa từ kho hàng quốc tế ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
c) Túi Ngoại giao, túi Lãnh sự đưa vào đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
2. Thời gian giám sát;
a) Khi hàng hóa xuất khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào khu vực giám sát hải quan;
b) Khi hàng hóa nhập khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 24. Thực hiện giám sát tại kho hàng hóa quốc tế
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho quốc tế để xuất khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho để làm thủ tục hoặc đã hoàn thành thủ tục;
c) Túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho để xuất nhập khẩu.
2. Thời gian giám sát;
Từ khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào, lưu giữ, đến khi đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục IV: GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC NHÀ GA HÀNH KHÁCH QUỐC TẾ
1. Đối tượng giám sát:
a) Hành lý, người xuất cảnh, người nhập cảnh;
b) Cửa hàng miễn thuế, cửa hàng bán hàng lưu niệm, ăn uống và các hoạt động khác trong khu vực giám sát hải quan;
c) Tiền mặt đồng Việt Nam, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế;
d) Hoạt động của nhân viên, công chức của các đơn vị trong khu vực cách ly;
đ) Hàng hóa hoàn thuế của người xuất cảnh mang trong hành lý đến thời điểm đưa lên tàu bay xuất cảnh.
2. Thời gian giám sát:
a) Trong thời gian làm thủ tục cho các chuyến bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Thời điểm xuất nhập hàng hóa phục vụ cho đối tượng thuộc Khoản 1 Điều này;
c) Thời điểm mang tiền mặt đồng Việt Nam, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan;
d) Thời điểm ra, vào và các hoạt động của nhân viên, công chức của các đơn vị hoạt động trong khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 26. Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay thực hiện
1. Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Quy trình này Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định hướng dẫn cụ thể với đặc thù tại cảng hàng không quốc tế thuộc địa bàn quản lý.
2. Báo cáo Tổng cục Hải quan khi có vướng mắc phát sinh khi thực hiện Quyết định này.
Điều 27. Cục Giám sát quản lý về Hải quan thực hiện
1. Phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay, Cục Quản lý rủi ro kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Quyết định này tại đơn vị.
2. Kịp thời đề xuất xử lý các vướng mắc khi triển khai thực hiện Quyết định.
3. Kiểm tra, đôn đốc, rà soát, thẩm định quy trình đặc thù của các Cảng hàng không quốc tế để phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 28. Cục Quản lý rủi ro thực hiện
1. Phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay xây dựng tiêu chí rủi ro liên quan đến người xuất cảnh, nhập cảnh, từ đó đưa ra tỷ lệ soi chiếu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, kiểm tra các đối tượng trọng điểm, chuyến bay trọng điểm.
2. Phối hợp với Cục Giám sát quản lý và các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện theo quản lý rủi ro./.
DANH SÁCH BIỂU MẪU
Kèm theo Quyết định số: 3280/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
STT | Tên biểu mẫu | Ghi chú |
01 | Phiếu Xác định thông tin đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan. |
|
02 | Phiếu ghi kết quả kiểm tra đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan. |
|
03 | Bản kê tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ) đưa ra, đưa vào khu vực cách ly |
|
04 | Phiếu nhập kho/ xuất kho đối với hành lý tạm gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh. |
|
05 | Giấy biên nhận hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh tạm giữ chờ làm thủ tục tiếp. |
|
CƠ QUAN CHỦ QUẢN Số: ……………../ Đơn vị ban hành |
PHIẾU XÂY DỰNG THÔNG TIN TRỌNG ĐIỂM KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Ngày thực hiện: …………………………………… Số hiệu phương tiện/ chuyến bay:……………………………………
STT | Tên (1) | Số hộ chiếu (2) | Giới tính (3) | Ngày tháng năm sinh (4) | Quốc tịch (5) | Dấu hiệu rủi ro (6) | Mục đích chuyến đi (7) | Yêu cầu nghiệp vụ (8) | Thông tin khác (9) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu nghiệp vụ:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
CÔNG CHỨC | LÃNH ĐẠO CHI CỤC |
Hướng dẫn:
- Mục 6 Dấu hiệu rủi ro: Nêu ngắn gọn loại vi phạm có thể xảy ra;
- Mục 7 Mục đích chuyến đi: công tác (là phi hành đoàn, ...), đi du lịch, thăm thân....
- Mục 8 Yêu cầu nghiệp vụ: Nêu cụ thể các yêu cầu biện pháp xử lý được đưa ra trong đề xuất;
- Mục 9 Thông tin khác: Hình ảnh, thông tin khác liên quan đến đối tượng (nếu có)
* Kết quả thực hiện theo biểu mẫu này cần được phản hồi theo biểu mẫu số 04/KQXĐTĐ đính kèm
CƠ QUAN CHỦ QUẢN Số: ……………../ Đơn vị ban hành |
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Ngày thực hiện: …………………………………… Số hiệu phương tiện/ chuyến bay:……………………………………
STT | Tên (1) | Số hộ chiếu (2) | Giới tính (3) | Ngày tháng năm sinh (4) | Quốc tịch (5) | Dấu hiệu rủi ro (6) | Mục đích chuyến đi (7) | Kết quả kiểm tra, kiểm soát (8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiến nghị, đề xuất:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
| CÔNG CHỨC THỰC HIỆN |
Hướng dẫn:
- Mục 6 Dấu hiệu rủi ro: Nêu ngắn gọn loại vi phạm có thể xảy ra;
- Mục 7 Mục đích chuyến đi: công tác (là phi hành đoàn,...), đi du lịch, thăm thân....
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ Đơn vị ban hành | Địa phương, ngày tháng năm 20.. |
BẢN KÊ XUẤT/ NHẬP TIỀN MẶT (VNĐ & NGOẠI TỆ)
STT | LOẠI TIỀN | GIÁ TRỊ NHẬP VÀO KHU VỰC CÁCH LY | GIÁ TRỊ XUẤT RA KHU VỰC CÁCH LY | GHI CHÚ | ||
Bằng số | Bằng chữ | Bằng số | Bằng chữ | |||
1 | VND |
|
|
|
|
|
2 | USD |
|
|
|
|
|
3 | EUR |
|
|
|
|
|
4 | GBP |
|
|
|
|
|
5 | AUD |
|
|
|
|
|
6 | …… |
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp ……………. xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của Bản kê
NHẬP VÀO KHU CỰC CÁCH LY | XUẤT RA KHU VỰC CÁCH LY | ||
Xác nhận của công chức hải quan | Xác nhận của Doanh nghiệp | Xác nhận của công chức hải quan | Xác nhận của Doanh nghiệp |
|
|
|
|
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ Đơn vị ban hành | Địa phương, ngày tháng năm 20… |
Họ và Tên người gửi:
Số Hộ chiếu: Quốc tịch:
Số ký hiệu chuyến bay: Ngày nhập/ xuất cảnh:
Theo yêu cầu tại văn bản số: ngày tháng năm 20
Ngày nhập kho:
STT | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng thực nhập | |
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÔNG CHỨC HẢI QUAN | NGƯỜI GỬI |
PHIẾU XUẤT KHO
Ý kiến của lãnh đạo Chi cục (áp dụng cho trường hợp tái xuất):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
STT | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng | |
Theo chứng từ | Thực xuất | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày nhận hành lý: ngày tháng năm 20…
NGƯỜI NHẬN HÀNH LÝ | CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../ Đơn vị ban hành | Địa phương, ngày tháng năm 20… |
Đội Thủ tục hành lý Xuất/ nhập - Chi cục Hải quan CKSBQT ..... tạm giữ ....kiện hành lý, của ông/bà:
Số Hộ chiếu: Quốc tịch:
Số ký hiệu chuyến bay: Ngày nhập/ xuất cảnh:
Lý do tạm giữ: ......................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
STT | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng thực nhận | |
Kiện | Trọng lượng | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỦ HÀNG | THỦ KHO | CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
KẾT QUẢ XỬ LÝ/ GHI CHÉP KHÁC:.............................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Số tờ khai Hải quan: Ngày trả hàng:
NGƯỜI NHẬN HÀNH LÝ | CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
- 1Circular No. 50/2018/TT-BTC dated May 23, 2018 promulgating information indicators and forms of documents used for customs declaration of outbound, inbound and in-transit air, road, railway, and waterway vehicles under regulations in Decree 59/2018/ND-CP
- 2Decision No. 3417/QD-TCHQ dated November 10, 2014, promulgating the procedure for customs clearance, inspection and supervision of goods that foreigners and vietnamese expatriates carry through vat-refund exit checkpoints
- 1Circular No. 50/2018/TT-BTC dated May 23, 2018 promulgating information indicators and forms of documents used for customs declaration of outbound, inbound and in-transit air, road, railway, and waterway vehicles under regulations in Decree 59/2018/ND-CP
- 2Circular No. 120/2015/TT-BTC dated August 14, 2015, promulgating forms, printing, issuance, management and use of customs declarations for incoming/outgoing passengers
- 3Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015, on customs procedures, customs supervision and inspection, export tax, import tax, and tax administration applied to exported and imported goods
- 4Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015, providing specific provisions and guidance on enforcement of the customs law on customs procedures, examination, supervision and control procedures
- 5Decree No. 01/2015/ND-CP dated January 2, 2015, specifying customs areas; responsibility for collaboration in preventing and controling smuggling and illegal transportation of commodities across borders
- 6Decision No. 3417/QD-TCHQ dated November 10, 2014, promulgating the procedure for customs clearance, inspection and supervision of goods that foreigners and vietnamese expatriates carry through vat-refund exit checkpoints
- 7Law No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014, on Customs
- 8Circular No. 72/2014/TT-BTC dated May 30, 2014, regulations on refund of value added tax on goods of foreigners, overseas Vietnamese that taken with them upon exit
- 9Decree No. 27/2011/ND-CP of Hanoi, April 09, 2011 on supplying, development, handling, usage of passengers information before entering into the border gate of Vietnam by air traffic
Decision No. 3280/QD-TCHQ dated September 30, 2016,
- Số hiệu: 3280/QD-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2016
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra