- 1Decision No. 112/2003/QD-NHNN of February 11, 2003, on the amendment, supplement of several articles of the regulation on the bank guarantee issued in conjunction with the Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 dated 25 August, 2000 of the Governor of the State Bank of Vietnam
- 2Circular No. 02/1999/TT-NHNN14 of April 16, 1999, guiding the implementation of the guarantee of the payment of the import tax on consumer goods by credit institutions
- 3Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 of August 25, 2000, on the issuance of the regulation on the bank guarantee
- 4Decision No. 1348/2001/QD-NHNN of October 29, 2001, on the amendment of some provisions relating to guarantee fee collection of credit institutions
- 5Decision No. 386/2001/QD-NHNN of April 11, 2001, on the amendment, supplement of some articles of the regulation on the bank guarantee issued in conjunction with Decision No. 283/2000/QD-NHNN14 Dated 25 August, 2000 of the Governor of the State Bank
- 1Decree of Government No.86/2002/ND-CP of prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies
- 2Law No. 20/2004/QH11 of June 15, 2004 amending and supplementing a number of articles of The Law on credit institutions
- 3Law No. 10/2003/QH11 of June 17, 2003, amending and supplementing a number of articles of the Vietnam State Bank Law
- 4Decree No. 52/2003/ND-CP of May 19, 2003, prescribing the functions, tasks, powers and organizational structure of Vietnam State Bank
- 5Law No. 06/1997/QH10 of December 12, 1997 on The State Bank of Vietnam
- 6Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, issuing regulations on control of foreign loans and loan repayments.
- 7Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2006/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chớnh phủ ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Quyết định này thay thế Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng; Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/2/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Thông tư số 02/TT-NHNN14 ngày 16/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phỏp chế, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. Thống đốc |
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Quy chế này quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Trong Quy chế này, những cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
2. “Cam kết bảo lãnh”: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:
a. “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
b. “Hợp đồng bảo lãnh”: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
3. “Hợp đồng cấp bảo lãnh”: là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng.
4. “Bên bảo lãnh”: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, được quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
5. “Bên được bảo lãnh”: là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh, quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
6. “Bên nhận bảo lãnh”: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
7. “Các bên có liên quan”: Là các bên có liên quan đến việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng, như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh và các bên khác (nếu có).
Điều 3. Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
1. Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
2. Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Điều 4. Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh
Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài. Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những người sau đây:
a. Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b. Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh;
c. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
d. Việc áp dụng quy định tại điểm c Khoản này đối với người được bảo lãnh là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.
2.Việc hạn chế bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các khách hàng thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng.
1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.
2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
7. “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
8. “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
9. Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:
1. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay;
2. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống;
3. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước;
4. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu;
5. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước;
6. Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận.
1. Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% (mười lăm phần trăm) vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
2. Số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng quy định tại khoản 1 điều này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
2. Mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp;
3. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn cam kết;
4. Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng bao gồm đề nghị bảo lãnh và các tài liệu có liên quan đến giao dịch bảo lãnh do tổ chức tín dụng quy định. Khách hàng cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu này.
Điều 10. Hợp đồng cấp bảo lãnh
1. Hợp đồng cấp bảo lãnh do bên bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) thoả thuận bao gồm các nội dung sau đây:
a. Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, khách hàng và thời gian ký hợp đồng;
b. Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh;
c. Mục đích bảo lãnh;
d. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
đ. Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm;
e. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g. Quy định về hoàn trả của khách hàng sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
h. Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh;
i. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;
k. Những thoả thuận khác.
2. Hợp đồng cấp bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan thoả thuận.
Điều 11. Hình thức và nội dung bảo lãnh
1. Bảo lãnh ngân hàng phải được thực hiện bằng văn bản, bao gồm các hình thức sau:
a. Hợp đồng bảo lãnh;
b. Thư bảo lãnh;
c. Các hình thức khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Nội dung của bảo lãnh, bao gồm:
a. Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, khách hàng, bên nhận bảo lãnh;
b. Ngày phát hành bảo lãnh và số tiền bảo lãnh;
c. Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d. Thời hạn bảo lãnh;
d. Ngoài các nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên; giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.
3. Bảo lãnh ngân hàng có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận.
1. Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối.
2. Việc đề xuất, phối hợp và quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định về đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.
3. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc các bên tham gia bảo lãnh theo các phần độc lập. Trường hợp, tổ chức tín dụng đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì các tổ chức tín dụng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại cho tổ chức tín dụng đầu mối số tiền tương đương theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận.
Điều 13. Bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm liên đới
Tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện và cùng chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các bên, trên cơ sở xem xét uy tín, khả năng tài chính của từng bên tham gia; hoặc chấp nhận bảo lãnh đối ứng của các bên bảo lãnh đối ứng phát hành cho khách hàng của mình hay thoả thuận khác của các khách hàng.
Điều 14. Thẩm quyền ký bảo lãnh
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng có thể uỷ quyền hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh của các chức danh trong hệ thống của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 15. Bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh.
2. Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, ký quỹ và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
1. Bên bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng, phù hợp với chi phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này.
2. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán.
3. Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng.
4. Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới trách nhiệm giữa các khách hàng.
Điều 17. Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh
Tổ chức tín dụng ban hành quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh cho khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng tổ chức tín dụng và từng loại bảo lãnh.
1. Thời hạn bảo lãnh được xác định từ khi phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
2. Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thoả thuận.
Điều 19. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Trong trường hợp một trong số các tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh liên đới cho một nghĩa vụ của khách hàng được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
Điều 20. Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt
Nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
2.Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
3. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
4. Thời hạn của bảo lãnh đã hết;
5. Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật;
6. Theo thoả thuận của các bên.
Các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt.
Trong trường hợp có bên nước ngoài tham gia, các bên có thể thoả thuận sử dụng một thứ tiếng nước ngoài thông dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh.
Điều 22. Áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh khi có bên nước ngoài tham gia
1. Các điều ước quốc tế về bảo lãnh mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Quy chế này, thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng nếu các quy tắc, tập quán và thông lệ đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các bên có thể thoả thuận Luật áp dụng, toà án hoặc trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với giao dịch bảo lãnh, nếu việc thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:
1. Bên bảo lãnh có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng;
b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;
c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần);
đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.
g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng:
1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng;
b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh;
c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có).
d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần);
đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh;
g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật;
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh
1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng;
b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh;
d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;
e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;
g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật;
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
1. Khách hàng có quyền:
a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình;
b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh;
c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh;
b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;
c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận;
d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Điều 27. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trong thời hạn của bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh.
2. Trường hợp các bên thoả thuận áp dụng các quy tắc, tập quán, thông lệ quốc tế về bảo lãnh ngân hàng thì trình tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế đó.
3. Ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng thông báo và ghi nợ cho khách hàng hoặc tổ chức tín dụng đề nghị bảo lãnh (gọi chung là bên nợ) số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, sau khi trừ phần thu hồi số tiền ký quỹ (nếu có).
4. Bên nợ có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay. Trong trường hợp chưa hoàn trả được cho tổ chức tín dụng, bên nợ phải chịu lãi suất phạt đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã trả thay, tối đa bằng 150% lãi suất trong hợp đồng vay vốn giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh (trường hợp bảo lãnh vay vốn) hoặc lãi suất cho vay thông thường mà bên bảo lãnh đang áp dụng, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện trả thay.
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THÔNG TIN BÁO CÁO
Điều 28. Chế độ kiểm tra, giám sát đối với khoản bảo lãnh:
1. Khách hàng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức tín dụng bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 29. Chế độ hạch toán và thông tin báo cáo
1. Việc hạch toán và theo dõi các khoản bảo lãnh của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức tín dụng tổng hợp tình hình hoạt động bảo lãnh của đơn vị mình để báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành.
Điều 30. Nhiệm vụ của các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước:
1. Vụ Tín dụng có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tín dụng trong việc kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Tổ chức tín dụng và khách hàng có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của mình.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
- 1Ordinance No. 28/2005/PL-UBTVQH11 of December 13th, 2005, on foreign exchange control.
- 2Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, issuing regulations on control of foreign loans and loan repayments.
- 3Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 4Decree of Government No.86/2002/ND-CP of prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies
- 5Law No. 06/1997/QH10 of December 12, 1997 on The State Bank of Vietnam
- 6Law No. 07/1997/QH10 of December 12, 1997 on credit institutions
Decision No. 26/2006/QD-NHNN of June 26, 2006, promulgating the regulation on bank guaranty
- Số hiệu: 26/2006/QD-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/06/2006
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2006
- Ngày hết hiệu lực: 02/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực