Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*******

Số: 5742/TCHQ-KTTT
V/v: Xử lý một số vướng mắc, kiến nghị khi thực hiện Luật quản lý thuế

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan các tỉnh, Thành Phố
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan

 

Tiếp theo công văn số 5124/TCHQ-KTTT ngày 06/09/2007 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý một số vướng mắc, kiến nghị khi thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung thêm môt số vấn đề như phụ lục kèm theo công văn này.

Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị báo cáo chi tiết bằng văn bản, có kiến nghị biện pháp giải quyết cụ thể gửi về Tổng cục để được hướng dẫn thực hiện thống nhất, đúng quy định.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Trang Webside Hải quan;
- Bộ tài chính (để báo cáo);
- Cục CNTT & TKHQ;
- Lưu VT, KTTT (3)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Túc

 

 

PHỤ LỤC

KÈM THEO CÔNG VĂN SỐ: 5742/TCHQ-KTTT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2007
(V/v: Xử lý một số vướng mắc, kiến nghị khi thực hiện Luật quản lý thuế)

 

TT

Kiến nghị, vướng mắc

Tổng cục Hải quan xử lý, trả lời

1

Về ấn định thuế:

 

 

1.1 Quyết định ấn định thuế có thay thế cho quyết định điều chỉnh thuế không?

Chương trình kế toán KT 559 xử lý vấn đề này như thế nào?

Có ra thêm 01 quyết định điều chỉnh để nhập vào chương trình không? Hiện chương trình KT 559 không có chức năng nhập quyết định ấn định thuế. Nếu không thì cách xử lý báo cáo về số tiền thuế thu được khi ấn định thuế trên chương trình KT 559?

1.1 Quyết định ấn định thuế, quyết định điều chỉnh thuế và chương trình kế toán KT 559.

- Căn cứ điểm 1 và điểm 4.2 Mục VII, Phần C, Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 thì Quyết định ấn định thuế ban hành tại phụ lục 2 Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/007 của Bộ Tài chính:

+ Được sử dụng thay thế cho quyết định điều chỉnh thuế trong thời gian thông quan để thông báo số tiền thuế chênh lệch giữa quyết định ấn định thuế và số thuế khai báo ban đầu.

+ Không sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã được thông quan, người nộp thuế đã nộp số tiền thuế đã khai báo, Trường hợp này cơ quan Hải quan ban hành quyết định truy thu thuế hoặc quyết định hoàn lại thuế.

Tổng cục đã có ý kiến với Vụ chế độ kế toán để trình Bộ ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 xử lý về mặt mẫu biểu chứng từ kế toán thuế xuất nhập khẩu đối với vấn đề này.

- Trong thời gian Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan xử lý về mặt kỹ thuật, phần mềm của Chương trình KT 559 thay thế chức năng nhập quyết định điều chỉnh thuế thành nhập quyết định ấn định thuế, Đề nghị Cục, Chi cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, thực hiện nhập các thông tin, số liệu của quyết định ấn định thuế vào Chương trình KT 559 qua chức năng nhập quyết định điều chỉnh thuế với tiêu chí lý do điều chỉnh lực chọn là “Ấn định thuế” (không in, không sử dụng quyết định điều chỉnh thuế theo mẫu cũ trên Chương trình KT 559).

 

 

1.2 Thời gian ân hạn thuế của quyết định thuế có thể khác với Thời gian ân hạn thuế theo khai báo ban đầu không? Một tờ khai có thể có hai thời gian ân hạn thuế?

+ Kiến nghị thời hạn ân hạn thuế nêu tại quyết định ấn định thuế chỉ áp dụng với số tiền thuế chênh lệch giữa kê khai và ấn định

1.2 Thời gian ân hạn thuế của quyết định ấn định thuế:

- Thời hạn nộp thuế với quyết định ấn định thuế thực hiện theo quy định tại điểm 3.5 mục III và điểm 4.3 mục VII phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007.

- Trường hợp hàng hóa đã thông quan, nhưng thời hạn nộp thuế còn lại do người nộp thuế tự tính dài hơn thời hạn ân hạn (10 ngày) của quyết định ấn định thuế thì tờ khai sẽ có 2 thời hạn ân hạn thuế tương ứng với số tiền thuế kê khai ban đầu và số tiền thuế được ấn định.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng từng thời hạn ân hạn quy định

2

Về thực hiện cưỡng chế:

 

 

2.1 Có thực hiện cưỡng chế và thực hiện trình tự nộp thuế đối với số nợ thuế phát sinh trước 01/07/2007, nợ nội địa hóa xe máy năm 2001

+ Kiến nghị không cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng.

2.1 Xử lý số nợ thuế phát sinh trước 01/07/2007:

- Tổng cục ghi nhận những vướng mắc, kiến nghị của các đơn vị. Tổng cục đang báo cáo Bộ Tài chính về việc xử lý cưỡng chế và trình tự nộp thuế với các khoản nợ phát sinh trước 01/07/2007, Hiện đang chờ ý kiến chính thức của Bộ về vấn đề này.

Trước mắt tạm thời xử lý như sau:

- Chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế, chưa thực hiện thanh toán theo trình tự khi có văn bản xử lý nợ, xác nhận về tính chất nợ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hoặc cấp có thẩm quyền với các khoản nợ sau:

+ Nợ thuộc diện được xét xóa nợ theo quy định

+ Nợ thuộc diện đang chờ làm thủ tục ghi thu, ghi chi;

+ Nợ thuộc diện đang chờ làm thủ tục xét miễn thuế;

+ Nợ thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng thuộc đối tượng miễn thuế;

+ Nợ trong thời hạn được khoanh, được gia hạn nộp thuế;

+ Nợ truy thu theo tỷ lệ nội địa hóa xe máy năm 2001

+ Nợ quá hạn đối với hàng nhập SXXK, hàng tạm nhập khẩu đã thực xuất khẩu, đã nộp hồ sơ thanh khoản nhưng hiện tại chưa thanh khoản được do thiếu chứng từ thanh toán theo quy định.

 

2.2 Kiến nghị Cục có thể ủy quyền cho Chi cục việc ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thi hành quyết định hành chính thuế?

2.2 Ủy quyền cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:

- Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 45 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ; điểm 6, mục I, Phần II Thông tư số 62/2007/TT-BTC , tùy theo điều kiện thực tế của từng đơn vị hải quan, Cục trưởng có thể ủy quyền cho Chi cục trưởng ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính hải quan với các biện pháp cưỡng chế nêu tại điểm 1,2 Điều 43 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP .

- Việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ.

- Những vướng mắc, kiến nghị khác liên quan đến việc ủy quyền, Tổng cục Hải quan ghi nhận và báo cáo Bộ xem xét xử lý.

 

2.3 Thời hạn cưỡng chế đối với quyết định ấn định thuế?

2.3 Thời hạn cưỡng chế đối với quyết định ấn định thuế:

- Nếu hết thời hạn nộp thuế nhưng chưa nộp thuế thì thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 14.06.2007 của Chính phủ

 

2.4 Vướng mắc, kiến nghị về mẫu biểu trong Chương trình KT 559 và tính hỗ trợ của chương trỉnh trong công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ

2.4 Chương trình KT 559 và công tác quản lý nợ, cưỡng chế

- Để hỗ trợ cao nhất cho công tác quản lý nợ thuế, hạn chế tối đa tác nghiệp thủ công, hiện nay Chương trình kế toán KT 559, Chương trình quản lý rủi ro đang được Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan nâng cấp để có thể đưa ra:

+ Danh sách tờ khai thuế trên cả nước theo đúng trình tự nộp tiền thuế quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế, nêu rõ số tài khoản của các đơn vị Hải quan tại các kho bạc nhà nước

+ Các biện pháp đôn đốc, phân loại nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính đã và đang thực hiện với từng khoản nợ, từng người nộp thuế…

- Yêu cầu Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố:

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về phân tích nợ quá hạn, phân loại các khoản nợ thuộc diện cưỡng chế quy định tại Điều 42 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP , cập nhật vào Chương trình KT 559 để phục vụ hiệu quả cho công tác thông báo, đôn đốc nợ, theo dõi nợ, cưỡng chế nợ.

+ Thống kê, kiểm tra các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế đã thực hiện với từng khoản nợ quá hạn, từng đối tượng nợ thuế quá hạn. Từ đó áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định tại Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP

3

Về trình tự nộp thuế:

 

 

3.1 Vướng mắc về thực hiện trình tự nộp thuế

3.1 Trình tự nộp thuế

3.1.1 Trường hợp người nộp thuế vừa có tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt chậm nộp thuế thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự sau:

a. Tiền thuế nợ; (nợ cưỡng chế, nợ quá hạn);

b. Tiền thuế truy thu; (nợ cưỡng chế, nợ quá hạn);

c. Tiền thuế phát sinh; (nợ trong thời gian ân hạn, hoặc trường hợp nộp thuế ngay);

d. Tiền phạt (khoản nợ nào đến hạn nộp trước thì phải nộp trước);

3.1.2 Trường hợp người nộp thuế chỉ nợ một loại tiền thuế, hoặc có nhiều khoản nợ trong một loại tiền nợ thì phải nộp theo thứ tự thời gian, khoản nợ phát sinh trước nộp trước, phát sinh sau nộp sau

 

3.2 Cách phân biệt nợ đọng thuế giữa tiền thuế nợ và tiền thuế truy thu vì chương trình KT 559 hiện tại chưa được thể hiện rõ ràng

3.2 Tiền thuế nợ và tiền thuế truy thu được phân biệt trên các Tài khoản kế toán (chi tiết đến tài khoản cấp 4)

TK 333: Thanh toán thu nộp với ngân sách

TK 716: Số thu thuế

TK 717: Số truy thu thuế

Việc nhập chứng từ kế toán như Chứng từ ghi số thuế phải thu, quyết định ấn định thuế, quyết định truy thu, phân loại nợ thuế… cần thực hiện đúng quy định thì mới phân biệt chính xác tiền thuế nợ và tiền thuế truy thu để thực hiện đúng các quy định về trình tự thanh toán của Luật quản lý thuế.

 

3.3 Sau khi vừa thanh toán xong tiền thuế nợ theo trình tự, người nộp thuế không còn đủ tiền nộp ngay tiền thuế phát sinh vậy có được mở tờ khai, giải phóng hàng không?

3.3 Thực hiện trình tự nộp thuế, mở tờ khai, giải phóng hàng

- Vấn đề này, Luật đã quy định rõ. Trường hợp người nộp thuế đang có nợ quá hạn nhưng chưa thuộc diện cưỡng chế quy định tại Điều 42 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP thì được làm thủ tục hải quan cho các lô hàng phát sinh.

- Nếu lô hàng mới phát sinh thuộc diện phải nộp thuế trước khi giải phóng hàng thì cơ quan hải quan không được thông quan, giải phóng hàng cho đến khi người nộp thuế nộp hết số tiền thuế nợ, tiền thuế phát sinh theo trình tự nêu trên, hoặc thực hiện theo quy định tại điểm 4.2 dưới đây.

 

3.4 Vướng mắc về hạch toán thu hộ tiền mặt và nộp ngân sách tiền mặt thu hộ.

Cách thức thu hộ tiền thuế cho đơn vị Hải quan khác, cách thức chuyển tiền, chuyển biên lai giữa các Chi cục Hải quan

3.4 Thu hộ nợ cho đơn vị Hải quan khác để thực hiện trình tự nộp thuế:

Tổng cục đã có ý kiến với Vụ chế độ kế toán để trình Bộ ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10.04.2006 phù hợp với Luật quản lý thuế về các mẩu biểu chứng từ kế toán, phương pháp kế toán, phương pháp hạch toán trong thu hộ tiền thuế bằng tiền mặt có ra biên lai và thu tiền thuế qua chuyển khoản nhưng phải chuyển đi thanh toán theo trình tự nộp thuế… Trong thời gian chờ hướng dẫn của Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10/04/2006 của Bộ tài chính thì tạm thời xử lý như sau:

3.4.1 Trường hợp thu hộ bằng tiền mặt

a. Kho bạc nhà nước có tổ chức điểm thu:

Doanh nghiệp tự lập hoặc cơ quan Hải quan thay mặt doanh nghiệp lập Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt theo đúng trình tự nộp thuế, tờ khai, chương loại khoản mục, tiểu mục, tài khoản Chi cục Hải quan nơi còn nợ thuế, giao cho đối tượng nộp thuế nộp trực tiếp tại kho bạc. Căn cứ 01 liên giấy nộp tiền Kho bạc giao lại cho doanh nghiệp là chứng từ chứng minh đã nộp thuế. Bản chính hoặc bản sao y bản chính Liên đỏ giấy nộp tiền có ký đóng dấu của Kho bạc nhà nước, là cơ sở để xử lý kịp thời, chính xác việc phạt chậm thuế, xử lý trình tự nộp thuế, thanh khoản nợ, cưỡng chế, xem xét ân hạn thuế của người nộp thuế

a. Kho bạc nhà nước không tổ chức điểm thu, cơ quan Hải quan trực tiếp thu:

- Cán bộ kế toán Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan căn cứ số nợ doanh nghiệp phải nộp viết Biên lai thu tiền cho doanh nghiệp, cuối ngày lập Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt theo đúng quy định hiện hành để thực hiện nộp tiền vào tài khoản kho bạc của đơn vị Hải quan thụ hưởng theo đúng trình tự thanh toán nợ, tờ khai, mục, tiểu mục, tài khoản của cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp còn nợ, đồng thời thông báo cho đơn vị Hải quan doanh nghiệp đang có nợ thuế để theo dõi, thanh khoản nợ.

- Bản chính hoặc bản sao y bản chính Liên đỏ biên lai có ký đóng dấu của đơn vị hải quan thu hộ là cơ sở để xử lý kịp thời, chính xác việc phạt chậm thuế, xử lý trình tự nộp thuế, thanh khoản nợ, cưỡng chế, xem xét ân hạn thuế của người nộp thuế.

- Việc hạch toán kế toán tiền thuế thu hộ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.4.2 Trường hợp thu qua báo cáo Kho bạc:

Đề nghị thực hiện theo điểm 2.3, 2.4 mục VI phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nếu người nộp thuế nộp bằng chuyển khoản, cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan hướng dẫn người nộp thuế nộp tiền vào tài khoản tại Kho bạc của Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế.

- Các chứng từ nộp thuế do doanh nghiệp xuất trình là một trong các cơ sở để cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan có căn cứ xác định doanh nghiệp đã thanh toán hết nợ và có thuộc diện doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan hay không

- Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế không đúng thứ tự, công chức Hải quan làm công tác kế toán căn cứ tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp trên hệ thống kế toán theo dõi nợ thông báo cho người nộp thuế, để người nộp thuế xuất trình chứng từ chứng minh việc đã nộp thuế theo trình tự; sau 03 ngày làm việc nếu người nộp thuế không có chứng từ hoặc chứng từ không chứng minh đã nộp đúng trình tự thì lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế, cơ quan Hải quan có liên quan biết về số tiền thuế, số tiền phạt đã được điều chỉnh.

- Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế trên chứng từ nộp thuế, căn cứ tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp trên hệ thống kế toán theo dõi nợ thuế cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế đã thu theo thứ tự, đồng thời lập Lệnh điều chỉnh khoản thu cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết về tình trạng nợ thuế mới nhất để họ có kế hoạch xử lý nợ và có căn cứ để xử lý về thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế nội địa

 

3.5 Sự khác biệt trong danh sách nợ trong hạn và nợ quá hạn, nợ cưỡng chế… giữa Cục, Chi cục nơi phát sinh các khoản nợ của người nộp thuế với Tổng cục và các đơn vị hải quan khác nơi đang làm thủ tục hải quan cho người nộp

3.5 Sự khác biệt trong danh sách nợ thuế:

- Việc lập danh sách nợ trong hạn và nợ quá hạn, nợ cưỡng chế… phụ thuộc vào tình hình thực tế tại Chi cục nơi lập danh sách nợ (phụ thuộc vào thời điểm nhập các chứng từ kế toán của bộ tờ khai, việc truyền nhận dữ liệu KT 559)

- Yêu cầu các đơn vị hải quan thực hiện việc cập nhật chứng từ kế toán và truyền nhận dữ liệu KT 559 kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đúng quy định để tránh, giảm chênh lệch, độ trễ về thời gian giữa số liệu kế toán của đơn vị hải quan nơi phát sinh nợ và đơn vị hải quan đang làm thủ tục hải quan

4

Về thời hạn nộp thuế:

 

 

4.1 Thời hạn nộp thuế bổ sung trong trường hợp khai báo bổ sung sau khi đã thông quan theo quy định tại điểm 4.2.2 Mục I, Phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC là như thế nào?

4.1 Trường hợp khai báo bổ sung sau khi đã thông quan theo quy định tại điểm 4.2.2 Mục I, Phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC .

Căn cứ quy định tại Phần H và mục III, VII Phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC thì:

- Căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai trước đây

- Thời hạn kê khai tiền thuế là trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính toán, nộp thuế, cần khai bổ sung

- Thời hạn nộp tiền thuế, tiền phạt (nếu có) là trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan ra quyết định truy thu số tiền thuế phải nộp và tiền phạt (nếu có)

- Việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế do khai báo bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và tính từ thời điểm hết thời hạn nộp thuế bổ sung đến ngày nộp thuế bổ sung

 

4.2 Thời hạn nộp thuế hàng tiêu dùng khi có bảo lãnh của ngân hàng nhưng thời hạn bảo lãnh ít hơn 30 ngày là? Không có thời gian cho cơ quan hải quan yêu cầu thanh toán nợ thuế

Các văn bản hướng dẫn về bảo lãnh trước đây của Tổng cục đều yêu cầu thời hạn bảo lãnh dài hơn thời hạn nộp thuế khoảng 10 ngày

4.2 Bảo lãnh của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng:

- Yêu cầu các đơn vị hải quan thực hiện kiểm tra tất cả các bảo lãnh nộp thuế, nộp phạt và chỉ chấp nhận chứng từ bảo lãnh nếu nội dung bảo lãnh đáp ứng đúng quy định tại điểm 1.1, mục IV phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 của Bộ Tài chính

- Trường hợp các lô hàng thuộc diện phải nộp thuế trước khi nhận hàng hoặc người nộp thuế không thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan, nếu người nộp thuế có chứng từ bảo lãnh về số thuế phát sinh thì cơ quan hải quan cho phép đối tượng nộp thuế được thông quan hàng hóa. Hết thời hạn bảo lãnh, người nộp thuế hoặc tổ chức nhận bảo lãnh đến nộp thuế bằng tiền mặt hoặc nộp thuế qua ngân hàng, kho bạc thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 3 nêu trên

- Trường hợp người nộp thuế đang có nợ thuế quá hạn, nợ phạt chậm nộp không được ân hạn thuế, nếu có bảo lãnh về số thuế phát sinh thì cơ quan hải quan cho phép đối tượng nộp thuế được làm thủ tục hải quan nhưng chỉ thông quan hàng khi người nộp thuế thực hiện thanh toán xong tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu quá hạn hoặc có bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bảo lãnh toàn bộ số nợ trên, thời hạn bảo lãnh số nợ này không quá thời hạn bảo lãnh lô hàng mới phát sinh theo quy định

 

4.3 Thời hạn nộp thuế với hàng chưa thông quan bị tạm giữ chung nhưng không có quyết định tạm giữ là như thế nào? Có tính lại thời hạn nộp thuế kể từ ngày hết tạm giữ không?

4.3 Trường hợp hàng bị tạm giữ:

- Mọi trường hợp Hàng hóa có vi phạm bị xử lý tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ.

- Việc xử lý thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại điểm 3.2, mục III phần C Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 của Bộ Tài chính

5

Xử lý tiền thuế được hoàn, khấu trừ thuế

 

 

Đối với các tờ khai phát sinh trước ngày 01.07.2007 thì hoàn thuế từ Vụ NSNN hay từ KBNN?

- Việc hoàn thuế, khấu trừ thuế thực hiện theo quy định tại điểm 5, Mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 của Bộ Tài chính và phải đảm bảo thực hiện theo trình tự thanh toán tiền thuế quy định Điều 45 Luật quản lý thuế và Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật.

- Theo quy định tại điểm 3 phần P Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007, trên nguyên tắc có lợi cho người nộp thuế, Cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế cho các tờ khai nhập khẩu phát sinh trước ngày 01/07/2007 từ Kho bạc nhà nước. Hiện Bộ Tài chính đang sửa Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/4/2006 để hạch toán cho phù hợp với quy định hoàn thuế theo Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007. Trước mắt, việc ra quyết định hoàn thuế và giấy xác nhận số tiền nộp ngân sách gửi Kho bạc nhà nước địa phương thực hiện theo mẫu quy định đính kèm.

6

Về xử lý các khoản tiền phạt và tài khoản kho bạc

 

 

6.1 Tài khoản nộp phạt chậm nộp thuế và cách thức quản lý số tiền phạt chậm nộp? Thông tư 59/2007/TT-BTC không quy định vấn đề này

6.1 Phạt chậm nộp thuế:

- Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định: “Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến trước ngày người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước”. Ví dụ: Đối với các lô hàng có thời hạn nộp thuế 30 ngày thì ngày thứ 31 không tính phạt chậm nộp, tính phạt chậm nộp từ ngày thứ 32.

-Điểm 6, mục VI, phần I Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính quy định: Người nộp thuế tự tính, tự nộp tiền phạt chậm nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước của Cơ quan Hải quan.

- Về mẫu biểu thông báo số tiền thuế, tiền phạt phải nộp, Tổng cục đã báo cáo Bộ để ban hành theo Thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán xuất nhập khẩu và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

6.2 Tài khoản nộp tiền phạt VPHC? Và cách thức quản lý

6.2 Phạt vi phạm hành chính:

Việc hạch toán kế toán tiền thu từ phạt vi phạm hành chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu và thu khác từ hàng hóa xuất nhập khẩu.

6.2.1 Trong lĩnh vực thuế (liên quan đến tiền thuế):

- Điểm 2, điều 21, Chương II, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định: Tiền phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế phải nộp vào tài khoản thu Ngân sách nhà nước

6.2.2 Ngoài lĩnh vực thuế (không liên quan đến tiền thuế):

- Điểm 8, mục VI, phần I Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 của Bộ tài chính quy định: Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không liên quan đến tiền thuế, các khoản tiền phạt vi phạm hành chính khác ngoài lĩnh vực nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tại kho bạc nhà nước.

 Sau khi hết thời hạn khiếu nại hoặc khiếu nại đã giải quyết xong, căn cứ kết quả xử lý, cơ quan hải quan chuyển số tiền trên từ tài khoản tạm giữ vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

 

6.3 Tài khoản nộp thuế truy thu hàng SXXK là tài khoản tạm thu 921 hay tài khoản chuyên thu 741? Vì Thông tư 59/2007/TT-BTC không quy định.

Kiến nghị: nộp và Tài khoản tạm thu, sau 01 năm thì chuyển nộp NSNN nếu người nộp thuế không có sản phẩm xuất khẩu

6.3 Tài khoản nộp tiền thuế truy thu:

- Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007 và Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10.04.2006 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp tiền thuế truy thu các loại phải nộp vào tài khoản thu Ngân sách nhà nước.

- Việc hoàn thuế (nếu có) thực hiện theo điểm 5, Mục IV phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14.06.2007

 

6.4 Tài khoản hạch toán kế toán:

6.4 Tài khoản hạch toán kế toán

 

6.4.1 Tiền phạt chậm nộp phát sinh do thực hiện các quyết định phạt VPHC trong lĩnh vực Hải quan (Liên quan đến thuế)

6.4.1 Đối với tiền phạt chậm nộp phát sinh do thực hiện các quyết định phạt VPHC trong lĩnh vực Hải quan (Liên quan đến thuế)

(Chi tiết theo các tài khoản cấp 2 hoặc xây dựng thêm tài khoản cấp 3, cấp 4 theo quy định của Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10.04.2006)

+ TK 3142 Thanh toán phạt chậm nộp thuế trong lĩnh vực thuế

+ TK 33371 Tiền phạt chậm nộp thuế

+ TK 7191 Số thu phạt chậm nộp thuế

- Các quyết định phạt VPHC trong lĩnh vực Hải quan (liên quan đến thuế) thì không tính phạt chậm nộp

 

6.4.2 Tiền truy thu thuế phi mậu dịch, truy thu thuế của Cư dân biên giới.

6.4.2 Đối với tiền truy thu thuế phi mậu dịch, truy thu thuế của Cư dân biên giới

- Theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật quản lý thuế và các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật thì cơ quan Hải quan phải thu đủ thuế theo quy định trước khi giải phóng hàng đối với loại hình nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu hàng của cư dân biên giới. Chương trình kế toán KT 559 hiện nay không xử lý việc nhập quyết định truy thu mà không có tờ khai và mã số thuế.

- Trường hợp này, cơ quan hải quan phải xử lý trách nhiệm của công chức hải quan có liên quan. Sau khi triển khai đôn đốc thu đòi được thì căn cứ hướng dẫn về Tài khoản 717, Bút toán 1 sơ đồ 3.3.1 phụ lục số 02; Điểm 1, mục 3.3.1 kế toán truy thu thuế, phần phương pháp kế toán của Thông tư số 32/2006/TT-BTC ngày 10.04.2006 của Bộ Tài chính để hạch toán về số nợ thuế truy thu như sau:

Nợ 314 – Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TKCT tương ứng)

Có 717 – Số thu truy thu thuế (TKCT tương ứng)

(Sử sụng chức năng nhập chứng từ ghi số không liên quan đến tờ khai, hạch toán kép trên Chương trình kế toán KT 559).

- Khi phát sinh trường hợp truy thu như trên, yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố theo dõi số dư có trên Tài khoản 717, tổ chức lập sổ kế toán theo dõi kiểm tra nợ và đôn đốc, thu đòi, cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế và các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật.

 

6.5 Chương trình KT 559

- Cần tự động tính phạt đối với trường hợp ân hạn thuế do bảo lãnh mà chậm nộp thuế so với quy định?

- Kiến nghị bổ sung tiêu chí nhập liệu “Quyết định phạt trong lĩnh vực thuế” để quản lý và theo dõi được ân hạn tiền nộp phạt VPHC để tự động tính số tiền phạt chậm nộp bằng 0.05% số tiền chậm nộp/mỗi ngày chậm nộp

6.5 Về Chương trình kế toán KT 559

- Hệ thống tin học và phần mềm chỉ là công cụ trợ giúp công tác nghiệp vụ Hải quan. Vì vậy khi phát hiện các thông tin chưa chuẩn xác so với văn bản quy phạm pháp luật thì phải thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật.

- Trong thời gian Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan xử lý về mặt kỹ thuật, phần mềm của Chương trình KT 559, Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế tình trạng nợ thuế, nợ phạt chậm nộp thuế, hoặc nợ phạt chậm nộp thuế tạm tính theo đúng mẫu biểu quy định về kế toán, quản lý nợ thuế.

- Nhất trí với đề nghị của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn:

Tổng cục Hải quan (Cục CNTT & TKHQ) sửa Chương trình KT 559, thêm tiêu chí nhập liệu các “Quyết định phạt VPHC trong lĩnh vực thuế và ngoài lĩnh vực thuế” để quản lý và theo dõi được ân hạn nộp tiền phạt VPHC trong lĩnh vực thuế (10 ngày hoặc được gia hạn theo quy định tại Điểm 1, 2 Mục IV Phần H Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007) và tiền phạt chậm nộp phát sinh

(Hiện chương trình KT 559 đang sử dụng chứng từ ghi sổ hạch toán kép nên không theo dõi được nợ phạt VPHC và nợ phạt chậm nộp)

7

Vướng mắc, kiến nghị khác

 

 

- Website hải quan cần có mục Thông tin giải đáp vướng mắc của Doanh nghiệp và Hải quan Địa Phương

- Kiến nghị Tổng cục phối hợp với Kho bạc Nhà nước để bố trí lực lượng thu tiền mặt tại các Cửa khẩu lớn

- Trên Website hải quan http://www.customs.gov.vn có rất nhiều thông tin hữu ích, có thể nhiều giải đáp vướng mắc cho Doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Đề nghị các Cục Hải quan địa phương truy cập vào trang Web trên và hướng dẫn Doanh nghiệp cùng thực hiện. Trên trang Web của Hải quan đã có mục tư vấn trực tiếp để được giải đáp cụ thể, thuận tiện. Đồng thời ngành Hải quan có một số trang Web của Hải quan địa phương hoạt động rất hiệu quả, như: www.dncustoms.gov.vn; www.dncustoms.gov.vn/Portal; www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn; www.haiphong.gov.vn; …

- Tổng cục Hải quan đã có kiến nghị với Bộ và đang xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan Thuế - Kho Bạc – Hải quan – Tài chính để thực hiện tốt hơn công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước, phối hợp thực hiện thu theo trình tự nộp thuế

 

 

 

Mẫu số: C6 – HQ

(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2007/TT-BTC ngày… tháng… năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục Hải quan: …………………….

Số: …………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

……,Ngày…. tháng…. Năm……

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hoàn thuế

- Căn cứ Luật thuế xuất, nhập khẩu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật quản lý thuế và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật.

- Căn cứ thẩm quyền, thủ tục và các trường hợp hoàn thuế quy định tại điểm… mục… phần… Thông tư số….. của Bộ Tài chính;

- Căn cứ Quyết định điều chỉnh thuế, miễn giảm thuế số …… ngày ….. tháng …… năm …… của …….;

- Xét công văn số …. ngày…., hồ sơ đề nghị hoàn thuế của đối tượng nộp thuế ……………. Mã số thuế:…………………… Địa chỉ:……………. và đề xuất tại tờ trình số … ngày … tháng … năm … của …

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN…………….

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Hoàn trả số tiền thuế đã nộp theo tờ khai số ……. ngày …….. tháng ………. năm ……… cho đối tượng nộp thuế ……………(có bảng kê chi tiết kèm theo)

Lý do được hoàn thuế: …………………………………….

Nội dung

Số thuế được hoàn

- Thuế xuất khẩu

……………………………………….….đồng

- Thuế nhập khẩu

……………………………………….….đồng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

……………………………………….….đồng

- Thuế TVCBPG

……………………………………….….đồng

Tổng cộng

……………………………………….….đồng

Tổng số tiền bằng chữ: ………………………………………………….

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trưởng phòng nghiệp vụ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ….. và đối tượng nộp thuế …………………. chịu trách nhiệm làm thủ tục hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

 

Nơi nhận:

- Như điều 2;

- Lưu VT, hồ sơ gốc

Cục trưởng Cục Hải quan

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số: C7c – HQ

(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2007/TT-BTC ngày… tháng… năm của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Cục: ………………………………

Chi cục:……………………………

Số: …………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

……,Ngày…. tháng…. năm……

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ

Kính gửi: - Kho Bạc……………………………..

Căn cứ ủy quyền số ……. của Cục ……

Chi Cục ……………………………………. thuộc Cục …………………….

Đề nghị Kho bạc nhà nước…. hoàn thuế theo Quyết định hoàn thuế số…… ngày…… tháng…… năm…… của…………………..

Tên người nộp thuế được hoàn:…………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………….

Tài khoản số:…………………………. tại Ngân hàng……………………..

Người nhận tiền (trường hợp trả bằng tiền mặt…………………………….

Số CMTND…………….. do………………. Cấp ngày………………………

Lý do phải hoàn trả:…………………………………………….....................

…………………………………………………………………………………..

Tổng số thuế đơn vị đã nộp NSNN vào tài khoản……….. tại Kho bạc….

Chứng từ

Nộp vào

Số đã nộp

Số được hoàn

Số

Ngày

Chương

Loại

Khoản

Mục

Tiểu mục

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

Tổng số tiền được hoàn trả bằng chữ: …………………………………….

Trong đó:

- Số tiền người nộp thuế đã được hoàn trả bằng hình thức bù trừ:……..

- Số tiền còn lại của người nộp thuế đề nghị Kho bạc nhà nước…….. hoàn trả:……………………

Cơ quan Hải quan đề nghị:

- Kho bạc kiểm tra, hoàn trả số tiền thuế cho đối tượng nộp thuế theo Quyết định.

 

Chứng từ kèm theo:

- Quyết định hoàn thuế

Chi cục trưởng Chi Cục…..

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 5742/TCHQ-KTTT về việc xử lý một số vướng mắc, kiến nghị khi thực hiện Luật quản lý thuế do Tổng cục hải quan ban hành

  • Số hiệu: 5742/TCHQ-KTTT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 10/10/2007
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản