BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4882/TCT-CS | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long
Trả lời công văn số 453/CT-TTr ngày 21/9/2007 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long về việc xử lý đối với hóa đơn bất hợp pháp, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Tại Mục IV, phần E Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định: “IV Thời hạn ra quyết định sử phạt:
1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm pháp luật về thuế hoặc những tình tiết phức tạp khác và vụ việc cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhưng quá 03 ngày, kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà cơ quan thuế không nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng về việc khởi tố hoặc không khởi tố thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản hoặc ngày kể từ ngày hết hạn ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự.
…
5. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định thu đủ tiền thuế trốn, tiền thuế thiếu và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.
Trường hợp cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, gian lận thuế thì phải lập biên bản vụ việc vi phạm về thuế và ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Mục IV, phần E Thông tư số 61/2007/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp không ra quyết định xử phạt (ví dụ: quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính…) thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định thu đủ tiền thuế trốn, tiền thuế thiếu.
2/ Tại Mục V phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC nêu trên quy định: V. Hóa đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:…
6. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà thời Điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp;
7. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ mà tại thời Điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hóa đơn bất hợp pháp”.
Căn cứ quy định nêu trên thì cơ quan thuế, cơ quan công an và cơ quan chức năng khác trong quá trình kiểm tra, xác minh, Điều tra căn cứ vào các chứng từ thu thập được có quyền kết luận hóa đơn doanh nghiệp sử dụng là bất hợp pháp và cơ quan đưa ra kết luận chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình. Thông báo của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa Điểm đăng ký kinh doanh là căn cứ để Cục thuế các tỉnh, thành phố xác định thời Điểm doanh nghiệp đã bỏ trốn và tự kết luận về việc hóa đơn bất hợp pháp hay không.
3/ Tại Điều 26 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau: …
2. Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không đúng, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp”.
Trường hợp qua kiểm tra Cục Thuế xác định doanh nghiệp thực tế có mua hàng hóa nguồn gốc hợp pháp, có hạch toán trên sổ kế toán, nhưng hóa đơn mua hàng không hợp pháp thì Cục Thuế căn cứ quy định nêu trên và các thông tin liên quan để ấn định chi phí mua hàng làm căn cứ tính thuế TNDN.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 5354/TCT-CS về việc thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hàng hóa dịch vụ mua vào mua của đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn số 5341/TCT-CS về việc hóa đơn không còn giá trị sử dụng và ấn định thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1084/TCT-PCCS xử lý đối với việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Nghị định 85/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý thuế
- 2Thông tư 61/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 4Công văn số 5354/TCT-CS về việc thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hàng hóa dịch vụ mua vào mua của đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn số 5341/TCT-CS về việc hóa đơn không còn giá trị sử dụng và ấn định thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 1084/TCT-PCCS xử lý đối với việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 4882/TCT-CS về việc xử lý đối với hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 4882/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/11/2007
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Duy Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực