Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UBND TỈNH TIỀN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 455/LN-SLĐTBXH-STC | Mỹ Tho, ngày 21 tháng 6 năm 2006 |
Kính gửi: | - Các sở, ban ngành cấp tỉnh; |
Thực hiện Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và Thông tư Liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật.
Liên ngành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và lao động là người tàn tật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
I- ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN:
1- Đối tượng áp dụng:
Người trong tuổi lao động có đăng ký hộ khẩu, thường trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động là bộ đội xuất ngũ, lao động là thân nhân của đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật có đăng ký hộ khẩu, thường trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa qua học nghề và chưa có việc làm, thiếu việc làm hoặc cần chuyển đổi nghề nghiệp, đang có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề ngắn hạn (gọi là lao động nông thôn) thì được hỗ trợ học phí học nghề. Các đối tượng trên được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
a- Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp và các dự án khác về an ninh quốc phòng vì lợi ích quốc gia;
b- Lao động là bộ đội xuất ngũ;
c- Lao động là thân nhân của đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
d- Lao động thuộc diện hộ nghèo;
đ- Lao động thuộc các dân tộc thiểu số;
e- Lao động ở các xã bãi ngang, ven biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
f- Lao động nữ chưa có việc làm;
g- Lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản kinh phí riêng cho dạy nghề;
h- Lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề;
i- Lao động nông thôn khác.
Riêng lao động ở các phường, thị trấn đăng ký học nghề trồng trọt, chăn nuôi để phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp cũng thuộc đối tượng hỗ trợ học phí học nghề ngắn hạn.
2- Điều kiện hỗ trợ:
- Lao động nông thôn học nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề) từ 01 tháng trở lên tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh và học những nghề được quy định tại danh mục nghề ngắn hạn được hỗ trợ học phí và mức học phí tính theo tiết học (danh mục kèm theo công văn này). Riêng 2 nghề: lái xe từ hạng B1 trở lên và thuyền trưởng, máy trưởng chỉ hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, các dự án khác về an ninh quốc phòng vì lợi ích quốc gia và lao động thuộc diện hộ nghèo;
- Quy mô của mỗi lớp học nghề không quá 30 học viên;
- Các cơ sở dạy nghề gồm: Trường có dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
3- Mức hỗ trợ học phí:
- Những đối tượng được quy định tại khoản 1 phần này là lao động thuộc hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, các dự án khác về an ninh quốc phòng vì lợi ích quốc gia; lao động là bộ đội xuất ngũ; lao động là thân nhân của đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc diện hộ nghèo; lao động thuộc các dân tộc thiểu số; lao động học những nghề thuộc ngành trồng trọt, chăn nuôi thì được hỗ trợ 100% học phí.
- Những đối tượng được quy định tại điểm e, f, g, h, i khoản 1 phần này học nghề phi nông nghiệp thì được hỗ trợ 70% học phí.
Mức hỗ trợ học phí tối đa cho cả 2 nhóm đối tượng trên không quá 300.000 đồng/học viên/tháng và không quá 1.500.000 đồng/học viên/khóa học.
Học phí học nghề được hỗ trợ căn cứ vào mức thu học phí của cơ sở dạy nghề đang thực hiện, nhưng không vượt quá mức học phí tính theo tiết học của từng nghề được quy định trong danh mục nghề ngắn hạn được hỗ trợ học phí và mức học phí tính theo tiết học kèm theo công văn này. Đối với những lớp dạy lưu động, nếu có phát sinh chi phí thì đơn vị phải lập dự toán bổ sung phần chi phí phát sinh gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi được duyệt thì đơn vị được thanh toán thêm phần chi phí phát sinh.
4- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học phí:
Người lao động làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ học phí gửi cơ sở dạy nghề, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ học phí theo mẫu số 01/DNNT, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Bản sao quyết định thu hồi đất hoặc giấy xác nhận thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, bản sao quyết định xuất ngũ, giấy xác nhận là thân nhân của đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bản sao giấy chứng nhận hộ nghèo (nếu có).
II- ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT:
1- Đối tượng áp dụng:
Người lao động bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được Hội đồng giám định y khoa xác nhận, có đăng ký hộ khẩu và thường trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa có việc làm hoặc cần chuyển đổi nghề nghiệp, đang có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề ngắn hạn (gọi là người tàn tật).
2- Điều kiện hỗ trợ:
Người tàn tật học nghề ngắn hạn tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Các cơ sở dạy nghề gồm: Trường có dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Riêng đối với người mù, thì Hội Người mù tổ chức dạy nghề.
3- Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ học phí tối đa không quá 300.000 đồng/học viên/tháng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại tối đa 240.000 đồng/học viên/tháng. Nếu thời gian học không tròn tháng, thì tiền ăn, ở, đi lại được hỗ trợ 9.500 đồng/học viên/ngày thực học.
Chi phí hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho người tàn tật chỉ được hỗ trợ 1 lần cho mỗi người tàn tật.
Học phí học nghề được hỗ trợ căn cứ vào mức thu học phí của cơ sở dạy nghề đang thực hiện, nhưng không vượt quá mức học phí tính theo tiết học của từng nghề được quy định trong danh mục nghề ngắn hạn được hỗ trợ học phí và mức học phí tính theo tiết học kèm theo công văn này. Đối với những nghề ngoài danh mục, cơ sở dạy nghề phải đăng ký mức thu học phí với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi mở lớp. Riêng Hội Người mù trước khi mở lớp dạy nghề phải được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt chương trình và dự toán chi.
4- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề:
Người tàn tật làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề gửi cơ sở dạy nghề, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí học nghề theo mẫu số 01/DNTT;
- Giấy xác nhận của Hội đồng giám định y khoa về tình trạng tàn tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh nếu là thương binh, bệnh binh; giấy xác nhận của trung tâm y tế cấp huyện, tỉnh nếu tàn tật thuộc dạng điếc, câm, cụt hoặc liệt chân tay, thiểu năng trí tuệ, thân hình dị dạng đặc biệt; xác nhận của Hội Người mù cấp huyện, cấp tỉnh nếu là người mù.
III- PHÂN BỔ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ:
1- Nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật:
a- Ngân sách địa phương bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề thường xuyên được giao hàng năm;
b- Ngân sách Trung ương bổ sung từ chương trình mục tiêu quốc gia;
c- Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác;
d- Đóng góp của người học;
e- Huy động từ các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
2- Phân bổ kinh phí:
Hàng năm, căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề và kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật của các huyện, thành phố, thị xã, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và người tàn tật cho các huyện, thành phố, thị xã. Trên cơ sở chỉ tiêu kinh phí được giao, Phòng Nội vụ-Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các hội, đoàn thể quần chúng tuyên truyền vận động người lao động và ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề để tổ chức mở lớp cho lao động nông thôn và người tàn tật trên địa bàn.
Riêng đối với các cơ sở dạy nghề cấp tỉnh được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu và kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật để chiêu sinh dạy nghề tại cơ sở.
3- Cấp phát kinh phí:
Kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và người tàn tật được hỗ trợ thông qua các cơ sở dạy nghề, không hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề, vì vậy kinh phí được cấp phát theo tiến độ mở lớp của các cơ sở dạy nghề. Thủ tục cấp phát như sau:
- Cơ sở dạy nghề khi mở lớp phải làm thủ tục đề nghị tạm ứng 50% kinh phí gửi Phòng Nội vụ - Lao động –Thương binh và Xã hội cấp huyện, nếu là cơ sở dạy nghề được tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí thì gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hồ sơ gồm:
+ Bản đề nghị tạm ứng kinh phí theo mẫu số 02/DNTU;
+ Danh sách học viên tham dự lớp học và đề nghị tạm ứng kinh phí theo mẫu số 03/DNNT, 03a/DNTT, 03b/DNTT;
- Khi nhận được đề nghị hỗ trợ tạm ứng kinh phí của cơ sở dạy nghề, Phòng Nội vụ - Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, duyệt kinh phí dự kiến hỗ trợ theo quy định tại phần I và II công văn này và chuyển tạm ứng 50% kinh phí dự kiến hỗ trợ.
Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho người tàn tật theo từng tháng theo mẫu số 04/DNTT.
Đến 30/9 hàng năm, các huyện, thành, thị và cơ sở dạy nghề được giao kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và người tàn tật, mà kinh phí dự kiến hỗ trợ cho người lao động đạt dưới 80% kinh phí được giao thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội điều chỉnh chỉ tiêu kinh phí sang các huyện, thành, thị và cơ sở dạy nghề khác.
4- Sử dụng kinh phí:
Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật được chi cho các khoản sau:
a- Hỗ trợ học phí học nghề cho người lao động như sau:
- Chi tổ chức lớp học:
+ Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;
+ Chi thù lao giáo viên dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành;
+ Chi thuê lớp học, thuê thiết bị, thuê đất để thực hành (nếu có);
+ Chi cho công tác quản lý lớp học.
Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chi hỗ trợ nguyên vật liệu học nghề;
- Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho người tàn tật.
b- Chi quản lý, kiểm tra:
- Cấp tỉnh: được chi bằng 0,5 % tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ chi phí học nghề trên địa bàn;
- Cấp huyện, thành phố, thị xã: được chi bằng 3% tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ chi phí học nghề trên địa bàn.
5- Thanh quyết toán kinh phí:
a- Kinh phí hỗ trợ chi phí học nghề:
Sau khi kết thúc khóa học, cơ sở dạy nghề làm đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho số học viên tốt nghiệp gửi Phòng Nội vụ -Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nếu là cơ sở dạy nghề được tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí, hồ sơ gồm:
- Bản đề nghị thanh toán, đối với lao động nông thôn theo mẫu số 05/DNNT, đối với người tàn tật theo mẫu số 05a/DNTT và 05b/DNTT;
- Giấy đề nghị hỗ trợ học phí, quyết định thu hồi đất, giấy chứng nhận hộ nghèo . . . ;
- Biên lai thu học phí do Cục thuế phát hành hoặc phiếu thu theo mẫu của Bộ Tài chính;
- Danh sách lao động là người tàn tật nhận tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo mẫu số 04/DNTT (nếu có).
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết toán kinh phí với cơ sở dạy nghề. Hàng quý Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội quyết toán với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
b- Chi phí quản lý:
Trên cơ sở tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ học phí được duyệt trên địa bàn, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội ứng chi phí quản lý từ nguồn kinh phí chuyển cho cấp huyện. Hàng quý, tổng hợp chứng từ chi và gửi về Sở quyết toán.
Các cơ sở dạy nghề, Phòng Nội vụ-Lao động –Thương binh và Xã hội phải quyết toán kinh phí trước ngày 15/12 hàng năm; cơ sở dạy nghề quyết toán chưa hết phần kinh phí tạm ứng thì phải chuyển trả lại cho cơ quan chuyển cấp kinh phí.
Cuối năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kinh phí hỗ trợ học phí cho lao động nông thôn, người tàn tật và quyết toán với Sở Tài chính.
6- Kiểm tra, báo cáo:
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật trên địa bàn. Hàng quý vào ngày 10 tháng cuối quý và ngày 10/01 năm sau báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo mẫu số 06/NDNT và 06/DNTT.
IV- TỔ CHỨC THỨC HIỆN:
Dạy nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật nhằm trang bị cho người lao động có kiến thức, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và người tàn tật. Đây là chủ trương mới cần có sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các ngành, các hội, đoàn thể, cụ thể:
- Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã cần phối hợp với các ngành, các hội, đoàn thể cấp huyện tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước đối với lao động nông thôn và người tàn tật, trên cơ sở đó vận động người lao động chưa qua học nghề, chưa có việc làm đăng ký học nghề tại các cơ sở dạy nghề phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu xã hội.
- Các cơ sở dạy nghề cần thông qua các hội, đoàn thể để tổ chức chiêu sinh và dạy nghề cho người lao động tại địa phương, tạo điều kiện cho người lao động học nghề, sử dụng có hiệu quả và đúng quy định nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề.
Công văn này có hiệu lực từ ngày ban hành, đối với những lớp dạy nghề cho lao động nông thôn đã mở trước ngày ban hành công văn này thì thực hiện theo hướng dẫn số 533/LĐTBXH ngày 08/8/2005 hướng dẫn tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Lao động –Thương binh và Xã hội để xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
SỞ TÀI CHÍNH | SỞ LAO ĐỘNG –TB VÀ XÃ HỘI |
DANH MỤC
NGHỀ NGẮN HẠN ĐƯỢC HỖ TRỢ HỌC PHÍ VÀ MỨC HỌC PHÍ TÍNH THEO TIẾT HỌC
(Kèm theo công văn số: 455/LN-SLĐTBXH-STC ngày 21/6/2006)
Số TT | Nghề đào tạo | Học phí/tiết học (đồng) | Ghi chú |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
|
Hàn Tiện Sửa chữa máy nổ Sửa chữa xe gắn máy Điện dân dụng Điện Công nghiệp Điện lạnh Điện tử dân dụng May công nghiệp Đan len Thêu máy Thêu tay Đan lục bình, dệt chiếu . . . Uốn tóc nữ Cắt tóc nam Sửa chữa TB may công nghiệp Phục vụ nông nghiệp Phục vụ ngư nghiệp Lái xe từ hạng B1 trở lên Thuyền trưởng, máy trưởng
|
2.300 2.500 1.750 1.750 1.700 1.700 1.800 1.700 1.500 1.000 1.700 1.700 theo dự toán 870 885 2.760 2.500 2.500 Theo học phí Trường CNKTGT |
Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy lưu động Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ Dạy lưu động Dạy lưu động Dạy tại chỗ Dạy tại chỗ
|
Mẫu số 01/DNNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC PHÍ HỌC NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Kính gửi : Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội . . . . . . . .
Tôi tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., giới tính: Nam . . . ., Nữ . . . .
Sinh năm: 19 . . ., CMND số : . . . . . . . . . . . . cấp ngày. . ./. . ./. . . . . . . . . . tại :. . . . . . . . . . . . . . . . .
Đăng ký HKTT tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hiện ngụ tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thuộc diện (1): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hiện nay (2): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tôi chưa qua đào tạo nghề, hiện tôi đã đăng ký học nghề : . . . . . . . . . . . . tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . với thời gian học . . . . tháng từ ngày . . . ./. . ./200. . . đến . . /. ./200. . . , học phí toàn khóa học :. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tôi làm đơn này đề nghị Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . hỗ trợ cho tôi học phí bằng số tiền : . . . . . . . . . . . . . . . (bằng chữ) . . . . . . . . . . .
Nếu được hỗ trợ học phí học nghề tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của cơ sở dạy nghề.
. . . . . . . . . . ., ngày . . . .tháng . . . .năm 200 . .
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Hồ sơ kèm theo:
-
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
Xác nhận . . . . . . . . . . . . . . . . . có hộ khẩu
tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , chưa qua đào tạo nghề./.
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú
(1) Thuộc diện : hộ nghèo, hộ có đối tượng hưởng chính sách ưu đãi. . . . . . .
(2) Tình trạng hoạt động: chưa có việc làm, thiếu việc làm . . . .
Mẫu số 01/DNTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC NGHỀ NGẮN HẠN CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Kính gửi : Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội . . . . . . . . . .
Tôi tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., giới tính: Nam . . . ., Nữ . . . .
Sinh năm: 19 . . ., CMND số : . . . . . . . . . . . . cấp ngày. . ./. . ./. . . . . . . . . . tại :. . . . . . . . . . . . . . . . .
Đăng ký HKTT tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hiện ngụ tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tôi là người tàn tật, hiện chưa có việc làm, tôi đã đăng ký học nghề : . . . . tại : . . . . . . . . . . . . . . . . . với thời gian học . . . . . . . . .tháng từ ngày . ./. . ./200. . đến . . /. ./200. . . , học phí toàn khóa học :. . . . . . . . . . .
Tôi làm đơn này đề nghị Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội . . . . . . . . . . . . . . hỗ trợ cho tôi chi phí học nghề bằng số tiền : . . . . . . . . . . . (bằng chữ) . . . . . . . . . . .
Trong đó :
- Học phí : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tiền ăn, ở, đi lại: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nếu được hỗ trợ học phí học nghề tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của cơ sở dạy nghề.
. . . . . . . . . . ., ngày . . . .tháng . . . .năm 200 . .
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Hồ sơ kèm theo:
-
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
Xác nhận . . . . . . . . . . . . . . . . . có hộ khẩu
tại . . . . . . . . . .
(Ký tên và đóng dấu)
Mẫu số 02/NDTU
Cơ sở dạy nghề
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
KINH PHÍ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG . . . . .
Kính gửi :
Đơn vị đã nhận được . . . . . học viên đăng ký học nghề
Thời gian học là . . . tháng từ ngày . . . . đến ngày. . . .
Với tổng kinh phí hỗ trợ : . . . . . . . ., trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ học phí:. . . . . .
- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho người tàn tật: . . . .
Đề nghị . . . . . cho đơn vị được tạm ứng số tiền . . . . .
Sau khi kết thúc khoá học sẽ quyết toán kinh phí.
(Kèm theo danh sách học viên)
Thủ trưởng đơn vị
- 1Thông tư liên tịch 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 81/CP và Nghị định 116/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 81/CP hướng dẫn một số điều Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật do Bộ lao động-thương binh và xã hội - bộ tài chính - Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 2Thông tư liên tịch 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành
- 3Quyết định 81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 21576/SLĐTBXH-DN năm 2014 hướng dẫn biểu mẫu báo cáo đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn số 455/LN-SLĐTBXH-STC của Sở Lao động,thương binh và Xã hội-Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và lao động là người tàn tật
- Số hiệu: 455/LN-SLĐTBXH-STC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/06/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Minh Vỹ, Trần Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra