Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21576/SLĐTBXH-DN | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ văn bản số 5640/UBND-VX ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Để thống nhất biểu mẫu và thuận tiện cho công tác báo cáo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn đề cương và phụ lục báo cáo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến các sở ngành, quận - huyện và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố (gồm đề cương và 3 phụ lục). Đề nghị các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, triển khai thực hiện báo cáo tình hình dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc lĩnh vực và trên địa bàn.
Thời gian thực hiện báo cáo từ tháng 01/2015 và theo đúng tinh thần văn bản số 5640/UBND-VX ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, về việc Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Báo cáo gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Phòng Dạy nghề), đồng thời gửi qua email phongdaynghehcm@yahoo.com để tổng hợp báo cáo./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN QUÝ/NĂM 20…
(Kèm theo văn bản số 21576/SLĐTBXH-DN ngày 30/12/2014 của SLĐ – TBXH)
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2014
1. Dạy nghề cho lao động nông thôn.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã.
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
I. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án trong quý/năm 2014
Thống kê các văn bản chỉ, đạo điều hành thực hiện đề án của địa phương; Các kế hoạch triển khai thực hiện.
Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp. Số xã, phường chưa thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án; nguyên nhân; Đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo/ Tổ công tác thực hiện đề án.
II. Dạy nghề cho lao động nông thôn
1. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
- Số lượng chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề; số lượng tin, bài trên các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương về Đề án;
- Số lần thực hiện, số lượng lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm; hình thức tổ chức thực hiện tư vấn.
- Đánh giá kết quả triển khai hoạt động tuyên truyền, tư vấn ngọc nghề và việc làm trong quý/năm.
2. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
- Số cuộc điều tra khảo sát và rà soát danh mục đào tạo nghề tại địa phương;.
- Số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp), nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, năng lực của các cơ sở dạy nghề.
- Đánh giá chất lượng công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, làm rõ những mặt chưa được (nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, nhu cầu sữ dụng lao động...) và nguyên nhân.
3. Các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả
- Nêu mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả (Số lượng, tên các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả; tỷ lệ có việc làm; mức thu nhập) phân tích các yêu cầu và điều kiện để thực hiện nhân rộng những mô hình có hiệu quả.
- Nêu điển hình trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn (họ tên người học, địa chỉ, nghề đào tạo, nơi làm việc, thu nhập, những chuyển biến sau khi học nghề hoặc tạo việc làm cho nhiều lao động khác)
4. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập
a) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện, trong đó, số cơ sở được lựa chọn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (trong và ngoài huyện).
b) Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện
5. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề
- Số lượng nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp) được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo.
- Số nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp) được phê duyệt định mức chi phí đào tạo.
- Số chương trình dạy nghề được cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phê duyệt (nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp) để sử dụng đào tạo trên địa bàn huyện. Đánh giá danh mục nghề đào tạo, mức chi phí, chất lượng chương trình đào tạo có phù hợp với yêu cầu của nghề, đối tượng học và đặc điểm địa phương)
6. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề
a) Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề
- Số cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện đã được bố trí đủ giáo viên cơ hữu hay chưa đủ;
- Số người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học trong quý/năm..
b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề
- Số huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề;
- Số huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề. Giải pháp khắc phục;
- Số cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho LĐNT.
7. Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
a) Tình hình xây dựng, giao kế hoạch dạy nghề cho LĐNT hàng năm/quý.
b) Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn năm/quý.
- Tổng số lao động nông thôn được học nghề, trong đó số lao động nông thôn được học trung cấp, cao đẳng; học trình độ sơ cấp và và dạy nghề dưới 3 tháng theo chính sách Đề án 1956 (chi tiết theo từng đối tượng).
-Tổng số lao động nông thôn được học nghề xong, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề.
(Chi tiết tại phụ lục 1 và 2 kèm theo)
8. Kinh phí thực hiện
(Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo)
III. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong quý/năm 20....
- Số lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng theo 26 bộ chương trình, tài liệu theo vị trí làm việc của các chức danh ở cấp xã.
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở địa phương (kế hoạch được bố trí; số đã thực hiện và nguồn kinh phí).
C. ĐÁNH GIÁ (mặt được, chưa được, nguyên nhân)
1. Đánh giá kết quả việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương (thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác cấp tỉnh, huyện, xã; mạng lưới cơ sở dạy nghề; bố trí cán bộ chuyên trách tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện; biên chế giáo viên cơ hữu tại các Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện...)
2. Đánh giá về công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo cấp huyện; sự phối hợp của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn huyện, xã trong việc thực hiện Đề án.
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của các phòng ban, cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã được phân công tại Thông tư liên tịch số 30/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012.
4. Đánh giá kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
D. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đ. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QÚY/NĂM TIẾP THEO
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Số lượng, kinh phí.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: Số lượng, kinh phí.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Công văn số 455/LN-SLĐTBXH-STC của Sở Lao động,thương binh và Xã hội-Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và lao động là người tàn tật
- 2Công văn 1823/SLĐTBXH-LĐ về báo cáo tình hình lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tại các làng nghề, hợp tác xã do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Công văn số 455/LN-SLĐTBXH-STC của Sở Lao động,thương binh và Xã hội-Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và lao động là người tàn tật
- 2Công văn 1823/SLĐTBXH-LĐ về báo cáo tình hình lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tại các làng nghề, hợp tác xã do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 21576/SLĐTBXH-DN năm 2014 hướng dẫn biểu mẫu báo cáo đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 21576/SLĐTBXH-DN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/12/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Huỳnh Thanh Khiết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra