- 1Nghị định 110/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
- 2Nghị định 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 1Thông tư 23/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 24/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn số 3844/LĐTBXH-LĐTL về việc triển khai thực hiện Nghị định số 111/2008/NĐ-CP của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4329/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008 |
Kính gửi: | Đồng chí Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Ngày 10 tháng 10 năm 2008, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 110/2008/NĐ-CP và 111/2008/NĐ-CP quy định về tiền lương tối thiểu vùng đối với các loại hình doanh nghiệp. Căn cứ quy định tại các Nghị định trên, ngày 20 tháng 10 năm 2008 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành các Thông tư số 23/2008/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 24/2008/TT-BLĐTBXH và công văn số 3844/LĐTBXH-LĐTL ngày 21 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn triển khai thực hiện các Nghị định nêu trên; Bộ cũng đã tổ chức hội nghị phổ biến cho một số tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp.
Để triển khai thực hiện đúng chính sách tiền lương của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đề phòng tranh chấp lao động dẫn đến đình công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí chỉ đạo thực hiện một số công việc như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và chương trình triển khai cụ thể, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp trên địa bàn quy định của các Nghị định và các văn bản hướng dẫn; phối hợp với cơ quan thông tin và cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người lao động và người sử dụng lao động biết các quy định của Nhà nước.
2. Yêu cầu doanh nghiệp trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động thống nhất phương án điều chỉnh tiền lương, công bố công khai để người lao động biết và báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trước ngày 20 tháng 12 năm 2008.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, trong tập trung vào các doanh nghiệp mà người lao động có thu nhập thấp, chưa có tổ chức công đoàn, lợi ích của người lao động chưa được bảo đảm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn, mất khả năng thanh toán, nợ tiền lương và các chế độ bảo hiểm xã hội kéo dài để có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
4. Yêu cầu doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện việc trả lương, trả thưởng đầy đủ cho người lao động trong dịp Tết dương lịch và Tết âm lịch Kỷ sửu, không để xảy ra tranh chấp lao động và đình công, nhất là vào thời điểm trước và sau Tết âm lịch.
5. Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện của toàn bộ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tình, thành phố về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 02 năm 2009.
Trong quá trình triển khai thực hiện có gì những vướng mắc, các đơn vị phản ánh để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết.
Đề nghị đồng chí quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | KL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 110/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
- 2Nghị định 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam
- 3Thông tư 23/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 24/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn số 3844/LĐTBXH-LĐTL về việc triển khai thực hiện Nghị định số 111/2008/NĐ-CP của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 7978/VPCP-KTTH năm 2023 thời điểm trình Nghị định về tiền lương tối thiểu do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn số 4329/LĐTBXH-LĐTL về việc triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về tiền lương tối thiểu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 4329/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/11/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Huỳnh Thị Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực