Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2926/TM-CSTNTN | Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2002 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Năm 2001: chín tháng đầu năm giá xăng dầu thị trường thế giới diễn biến theo chiều hướng tăng và duy trì ở mức cao; mặc dầu thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đã được Nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm (11 lần), riêng mazut bằng 0%, nhưng các mặt hàng xăng dầu vẫn phát sinh lỗ, nhất là mặt hàng mazut; Bộ Thương mại đã có công văn số 4368/TM-CSTNTN ngày 26/10/2001 trình Thủ tướng Chính phủ xin bù lỗ cho mặt hàng mazut năm 2001, và Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5167/VPCP-KTTH ngày 30/10/2001 về bù lỗ mặt hàng mazut năm 2001, trong đó, đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét đề nghị của Bộ Thương mại; trường hợp vượt quá thẩm quyền đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng quyết định. Ba tháng cuối năm, giá xăng dầu thị trường thế giới đã giảm dần, Nhà nước đã điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu (2 lần), các mặt hàng xăng dầu đều đã có lãi ở mức độ khác nhau, phần lớn các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã bù trừ được số lỗ phát sinh trong 9 tháng và có lãi. Riêng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec, sau khi quyết toán năm 2001 (đã thực hiện bù trừ lỗ lãi giữa các mặt hàng xăng dầu) vẫn còn bị lỗ.
Theo báo cáo của Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec (tại công văn số 4636 ngày 14/6/2002 và số 5570/TCKT ngày 19/7/2002), sau khi thực hiện việc bù trừ lãi lỗ giữa các mặt hàng xăng dầu thì tổng số lỗ về xăng dầu năm 2001 là: - 44 808 163 029 đồng, trong mazut lỗ là: - 23078 861950 đồng. Về việc này, Bộ Thương mại xin có ý kiến như sau:
1. Mặt hàng Mazut cung cấp chủ yếu cho các hộ sản xuất công nghiệp (điện, than, xi măng...). Việc bán mazut cho các hộ công nghiệp thông qua phương thức đấu thầu, không qua trung gian. Chín tháng đầu năm 2001, trong số các mặt hàng xăng dầu thì mazut là mặt hàng có tốc độ tăng giá mạnh nhất, đơn giá nhập khẩu bình quân khoảng: 152 USD/tấn. Do giá thành nhập khẩu mazut tại cảng đầu nguồn cao hơn giá bán tối đa Nhà nước quy định do đó phát sinh lỗ và càng nhập càng bị lỗ; trong điều kiện đó, một số doanh nghiệp được giao chỉ tiêu nhập mazut đã nhập cầm chừng, thậm chí không nhập để tránh lỗ thì Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec cùng với một số doanh nghiệp đầu mối khác chấp nhận lỗ để thực hiện tiến độ nhập khẩu được giao để bảo đảm nguồn mazut cung cấp cho các hộ công nghiệp bảo đảm yêu cầu sản xuất.
2. Những tháng cuối quý 3, nhất là sau sự cố ngày 11 tháng 9/2001 tại Mỹ; các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối, ngoài việc tổ chức nguồn hàng cho những tháng cuối năm, còn phải tổ chức mua, dự trữ một khối lượng xăng dầu cần thiết để chủ động về nguồn, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết. Trong điều kiện đó, việc tổ chức ký hợp đồng mua hàng vào thời điểm giá xăng dầu thị trường thế giới đang cao, một số lô xăng dầu nhập về lại trùng vào thời điểm Nhà nước điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu nên dẫn đến lỗ (Nhà nước tăng được nguồn thu về thuế, doanh nghiệp bị lỗ) nên các mặt hàng xăng dầu (xăng, diesel, dầu hoả) không có khả năng bù trừ số lỗ cho mazut, mặt dầu trong quá trình kinh doanh, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec đã tiết giảm chi phí kinh doanh đến mức tối đa.
3. Năm 2001, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec được giao nhập khẩu 1,050 triệu tấn xăng dầu các loại (riêng mazut 0,18 triệu tấn), chiếm khoảng 15% thị phần cả nước (đứng thứ 2 sau Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam); trong khi mạng lưới bán lẻ xăng dầu thì quá mỏng và việc tiêu thụ xăng dầu chủ yếu là bán buôn hiệu quả thấp, thậm chí bị lỗ nên không có điều kiện lấy lãi khâu bán lẻ để bù lỗ cho mazut.
Để duy trì được số vốn hiện có, tạo điều kiện để Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bù lỗ năm 2001 đối với mặt hàng mazut./.
| K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
- 1Công văn số 2451/TM-TTTN ngày 27/05/2004 của Bộ Thương mại về việc tạm cấp bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
- 2Công văn số 4813/TM-TTTN ngày 30/09/2004 của Bộ Thương mại về việc khẩn cấp tạm ứng bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu
- 3Công văn số 792/VPCP-KTTH về việc khẩn cấp bù lỗ mặt hàng dầu và xử lý lỗ mặt hàng xăng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Công văn số 2451/TM-TTTN ngày 27/05/2004 của Bộ Thương mại về việc tạm cấp bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
- 2Công văn số 4813/TM-TTTN ngày 30/09/2004 của Bộ Thương mại về việc khẩn cấp tạm ứng bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu
- 3Công văn số 792/VPCP-KTTH về việc khẩn cấp bù lỗ mặt hàng dầu và xử lý lỗ mặt hàng xăng do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn số 2926/TM-CSTNTN ngày 29/07/2002 của Bộ Thương mại về việc bù lỗ mazut năm 2001
- Số hiệu: 2926/TM-CSTNTN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/07/2002
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Hồ Huấn Nghiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra