- 1Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Y tế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2920/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2006 |
Kính gửi: Bộ Y Tế
Trả lời Công văn số 4375/BYT-TCCB ngày 13/6/2006 của Bộ Y tế về việc giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế cấp xã theo quy định tại Quyết định số 182/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Giải quyết đối với những trường hợp chưa có đủ hồ sơ để tính thời gian công tác y tế xã.
Hiện tượng bị thất lạc hồ sơ, không đủ hồ sơ theo quy định để tính thời gian công tác y tế xã chỉ xảy ra tại Thái Nguyên. Do vậy, đề nghị Bộ Y tế dựa trên nội dung cụ thể quy định tại Điểm a Khoản 3 Mục IV Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/01/2005 của Liên Bộ Y tế - Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính để trả lời Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên theo nội dung sau đây:
- Bản kê khai quá trình công tác của cán bộ y tế xã;
- Ủy ban nhân dân xã sưu tập các giấy tờ có liên quan, hoặc các giấy tờ xác nhận để xem xét, xác nhận và lập biên bản về quá trình làm việc tại trạm y tế xã gửi Trung tâm y tế cấp huyện;
- Trung tâm y tế cấp huyện xem xét, xác nhận từng trường hợp cụ thể gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết.
2. Đối với số cán bộ y tế xã vùng cao ở Yên Bái.
Việc đưa vào biên chế đối với cán bộ y tế xã vùng cao có phụ cấp khu vực hệ số dưới 0,5 trước đây do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Nay đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, nếu từ khi có Quyết định đến nay vẫn ở trong biên chế Nhà nước, có hưởng lương và có đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì việc tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số 01/TT-LB ngày 07/8/1988 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Y tế.
3. Việc xem xét đối với một số trường hợp nghỉ việc từ năm 2000 đến trước ngày ban hành Quyết định số 182/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004.
Để có cơ sở xem xét, trả lời cụ thể, yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận từng trường hợp, nêu rõ lý do tại sao đã có Quyết định hưởng chế độ mà đối tượng chưa được nhận trợ cấp. Khi xem xét những trường hợp này, đề nghị theo nguyên tắc chung là: các đối tượng đã nghỉ việc trước ngày Quyết định số 182/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004 có hiệu lực thi hành thì việc tính hưởng chế độ được thực hiện theo quy định tại các văn bản của Nhà nước đã ban hành trước ngày ban hành Quyết định số 182/2004/QĐ-TTg ngày 15/10/2004.
Trên đây là ý kiến tham gia của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đề nghị quý Bộ nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Y tế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 02/BHXH-CSXH năm 2014 đề xuất giải quyết vướng mắc chế độ trợ cấp đối với nhà giáo theo Quyết định 52/2013/QĐ-TTg do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn số 2920/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết một số vướng mắc về BHXH đối với cán bộ y tế cấp xã
- Số hiệu: 2920/LĐTBXH-BHXH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/08/2006
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Duy Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực