- 1Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 17-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 82/2002/TT-BTC sửa đổi Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2000/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 2606 TCT/DNK | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2004
|
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội
Trả lời công văn số: 17260/CT-THDT ngày 27/7/2004 của Cục thuế hỏi về việc thực hiện các hợp đồng kinh tế và phụ lục hợp đồng kinh tế trong hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu của Công ty TNHH May Kinh Bắc, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Điều 21 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: “ Các bên có quyền ký các bản phụ lục hợp đồng để chi tiết và cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung hợp đồng kinh tế. Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, các bên có quyền ký biên bản bổ sung những điều mới thoả thuận vào hợp đồng kinh tế. Biên bản bổ sung có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế”.
- Điều 20 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: “Trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế đó coi như đã được thanh lý”.
- Theo quy định về thủ tục hồ sơ hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu tại Thông tư số 82/2002/TT-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ Tài chính, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính thì: chỉ bắt buộc phải có biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công xuất khẩu giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp khi thực hiện xong hợp đồng kinh tế đã ký, Công ty TNHH May Kinh Bắc có thêm một số thoả thuận khác thay thế một số điều khoản trong hợp đồng đã ký với khách hàng như cung cấp thêm một số mặt hàng khác, thay đổi một số điều khoản về thanh toán, giao nhận..., nhưng Công ty không ký biên bản bổ sung mà ký phụ lục hợp đồng là không chính xác. Công ty phải thực hiện chính xác các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đối với những giao dịch tiếp theo để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình với các bên ký kết hợp đồng kinh tế.
Riêng về lĩnh vực thuế, khi xem xét hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu, nếu xét thấy nội dung của Phụ lục đã ký có thể hiện đầy đủ các điều khoản như một biên bản bổ sung, phù hợp với hợp đồng kinh tế đã ký, ngoài ra hồ sơ hoàn thuê GTGT hàng xuất khẩu của Công ty đảm bảo các điều kiện theo các quy định hiện hành thì chấp nhận xem xét hoàn thuế cho Công ty.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 17-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 82/2002/TT-BTC sửa đổi Thông tư 122/2000/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2000/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 691/TCHQ-TXNK năm 2015 về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu nộp thừa do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 2606 TCT/DNK ngày 17/08/2004 của Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu của Công ty TNHH May Kinh Bắc
- Số hiệu: 2606TCT/DNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/08/2004
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Văn Huyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực