Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1359/TM-XNK
T/y: V/v xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2003

 

Kính gửi:  

- Thương nhân xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.
- Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Thương mại.

 

Để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN ngày 27/5/2003 của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2003, Bộ Thương mại thông báo:

1-Liên ngành Thương mại- Kế hoạch và Đầu tư- Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã dành 65-70% hạn ngạch dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ  để phân giao cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2002 và quy I năm 2003. Ngày 09 và 16/6/2003, liên ngành đã tiến hành phân bổ đợt I cho 397 thương nhân có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ với trên 60% hạn ngạch dành cho thương nhân có thành tích xuất khẩu trong năm 2003 và quý I năm 2003.

Sau khi kiểm tra, tổng hợp số liệu, liên ngành sẽ tiến hành phân giao đợt II ngay trong tháng 6/2003 bảo đảm các thương nhân thuộc đối tượng nêu trên được phân hết theo tỷ lệ quy định tại Thông Tư liên lịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN dẫn trên.

Nguyên tắc phân giao hạn ngạch dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo hàng đã xuất khẩu của thương nhân, xác nhận số lượng thực xuất của cơ quan Hải quan Việt Nam, số liệu nhập khẩu do Hải quan Hoa Kỳ cung cấp, trong đó lấy số liệu xác nhận thực xuất của Hải Quan Việt Nam làm cơ sở chủ yếu.

Những thương nhân không có xác nhận của Hải Quan Việt Nam thì không được phân giao hạn ngạch. Trường hợp thương nhân có xuất khẩu nhưng cơ quan Hải quan Việt Nam không có xác nhận thông báo cho Btm thì thương nhân có thể xuất trình tại btm (Vụ xuất nhập khẩu) tờ khai Hải quan đã thanh khoản. Thời gian gửi hồ sơ có tờ khai Hải quan hoặc xác nhận của cơ quan Hải quan về btm chậm nhất trước ngày 01/7/2003.

2-Đối với các trường hợp khác đã quy định trong Thông tư liêm tịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN, liên ngành cũng sẽ bảo đảm phân giao cho các thương nhân đúng đối tượng, số lượng mà thông tư đã quy định với những tiêu chí phân bổ cụ thể: Phân giao theo năng lực sản xuất chủ yếu dựa trên số thiết bị của thương nhân; phân giao cho thương nhân sử dụng nguyên liệu trong nước dựa trên hợp đồng mua nguyên liệu và hoá đơn thanh toán...

Tổng số lượng hạn ngạch, số lượng hạn ngạch phân giao cho thương nhân sẽ được btm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên webside để các cơ quan liên quan và thương nhân biết, kiểm tra và thực hiện.

3-Trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 năm 2003, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc btm cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C) cho các thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đều có quy định thời hạn có hiệu lực. Mục đích là để bảo đảm các E/C đã cấp được thực hiện trong thời gian quy định, ngăn ngừa việc lấy E/C để dự phòng mà không thực hiện và để nhanh chóng chuyển sng cơ chế xuất khẩu theo hạn ngạch. Ngay từ ngày 07/5/2003 trong công văn số 1024 TM/XNK gửi cá thương nhân btm đã nói rõ: Số lượng hàng xuất khẩu theo E/C đều phải trừ vào hạn ngạch. Vì vậy, tất cả các E/C quá thời hạn quy định (chậm nhất là ngày 15/6) đều không còn giá trị và việc trừ vào hạn ngạch đã được btm thông báo trước (từ ngày 7/5/2003). Thương nhân nào đã xuất khẩu từ 05/5 đến 15/6 quá hạn ngạch (đợt I và đợt II) là do tính toán của doanh nghiệp, không thuộc trách nhiệm của btm.

Các thương nhân chỉ có thể góp ý phê bình Bộ khi việc phân giao hạn ngạch không công băng, không minh bạch theo Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT/BTM-KHĐT-CN ngày 27/5/2003 của Bộ Thương mại , Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp.

Bộ Thương mại xin thông báo để các thương nhân biết và thực hiện./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trương Đình Tuyển