Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 403-KHTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 1989

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 403 KHTC NGÀY 1 THÁNG 8 NĂM 1989 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HẠCH TOÁN THU VIỆN PHÍ

 

Tiếp theo Thông tư số 14 TT/LB ngày 15 tháng 6 năm 1989 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí y tế. Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện và tổ chức theo dõi các khoản thu nộp viện phí y tế như sau:

I. TỔ CHỨC THU VIỆN PHÍ

1. Bổ sung thêm đối tượng được miễn tiền khám chữa bệnh quy định tại điểm 3, mục I thông tư 14 TT/BL như sau:

- Người được hưởng chính sách như thương binh từ hạng 1 đến hạng 4.

- Bệnh binh từ hạng 1 đến hạng 3.

- Cha, mẹ, vợ chồng con thứ nhất, con thứ hai (dưới 18 tuổi) của thương binh hạng 1, 2, bệnh binh hạng 1, 2.

2. Thủ tục miễn viện phí

Bệnh nhân được miễn viện phí phải có giấy tờ chứng nhận hợp lệ sau đây:

- Giấy chứng nhận là người có công giúp đỡ cách mạng

- Giấy chứng nhận là CNVC, học sinh sinh viên, thương binh, bệnh binh do cơ quan, xí nghiệp, trường học, phòng Thương binh và Xã hội cấp cho bản thân CNVC, học sinh, sinh viên và người ăn theo (nếu có).

- Người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không nơi nương tựa, giấy chứng nhận do UBND xã, phường cấp.

- Giấy giới thiệu chuyển viện do tuyến dưới cấp.

3. Bệnh nhân vào nằm điều trị nội trú phải ứng trước một khoản viện phí do bệnh viện quy định cho từng loại đối tượng.

Phòng Kế toán Tài chính của bệnh viện có trách nhiệm thu các dịch vụ và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú đối với các đối tượng không được miễn.

Riêng bệnh nhân nội trú, căn cứ vào phiếu thanh toán ra viện do các khoa, phòng chuyên môn hoặc y vụ lập chuyển đến để phòng Kế toán tiến hành thanh toán (thu thêm nếu thiếu hoặc hoàn trả lại bệnh nhân nếu thừa).

Trong một đợt đến khám hoặc điều trị nội trú, cần tập trung thu một lần do phòng Kế toán tài chính kết hợp với phòng Y vụ căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để tổ chức thu tránh tình trạng gặp đâu thu đấy, làm việc gì thu việc ấy gây phiền hà cho người bệnh, đồng thời cũng sẽ tạo nhiều khe hở trong việc tổ chức thu viện phí.

Mức thanh toán căn cứ vào mục II "mức thu và các hình thức thu" trong Thông tư 14/TT-LB và bảng giá hướng dẫn chi tiết (kèm theo) để tính với từng đối tượng cụ thể.

4. Việc xét duyệt miễn viện phí ở bệnh viện, do đồng chí Giám đốc hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào các giấy tờ xác nhận của địa phương, cơ quan, xí nghiệp để quyết định.

II. HẠCH TOÁN SỐ TIỀN THU VIỆN PHÍ

Ví dụ:

1. Khi bệnh nhân vào viện ứng trước viện phí hoặc thu dịch vụ khám chữa bệnh, tiền giường nằm:

Nợ TK: 07 "Quỹ tiền mặt"

Có TK: 20 "Thanh toán với bệnh nhân"

20.000đ

20.000đ

2. Bệnh nhân ra viện thanh toán viện phí:

- Chi phí vật chất: thuốc, máu, fim, dịch truyền:

- Chi phí giường bệnh:

Cộng:

10.000 đ

5.000 đ

15.000 đ

Trả lại bệnh nhân tiền thừa:

20.000 đ - 15.000 đ = 5.000 đ

Nợ TK: 20 "Thanh toán với bệnh nhân":

Có TK: 07 "Quỹ tiền mặt":

5.000 đ

5.000 đ

3. Chuyển số thu viện phí sang tài khoản thu sự nghiệp để theo dõi:

Nợ TK: 20 "Thanh toán với bệnh nhân":

Có TK: 28 "Thu sự nghiệp":

15.000 đ

15.000 đ

4. Cuối tháng căn cứ số dư có TK 28 "Thu sự nghiệp" tiến hành trích 95% số thu để tăng kinh phí:

15.000 x 95%= 14.250 đ

Nợ TK: 28 "Thu sự nghiệp":

Có TK: 24,2 "Kinh phí ngoài hạn mức":

14.250 đ

14.250 đ

5. Chi thưởng cho CBCNV cuối tháng theo tỷ lệ 35% số thu trong tháng và quyết toán vào mục 69: Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành:

15.000 đ x 35% = 5.250 đ

Nợ TK: 10 "Chi ngân sách":

Có TK: 07 "Quỹ tiền mặt":

5.250 đ

5.250 đ

6. Chuyển số dư TK 07 "Quỹ tiền mặt" chi tiết tiền thu viện phí sang TK 08 "Tiền gửi ngân hàng":

Nợ TK 08 "Tiền gửi ngân hàng":

Có TK 07 "Quỹ tiền mặt":

9.750 đ

9.750 đ

7. Trích 5% số thu để nộp về cho Bộ, Sở Y tế:

15.000 đ x 5% =750 đ

Nợ TK: 28 "Thu sự nghiệp":

Có TK: 08 "Tiền gửi ngân hàng":

750 đ

750 đ

Để đơn giản công việc thống kê và ghi chép sổ sách, toàn bộ chi phí vật chất bao gồm: thuốc, dịch truyền, phim XQ, xét nghiệm sử dụng cho điều trị nội trú đều dựa vào quyết toán (không phân biệt bệnh nhân được miễn hoặc phải thu viện phí) và không dựa vào quyết toán dịch vụ khám chữa bệnh và chi phí ngày giường.

Nợ TK:10 "Chi ngân sách"

Có TK: 02 "Vật liệu"

III. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ

1. Các khoản viện phí thu được phải nộp vào ngân hàng. Trường hợp ở địa phương quá khó khăn về tiền mặt và nếu được ngân hàng chấp nhận, đơn vị mới được tạm giữ ở quỹ tiền mặt để chi lương và các khoản chi đặc biệt.

2. Các đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi tài khoản 07 Quỹ tiền mặt tài khoản 08 Tiền gửi ngân hàng tài khoản 28 thu sự nghiệp chi tiết thu viện phí để nắm chắc số tiền viện phí thu được và kiểm tra việc sử dụng số tiền thu được cho chặt chẽ.

3. Việc trích nộp 5% viện phí thu được ở các bệnh viện huyện, tỉnh về cho Sở Y tế, Bộ giao cho các Sở y tế hướng dẫn cụ thể việc trích nộp cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương.

Đối với các bệnh viện trực thuộc Trung ương, hàng quý các đơn vị có trách nhiệm trích 5% viện phí thu được nộp về cho Bộ Y tế theo quy định.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Công văn này thực hiện từ ngày ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn gì đề nghị các đơn vị địa phương phản ánh về cho Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để kịp thời hướng dẫn bổ sung.

 

Phạm Song

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn hướng dẫn tổ chức thực hiện và hạch toán thu viện phí

  • Số hiệu: 403-KHTC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 01/08/1989
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Phạm Song
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản