Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9830/BYT-DP | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những ngày vừa qua, tình hình dịch COVID-19 tại các địa bàn trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số địa phương cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có một số lượng người dân di chuyển về các địa phương từ vùng dịch sau nới lỏng giãn cách xã hội, nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và bùng phát ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào vẫn luôn hiện hữu. Để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế; Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19; các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, không cục bộ, “cát cứ”, ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.
2. Chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và lấy cấp cơ sở là nền tảng trong phòng, chống dịch; trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vắc xin cho người dân; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở để ứng phó thường xuyên, kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng thiết lập các Trạm Y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn, ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; tăng cường và bổ sung nhân lực cho các Trạm Y tế tại các xã, phường, thị trấn khi có số ca mắc COVID-19 tăng cao; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể; tiếp tục thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân. Thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở cửa lại nền kinh tế có lộ trình và ở những nơi an toàn, có đủ điều kiện.
3. Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS), giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19, kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa. Kiểm soát nghiêm, quản lý chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở.
4. Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128/QĐ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1 theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế. Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người dân tại các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19, địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
5. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải nghiêm túc thực hiện phân luồng, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu người đến khám bệnh thực hiện các quy định phòng chống COVID-19; cán bộ y tế, các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao phải cảnh giác, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, không chuyển lên tuyến trên đối với bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng để phòng tránh quá tải và nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế; bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; tổ chức tốt việc điều phối và công tác phân tầng điều trị, ưu tiên điều trị tầng 1, 2, hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, đảm bảo người bệnh được thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời.
Hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện dã chiến, đặc biệt là thành lập các Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc người mắc COVID-19 ngay tại nhà để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa.
6. Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền) ngay khi được phân bổ vắc xin, đảm bảo an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng. Tăng nhanh độ bao phủ mũi 1, triển khai tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
7. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học... thực các biện pháp đảm bảo an toàn COVID-19, thường xuyên đánh giá, cập nhật lên hệ thống An toàn COVID-19. Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, trường học; duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... yêu cầu thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vắc xin mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.
8. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư, nắm chắc tình hình công dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp (như lái xe, phụ xe đường dài, liên tỉnh; người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú, người lưu trú ngoài tỉnh về địa phương làm việc,...) để có biện pháp quản lý phù hợp, khai báo y tế thường xuyên.
9. Thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định.
Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện.
Trân trọng cám ơn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1488/QLD-KD năm 2020 về chấp hành quy định đảm bảo cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phòng chống dịch Covid19 do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 3031/LĐTBXH-VP năm 2021 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 9612/BYT-DP năm 2021 về áp dụng biện pháp phòng chống dịch với đại biểu tham dự Kỳ họp thứ hai, Quốc hội XV do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 2663/BTNMT-VP năm 2021 về tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 271/BYT-TTrB năm 2022 về chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp do Bộ Y tế ban hành
- 6Công điện 235/CĐ-BYT năm 2022 về tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế điện
- 1Công văn 1488/QLD-KD năm 2020 về chấp hành quy định đảm bảo cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phòng chống dịch Covid19 do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 3031/LĐTBXH-VP năm 2021 thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 9612/BYT-DP năm 2021 về áp dụng biện pháp phòng chống dịch với đại biểu tham dự Kỳ họp thứ hai, Quốc hội XV do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 2663/BTNMT-VP năm 2021 về tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Công văn 271/BYT-TTrB năm 2022 về chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp do Bộ Y tế ban hành
- 8Công điện 235/CĐ-BYT năm 2022 về tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế điện
Công văn 9830/BYT-DP năm 2021 về tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 9830/BYT-DP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/11/2021
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra