Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 947/ATTP-PCTTR | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2025 |
Kính gửi: | - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương; |
Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo 02 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen.
Đối với 02 sản phẩm này, ngày 29/4/2025 Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 944/ATTP-PCTTR gửi 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc về việc giám sát, thu hồi 02 sản phẩm nêu trên do có chứa chất cấm sibutramine (theo báo cáo kết quả mẫu giám sát chủ động mối nguy về an toàn thực phẩm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia); Trong 02 sản phẩm trên, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold chưa được công bố, số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố ghi trên bao bì là không đúng. Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe BEST SLIM COLLAGEN do Công ty TNHH Thiết bị y tế Hoa Anh Đào công bố, đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 4844/2019/ĐKSP ngày 07/5/2019. Tuy nhiên, Công ty TNHH Thiết bị y tế Hoa Anh Đào báo cáo không nhập khẩu lô sản phẩm BEST SLIM COLLAGEN (Lot/production should be used before #29L367-01/2027) (Công văn số 944/ATTP-PCTTR kèm theo). Đồng thời, ngày 29/4/2025, Cục An toàn thực phẩm đã đăng tin cảnh báo phát hiện 02 sản phẩm chứa chất cấm sibutramine trên website của Cục tại đường link: https://vfa.gov.vn/tin-tuc/canh-bao-phat-hien-san-pham-thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dang-xuan-phuc-linh-gold-va-best-slim-collagen-co-chua-chat-cam-sibutramine.html.
Để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm kính đề nghị Quý đơn vị phối hợp trong công tác quản lý các sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm nêu trên trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường quản lý các sàn thương mại điện tử, không để các sản phẩm giả, đã bị thu hồi được bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm nêu trên trên các website, đồng thời yêu cầu facebook, youtube xem xét, tháo gỡ, đóng các quảng cáo sản phẩm vi phạm nêu trên.
- Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước - Bộ Công thương tăng cường công tác quản lý thị trường; kiểm soát việc lưu hành các sản phẩm vi phạm nêu trên, kịp thời xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Kết quả xử lý đề nghị Quý cơ quan thông báo cho Cục An toàn thực phẩm để tổng hợp.
Trân trọng./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công điện 41/CĐ-TTg năm 2025 xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Công văn 2352/BYT-QLD năm 2025 tăng cường công tác đấu tranh phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả do Bộ Y tế ban hành
- 3Công điện 55/CĐ-TTg năm 2025 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả do Thủ tướng Chính phủ điện
Công văn 947/ATTP-PCTTR năm 2025 phối hợp rà soát, xử lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm đang được kinh doanh, quảng cáo trên môi trường mạng do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- Số hiệu: 947/ATTP-PCTTR
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/05/2025
- Nơi ban hành: Cục an toàn thực phẩm
- Người ký: Nguyễn Hùng Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/05/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra