Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9149/BTC-KBNN
V/v: hướng dẫn công tác chuẩn bị triển khai hệ thống TABMIS

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2010

 

Kính gửi: Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Triển khai Quyết định số 2538/QĐ -BTC ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai diện rộng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính đã có công văn số 3213/BTC-KBNN ngày 16/3/2010 hướng dẫn công tác triển khai hệ thống TABMIS tại địa phương.

Qua một thời gian triển khai, một số nội dung đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và thực tế triển khai TABMIS tại các địa phương. Vì vậy, để các cơ quan Tài chính và đơn vị KBNN tại các địa phương chủ động nghiên cứu, nắm bắt nội dung công việc và phối hợp tổ chức, Bộ Tài chính (Ban triển khai TABMIS) hướng dẫn tổng thể về công tác chuẩn bị và triển khai hệ thống TABMIS, cụ thể như sau:

I. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DIỆN RỘNG HỆ THỐNG TABMIS

Kế hoạch triển khai diện rộng hệ thống TABMIS năm 2010 và dự kiến triển khai năm 2011 theo Phụ lục 01 đính kèm. Trường hợp có điều chỉnh tiếp về kế hoạch triển khai, Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức đến các đ ơn vị.

Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn tại công văn này, trước mỗi đợt triển khai, Ban triển khai TABMIS sẽ có công văn thông báo kế hoạch cụ thể đối với các hoạt động chi tiết tại địa phương.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI

1. Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành và Tổ triển khai TABMIS tại địa phương.

Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Giám đốc KBNN và Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố, ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành và Tổ triển khai TABMIS tại địa ph ương, cụ thể:

1.1. Thành phần Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai TABMIS :

- Giám đốc Sở Tài chính - Trưởng ban.

- Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố - Phó Trưởng ban thường trực.

- Lãnh đạo Cục Thuế (chỉ đạo Dự án hiện đại hóa quy trình thu, nộp NSNN giữa các đơn vị Thuế - Kho bạc - Hải Quan - Tài chính tại địa phương) - Phó trưởng ban.

- Lãnh đạo KBNN tỉnh (phụ trách công tác kế toán) - Tổ trưởng Tổ triển khai, thành viên Ban chỉ đạo;

- Trưởng phòng Quản lý Ngân sách, Sở Tài chính - Tổ phó Tổ triển khai, thành viên Ban chỉ đạo;

- Cục Thuế cử 01 thành viên tham gia Ban chỉ đạo liên ngành. Tổng số thành viên Ban chỉ đạo không quá 6 ng ười.

1.2. Thành phần Tổ Triển khai TABMIS tại địa ph ương:

- Lãnh đạo KBNN tỉnh (phụ trách công tác kế toán) - Tổ trưởng.

- Lãnh đạo Phòng Quản lý Ngân sách - Tổ phó.

- Lãnh đạo các phòng Hành chính sự nghiệp, phòng Đầu tư; cán bộ phụ trách Tin học; cán bộ phụ trách Tài vụ quản trị của Sở Tài chính.

- Trưởng phòng Kế toán nhà nước, lãnh đạo các phòng: Tin học, Kiểm soát chi NSNN, Tổng hợp, Tài vụ thuộc KBNN tỉnh.

- Lãnh đạo phòng Tài chính, Lãnh đạo KBNN các quận, huyện, thị x ã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Người sử dụng chính TABMIS thuộc Sở Tài chính và KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW, đã tham gia khóa đào tạo tại Hà Nội.

- Các thành viên khác (không quá 3 người).

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ triển khai gửi về Ban triển khai TABMIS - Bộ Tài chính theo địa chỉ: Văn phòng Ban triển khai TABMIS, 32 Cát Linh, Hà Nội để có cơ sở liên hệ, phối hợp công tác.

1.3. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban chỉ đạo, Tổ triển khai:

- Xây dựng và ban hành Quy chế làm việc: Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức việc xây dựng và ký ban hành Quy chế làm việc và phối hợp liên ngành trong công tác chuẩn bị và triển khai hệ thống TABMIS tại địa phương. Mẫu Quy chế làm việc tham khảo tại Phụ lục 02 đính kèm (hoặc tải file soạn thảo trên Diễn đàn triển khai TABMIS).

- Phân công và tổ chức triển khai công việc: Trưởng Ban chỉ đạo phân công cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ triển khai TABMIS tại địa phương để triển khai các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị và triển khai TABMIS trên địa bàn; Tổ chức họp Ban chỉ đạo, Tổ triển khai định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình chuẩn bị và triển khai TABMIS tại địa phương.

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông : Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố chủ động phối hợp, báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố về việc triển khai TABMIS trên địa bàn để có sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo các cấp theo tinh thần Chỉ thị số 02/2008/CT -BTC ngày 11/8/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và Công thư ngày 21/08/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính gửi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đồng thời chủ động có biện pháp quán triệt, động viên cán bộ, công chức, thông tin tới gia đình cán bộ, nhằm có sự đồng thuận, nỗ lực và quyết tâm triển khai TABMIS thành công.

- Phối hợp triển khai Dự án Hiện đại hoá thu, nộp NSNN (TCS) : Đề nghị Ban chỉ đạo, Tổ triển khai TABMIS phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo dự án Hiện đại hoá thu - nộp NSNN của địa phương, thúc đẩy việc triển khai chương trình TCS trên địa bàn đồng bộ với triển khai TABMIS.

2. Chuẩn bị dữ liệu phục vụ triển khai TABMIS:

2.1. Rà soát và đối chiếu số liệu:

- Cơ quan Tài chính các cấp, các đơn vị KBNN chủ động phối hợp, rà soát, cấp bổ sung, xử lý các vấn đề liên quan đến mã đơn vị có quan hệ với ngân sách , mã dự án đầu tư theo hướng dẫn tại công văn 6226/BTC -THTK ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính; rà soát mã dự án đầu tư của xã/ phường theo hướng dẫn tại công văn số 14767/BTC-THTK ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.

Đối với mã dự án đầu tư, trường hợp chủ đầu tư chưa kịp gửi hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mã số, cơ quan Tài chính tiến hành cấp mã để phục vụ chuyển đổi dữ liệu vào TABMIS, đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình, thủ tục cấp mã dự án đầu tư hiện hành.

- Các cơ quan Tài chính, đơn vị KBNN chủ động thực hiện đối chiếu số liệu về số dư dự toán, kế hoạch vốn đầu tư theo hướng dẫn tại Phụ lục 03, 06, đính kèm công văn này.

2.2. Thu thập dữ liệu phục vụ cấu hình TABMIS:

Ban triển khai TABMIS (Nhóm Triển khai) và công ty FPT sẽ tiến hành thu thập dữ liệu tại cơ quan tài chính, đơn vị KBNN các cấp để thực hiện cài đặt hệ thống TABMIS. Danh mục dữ liệu cần thu thập và hướng dẫn tổ chức thực hiện theo Phụ lục 03 đính kèm.

2.3. Chuyển đổi dữ liệu tại các đ ơn vị KBNN:

Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố phân công Lãnh đạo KBNN phụ trách công tác kế toán, 01 Lãnh đạo Phòng kế toán và 01 cán bộ kế toán tổng hợp, 01 lãnh đạo và 01 cán bộ Phòng tin học thuộc KBNN tỉnh; p hụ trách kế toán và phụ trách tin học thuộc KBNN cấp huyện tham gia chuẩn bị và thực hiện chuyển đổi số liệu kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN từ hệ th ống KTKB2008 sang hệ thống TABMIS theo hướng dẫn tại Phụ lục 04 đính kèm.

3. Chuẩn bị phòng đào tạo và nhập liệu tập trung:

3.1. Chuẩn bị địa điểm và thiết lập phòng máy:

- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, thành phố sử dụng Hội trường cơ quan để thiết lập phòng máy cho các hoạt động đào tạo, phiên dự toán và nhập liệu tập trung cho các đơn vị trực thuộc; chủ động bố trí bàn ghế đủ phục vụ số l ượng cán bộ tham gia theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (Ban triển khai TABMIS ).

- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, các thiết bị tin học theo hướng dẫn tại Phụ lục 05 đính kèm và thực hiện cài đặt, thiết lập phòng máy đảm bảo kịp thời để Ban triển khai TABMIS và công ty FPT sẽ phối hợp, kiểm tra cài đặt và cấu hình hệ thống TABMIS phục vụ các hoạt động nói trên.

3.2. Tiếp nhận, bổ sung máy tính (PC) và lưu điện (UPS:)

- Theo hợp đồng, Ban quản lý dự án Cải cách quản lý Tài chính công sẽ trang bị 02 bộ máy tính (PC) và lưu điện (UPS) cho mỗi đơn vị cấp tỉnh, huyện triển khai TABMIS. Trước mắt, Ban quản lý dự án bàn giao số máy tính này cho Sở Tài chính và KBNN tỉnh, thành phố để sử dụng cho phòng máy nêu tại mục 3.1. Kết thúc giai đoạn nhập liệu tập trung, Sở Tài chính, KBNN tỉnh làm đầu mối thực hiện bàn giao số máy tính nêu trên cho các đơn vị quận huyện để vận hành hệ thống TABMIS tại các đơn vị.

- Trường hợp thiếu máy tính so với nhu cầu đào tạo và nhập liệu tập trung, đề nghị Sở tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố chủ động huy động bổ sung, lắp đặt máy tính tại phòng máy của đơn vị như hướng dẫn tại Phụ lục 5 .

4. Tập huấn, đào tạo phục vụ triển khai TABMIS:

Bộ Tài chính (Ban triển khai TABMIS) sẽ phối hợp với các đơn vị và nhà thầu tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho các đơn vị KBNN và các cơ quan tài chính như sau:

- Tập huấn Chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS : theo cụm tỉnh, thành phố, trước khi đào tạo sử dụng TABMIS cho cán bộ tham gia hệ thống.

- Đào tạo Người sử dụng chính (cấp tỉnh) TABMIS: tổ chức tại Hà Nội.

- Đào tạo cán bộ sử dụng TABMIS ( Người sử dụng cuối): tổ chức tại từng tỉnh, thành phố trước thời điểm bắt đầu nhập liệu tập trung tối thiểu 01 tháng .

Sở Tài chính, KBNN tỉnh, thành phố chủ động thực hiện, đồng thời h ướng dẫn các phòng Tài chính, KBNN qu ận, huyện tổ chức rà soát đội ngũ cán bộ, bố trí các cán bộ của đơn vị sẽ vận hành hệ thống TABMIS sau này, cụ thể như sau:

+ Đối với các cơ quan Tài chính: các cán bộ trực tiếp liên quan đến nghiệp vụ quản lý thu, chi ngân sách cấp mình, đặc biệt là công tác phân bổ dự toán và cấp phát ngân sách;

+ Đối với các đơn vị KBNN: các cán bộ làm công tác kế toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, cán bộ làm nghiệp vụ kiểm soát chi (kiểm sóat thanh toán vốn đầu tư, Chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư).

Do tính chất phức tạp, mới mẻ và yêu cầu công việc của quá trình triển khai TABMIS trên địa bàn, các cán bộ được lựa chọn cần đảm bảo có năng lực về nghiệp vụ, tin học, điều kiện sức khỏe để tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nói trên (và sau đó sẽ tham gia các hoạt động triển khai). Ban triển khai TABMIS sẽ có văn bản hướng dẫn và triệu tập theo từng khoá cụ thể.

5. Công tác chuẩn bị khác:

5.1. Về việc cử cán bộ tham gia các hoạt động triển khai :

5.1.1. Nguyên tắc chung:

- Sở Tài chính (đối với các cơ quan Tài chính), KBNN tỉnh, thành phố (đối với các đơn vị KBNN) ra quyết định triệu tập (có danh sách cụ thể) và quản lý cán bộ, bao gồm cả cấp huyện, tham gia các hoạt động triển khai TABMIS.

- Các cán bộ trực tiếp tham gia các hoạt động triển khai (phiên dữ liệu và nhập liệu tập trung) phải là cán bộ đã được Bộ Tài chính triệu tập tham gia tập huấn, đào tạo sử dụng hệ thống TABMIS.

- Mỗi đơn vị Tài chính, KBNN cấp huyện cử 01 cán bộ vững về nghiệp vụ , sử dụng thành thạo máy vi tính làm đầu mối hỗ trợ triển khai hệ thống TABMIS tại từng đơn vị, gọi chung là "Cán bộ hỗ trợ TABMIS tại huyện".

- Các đơn vị cần sắp xếp số lượng cán bộ tham gia các hoạt động triển khai TABMIS theo từng đợt một cách hợp lý, đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị.

5.1.2. Hoạt động phiên dữ liệu dự toán đối với cơ quan Tài chính:

Đề nghị Sở Tài chính ra quyết định triệu tập cán bộ của Sở và các phòng Tài chính để tham gia hoạt động này với thành phần gồm:

- Người sử dụng chính (thuộc Sở Tài chính); Cán bộ hỗ trợ TABMIS tại huyện.

- Cán bộ các phòng: Quản lý ngân sách, Hành chính sự nghiệp, Đầu tư; các phòng tài chính cấp huyện, đã được Bộ Tài chính triệu tập đào tạo sử dụng hệ thống TABMIS.

5.1.3. Hoạt động Nhập liệu tập trung :

5.1.3.1. Đối với cơ quan Tài chính

Đề nghị Sở Tài chính ra quyết định triệu tập cán bộ của Sở và các phòng Tài chính để tham gia hoạt động này với thành phần gồm:

- Người sử dụng chính (thuộc Sở Tài chính); "Cán bộ hỗ trợ TABMIS tại huyện" tham gia toàn bộ thời gian;

- Cán bộ nhập liệu trực tiếp thuộc Sở Tài chính, phòng tài chính cấp huyện, căn cứ yêu cầu và khối lượng công việc thực tế để triệu tập và quản lý cán bộ trong thời gian nhập liệu tập trung.

5.1.3.2. Đối với Kho bạc Nhà nước:

KBNN các tỉnh, thành phố triệu tập cán bộ KBNN (cấp tỉnh, huyện) với thành phần như sau:

- Người sử dụng chính tham gia to àn bộ thời gian.

- Người sử dụng cuối là cán bộ Kế toán kho bạc (tỉnh, huyện), được huy động theo 2 đợt, mỗi đợt 50% cán bộ.

- Người sử dụng cuối là cán bộ Kiểm soát chi (nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) thuộc KBNN tỉnh và KBNN cấp huyện, bắt đầu tham gia nhập liệu từ cuối tuần đầu ti ên của giai đoạn nhập liệu tập trung, với thời gian tối đa là 5 ngày.

5.2. Khắc dấu TABMIS đóng trên chứng từ:

KBNN các tỉnh, thành phố đặt khắc dấu tạm có chữ "TABMIS" và tên đơn vị

KBNN (tỉnh, huyện), lựa chọn chất liệu và kích cỡ phù hợp (tỷ lệ tham khảo là 2cm:4cm), giao các đơn vị để sử dụng trong quá trình nhập liệu tập trung (đóng trên từng chứng từ kế toán photo) và thu hồi khi kết thúc đợt nhập liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TABMIS TẠI ĐỊA PHƯƠNG:

Kết thúc các khoá đào tạo, Ban triển khai TABMIS, nhà thầu phối hợp với Tổ triển khai địa phương kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật, tin học và tiến hành cài đặt lại cấu hình máy tính (PC) tại các phòng máy, đảm bảo truy cập được vào hệ thống TABMIS, đồng thời sẽ cử đội hỗ trợ liên tục tại các phòng nhập liệu tập trung. Các hoạt động triển khai gồm:

1. Chuẩn bị chứng từ hạch toán tr ên TABMIS:

1.1. Đối với cơ quan Tài chính

Sở Tài chính, các Phòng Tài chính photo các quyết định giao dự toán của năm ngân sách hiện hành và các quyết định điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có) thuộc ngân sách cấp tỉnh, huyện phục vụ cho hoạt động phiên và nhập dữ liệu dự toán vào hệ thống TABMIS.

1.2. Đối với các đơn vị Kho bạc Nhà nước

- KBNN cấp tỉnh chủ động hỗ trợ thiết bị (máy scan, máy fax) và thống nhất với KBNN các huyện về phương thức chuyển bản sao (photo, fax, file scan) chứng từ kế toán từ các KBNN cấp huyện hàng ngày về điểm nhập liệu tập trung, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Các đơn vị KBNN có thể sử dụng tiện ích in Liệt kê chứng từ trong chương trình KTKB2008 và thực hiện phiên mã tài khoản trực tiếp tại điểm nhập liệu tập trung của KBNN.

- Các chứng từ kế toán KBNN photo, sau khi được hạch toán trên hệ thống và đóng dấu TABMIS, sẽ được bảo quản, lưu trữ tương tự đối với chứng từ kế toán tại KBNN tỉnh theo quy định hiện hành tới khi có hướng dẫn cụ thể của Kho bạc Nhà nước.

2. Phiên dữ liệu dự toán tập trung tại Sở Tài chính: Hoạt động phiên dữ liệu dự toán cho ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện tập trung tại Sở Tài chính trong 01 tuần, ngay trước khi chính thức nhập dữ liệu tập trung, đảm bảo toàn bộ dữ liệu dự toán được phiên xong để sử dụng nhập vào hệ thống TABMIS. Tài liệu hướng dẫn chi tiết phi ên dữ liệu dự toán nhập vào TABMIS tại Phụ lục 06 đính kèm.

3. Nhập liệu tập trung : Hoạt động nhập liệu tập trung vào hệ thống TABMIS kéo dài 2 tuần: từ tuần cuối của tháng trước đến hết tuần đầu tiên của tháng sau, tại phòng nhập liệu của Sở Tài chính và KBNN tỉnh, thành phố.

3.1. Tại Sở Tài chính: cán bộ tài chính tiến hành nhập dữ liệu dự toán đã được phiên (bao gồm cả số dư dự toán của năm trước được chuyển sang theo quyết định của cấp có thẩm quyền) ; nhập đuổi kịp thời vào hệ thống TABMIS số liệu dự toán và Lệnh chi tiền phát sinh từ thời điểm bắt đầu nhập liệu tập trung (thời điểm chốt số liệu với KBNN cùng cấp để chuyển đổi số liệu từ KTKB vào TABMIS); hoàn thành xử lý các bút toán dở dang; in báo cáo và kiểm tra, đối chiếu số liệu đã nhập vào hệ thống TABMIS.

3.2. Tại KBNN tỉnh, thành phố: cán bộ Kế toán KBNN thực hiện phiên chứng từ kế toán từ mã tài khoản kế toán theo Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN (ban h ành kèm theo quyết định 120/2008/QĐ -BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) sang mã tài khoản tự nhiên theo Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS (ban hành theo Thông tư số 212/2009/TT- BTC ngày 6/11/2009 của Bộ Tài chính); nhập chứng từ phát sinh vào hệ thống TABMIS, thực hiện giao diện truyền - nhận dữ liệu với các ứng dụng có liên quan (TCS, thanh toán với ngân hàng,...);

- Cán bộ Kiểm soát chi NSNN thực hiện việc nhập số liệu kế hoạch vốn, các hợp đồng khung, hợp đồng thực hiện vào TABMIS; nh ập dự toán chi đầu tư cho ngân sách xã. Tài liệu hướng dẫn thực hành chức năng Cam kết chi trên hệ thống theo Phụ lục 07 đính kèm.

- Hoàn thành xử lý các bút toán dở dang; thực hiện khoá sổ theo quy trình nghiệp vụ; in các loại báo cáo và tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa 2 hệ thống KTKB và TABMIS.

3.3. Kết thúc nhập dữ liệu tập trung :

Khi hoàn thành việc khoá sổ tháng, in và chấm đối chiếu các loại báo cáo khớp đúng là kết thúc giai đoạn nhập liệu tập trung và chuyển sang vận hành chính thức TABMIS tại các đơn vị.

4. Vận hành hệ thống TABMIS tại từng đơn vị

4.1. Rà soát điều kiện kỹ thuật tại đơn vị:

Để chuẩn bị triển khai hệ thống TABMIS tại từng đơn vị, trong thời gian nhập liệu tập trung, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ triển khai của Ban triển khai TABMIS và nhà thầu tiến hành:

- Rà soát hạ tầng truyền thông và các điều kiện kỹ thuật tại từng phòng tài chính và đơn vị KBNN cấp huyện.

- Rà soát, sắp xếp, bố trí máy tính cá nhân (PC) đảm bảo cấu hình tối thiểu để cán bộ có thể trực tiếp đăng nhập và làm việc trên hệ thống TABMIS tại đơn vị (128MB RAM, 200 MB ổ cứng còn trống, hệ điều hành Windows XP, bộ gõ tiếng Việt Unikey, chương trình Internet Explorer 6.0 trở lên). Trường hợp có nhu cầu nâng cấp, bổ sung trang thiết bị tin học, đề nghị Sở Tài chính rà soát, đánh giá thực trạng và báo cáo UBND tỉnh, thành phố để có phương án hỗ trợ.

- Nhà thầu, Tổ triển khai của Ban triển khai TABMIS cài đặt mẫu và hướng dẫn cán bộ tin học của Sở Tài chính, KBNN tỉnh cấu hình trên máy tính (PC) tại 1 - 2 đơn vị (tài chính, KBNN); hỗ trợ cán bộ tin học của Sở Tài chính và KBNN tỉnh cài đặt cấu hình máy tính tại các đơn vị cấp huyện.

4.2. Vận hành hệ thống TABMIS tại từng đơn vị: Sau khi kết thúc nhập liệu tập trung và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tại từng đ ơn vị, các cơ quan Tài chính, KBNN tỉnh, huyện chính thức vận h ành hệ thống tại đơn vị mình:

- Cơ quan tài chính (cấp tỉnh, huyện) có trách nhiệm hạch toán kịp thời dự toán, lệnh chi tiền vào hệ thống TABMIS, đảm bảo các đơn vị KBNN có đủ điều kiện hạch toán chi NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị có quan hệ với ngân sách.

- Đối với các đơn vị KBNN: Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố thực hiện dừng áp dụng song song 2 chương trình KTKB và TABMIS theo hướng dẫn tại công văn số 567/KBNN-KT ngày 29/3/2010 của Kho bạc Nhà nước.

5. Xác nhận các công việc đã thực hiện tại địa ph ương:

Kết thúc giai đoạn nhập liệu tập trung, bắt đầu vận hành TABMIS tại từng đơn vị, đại diện các Nhóm thuộc Ban triển khai TABMIS, nhà thầu (FPT) và Tổ triển khai TABMIS tại địa phương tiến hành rà soát và ký kết các biên bản xác nhận các công việc đã hoàn thành tại địa phương.

Danh sách, mẫu biên bản theo Phụ lục 08 đính kèm.

6. Hỗ trợ vận hành TABMIS:

- Trong thời gian nhập liệu tập trung, Ban triển khai TABMIS và nhà thầu phối hợp phổ biến Quy trình phối hợp, hỗ trợ vận hành hệ thống tới Người sử dụng chính (key user), "Cán bộ hỗ trợ TABMIS tại huyện".

Tài liệu Quy trình hỗ trợ đăng tại Diễn đàn Triển khai TABMIS, chuyên mục:

"Hướng dẫn sử dụng TABMIS >>Các tài liệu hướng dẫn hệ thống >>Quy trình ghi nhận, phản ánh lỗi và phản hồi thông tin".

- Kết thúc nhập liệu tập trung, Ban triển khai TABMIS và nhà thầu tiếp tục hỗ trợ quá trình triển khai, vận hành hệ thống TABMIS tại địa phương thông qua Bộ phận hỗ trợ vận hành hệ thống của dự án. Địa chỉ liên hệ, phối hợp xử lý các công việc liên quan của Ban triển khai TABMIS theo Phụ lục 09 đính kèm.

IV. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC

1. Tổ chức hậu cần, kinh phí:

Công tác tổ chức hậu cần và bố trí kinh phí cho hoạt động triển khai hệ thống TABMIS tại địa phương, Ban quản lý dự án Cải cách quản lý Tài chính công sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.

2. Tăng cường khai thác thông tin trên Diễn đàn Triển khai TABMIS

Các công văn, tài liệu, phụ lục hướng dẫn triển khai dự án TABMIS tại địa phương, được đăng tải trên Diễn đàn Triển khai TABMIS , tại các chuyên mục "Văn bản pháp quy\Triển khai TABMIS " và “Hướng dẫn sử dụng TABMIS \Các tài liệu hướng dẫn hệ thống", theo địa chỉ sau:

http://forum.tabmis.btc/home

3. Các đoàn công tác của Ban triển khai TABMIS - Bộ Tài chính: Trong mỗi đợt triển khai, Ban triển khai TABMIS sẽ cử các đoàn công tác hỗ trợ chuẩn bị và triển khai đến từng địa phương, theo các nội dung: Tập huấn Chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS; Đào tạo người sử dụng cuối; Làm sạch dữ liệu và Thu thập dữ liệu gói 1; Hỗ trợ phiên dữ liệu dự toán đối với cơ quan tài chính; Thu thập dữ liệu gói 2; Hỗ trợ chính thức vận hành và nhập dữ liệu tập tập.

Thành phần và thời gian công tác từng đoàn sẽ được Ban triển khai TABMIS thông báo cụ thể sau.

Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, Ban triển khai TABMIS sẽ tổ chức hợp với Ban chỉ đạo liên ngành triển khai TABMIS để rà soát công tác chuẩn bị trước khi chính thức triển khai hệ thống tại địa phương.

Công văn này thay thế công văn số 3213/BTC-KBNN ngày 16/3/2010 của Bộ Tài chính, công văn số 47/CV- TABMIS ngày 13/4/2010 của Ban triển khai TABMIS và các văn bản khác hướng dẫn bổ sung công văn 3213/BTC-KBNN của Bộ Tài chính.

Để chủ động và đảm bảo việc triển khai TABMIS đúng tiến độ và có kết quả, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tổ chức nghiên cứu kỹ các tài liệu (phụ lục) đính kèm, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án Cải cách quản lý Tài chính công, Ban triển khai TABMIS và các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện.

Quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản hồi về Ban triển khai TABMIS (số 32 Cát Linh, Hà Nội) để kịp thời phối hợp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- VP Bộ: Cục TH&TK TC; BQLDA CCQL TCC, TCCB, NSNN, CĐKT&KT
- Lưu: VT, KBNN.

TL. BỘ TRƯỞNG
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC




Nguyễn Thị Nhơn
Trưởng Ban triển khai TABMIS

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 9149/BTC-KBNN hướng dẫn công tác chuẩn bị triển khai hệ thống TABMIS do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 9149/BTC-KBNN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/07/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Thị Nhơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/07/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản