Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8974/BTNMT-KHTC | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Phúc đáp Công văn số 6968/CV-HĐTĐ ngày 28 tháng 8 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia ý kiến thẩm định đối với Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 6061/BTNMT-KHTC ngày 11 tháng 10 năm 2022 và Công văn số 6304/BTNMT-MT ngày 4/8/2023 gửi UBND tỉnh Điện Biên. Đề nghị cơ quan lập quy hoạch tiếp tục nghiên cứu để tiếp thu và giải trình các nội dung đã góp ý tại văn bản nêu trên.
2. Về hồ sơ quy hoạch tỉnh: Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Điện Biên cần tiếp tục được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung sau:
2.1. Về căn cứ pháp lý: Hiện báo cáo còn thiếu những căn cứ pháp lý liên quan đề nghị rà soát, bổ sung cập nhật ví dụ như: Nghị quyết số 78/NQ- CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Điện Biên; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội Khóa XV về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Luật Đo đạc và bản đồ; Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050...; bên cạnh đó rà soát, loại bỏ các văn bản đã hết hiệu lực thi hành vẫn đưa vào.
2.2. Về quan điểm về phát triển kinh tế và quan điểm bảo vệ môi trường: đề nghị lồng ghép nội dung phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế cac-bon thấp nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; bảo đảm an ninh môi trường gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
2.3. Về quản lý đất đai.
- Về số liệu hiện trạng sử dụng đất đề nghị rà soát, kiểm tra theo đúng số liệu diện tích hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của tỉnh,cập nhật đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo số liệu thống kê đất đai đến 31 tháng 12 năm 2020 theo đúng số Báo cáo số 95/BC-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2021, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp tại báo cáo số 04/BC-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2022. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về báo cáo, sự thống nhất hồ sơ và thực địa.
- Về đánh giá biến động sử dụng đất (đặc biệt là đất nông nghiệp,lâm nghiệp…) trên địa bàn tỉnh đề nghị rà soát đảm bảo phù hợp, logic với các phân tích đánh giá biến động của các loại đất chi tiết trong nhóm đất nông nghiệp, lâm nghiệp đảm bảo phản ánh đúng thực trạng và phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất đai qua các thời kỳ, thống nhất hồ sơ và thực địa. Hiện báo cáo mới chỉ nêu về phần số liệu, tuy nhiên chưa phân tích đánh giá biến động để làm nổi bật kết quả thực hiện ở kỳ trước, đề nghị bổ sung thêm nội dung này.
- Về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và phương án phân bổ đất đai đến năm 2030 theo đơn vị hành chính cấp huyện:
+ Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai tỉnh Điện Biên phải đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 05/03/2021.
+ Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất đến năm 2030 theo Dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cơ bản đã đảm bảo chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ có 24/25 chỉ tiêu sử dụng đất xác định bằng chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg; Có 1/25 chỉ tiêu sử dụng đất xác định cao hơn 104,67 ha cấp quốc gia phân bổ là chỉ tiêu đất đô thị; đề nghị giải trình và nêu rõ lý do, căn cứ điều chỉnh tăng thêm loại đất này.
+ Về chỉ tiêu đất quốc phòng, đất an ninh: Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức thẩm định. Để đảm bảo tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Quy hoạch, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để cập nhật diện tích đất quốc phòng, đất an ninh quy hoạch trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030.
- Đề nghị rà soát, chuẩn hóa chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng theo đúng quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22, điểm b khoản 7 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ và Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (hiện tỉnh đang để 05 chỉ tiêu sau thuộc chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng gồm: đất xây dựng kho dự trữ quốc gia; đất cơ sở tôn giáo; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải, nhưng theo quy định nêu trên thì 05 chỉ tiêu này là chỉ tiêu độc lập không thuộc chỉ tiêu đất phát triển hạ tầng).
- Phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát lại để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023.Đối với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ đã nêu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh đề nghị rà soát lại để đảm bảo phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2021.
- Về các khu chức năng đề nghị giải trình làm rõ căn cứ lập, đề xuất diện tích đất các khu sản xuất nông nghiệp, khu thương mại-dịch vụ, khu lâm nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triển công nghiệp, khu dân cư nông.
- Về diện tích cấp tỉnh xác định, xác định bổ sung: Các chỉ tiêu sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh xác định bổ sung trong quá trình lập quy hoạch tỉnh không được làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia phân bổ; rà soát lại các công trình, dự án trong thời kỳ quy hoạch để đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu sử dụng đất hoặc còn thiếu gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các nội dung có liên quan đến đất đai cần thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai.
- Tại Báo cáo tổng hợp,báo cáo đã nêu diện tích đất cần thu hồi; đề nghị bổ sung tổng hợp thành biểu nêu rõ diện tích các loại đất cần thu hồi đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
- Tại Báo cáo tổng hợp, báo cáo đã nêu diện tích đất cần chuyển mục đích; đề nghị nêu rõ diện tích các loại đất cần chuyển mục đích đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
- Đề nghị bổ sung rõ mục xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định tại điểm g khoản 7 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019.
- Về Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất: Đề nghị cơ quan lập quy hoạch cần rà soát kỹ và thể hiện đầy đủ địa điểm, vị trí, ranh giới, diện tích các công trình, dự án trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 lên Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch khác có liên quan; không để xảy ra chồng lấn ranh giới, diện tích với các công trình, dự án khác. Cần thực hiện theo đúng quy định tại Mục IX Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật về bản đồ; Hướng dẫn tại Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Bô Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Trong kỳ quy hoạch cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 và xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai cần rà soát lại, phân tích, làm rõ nguồn lực vốn đầu tư, giải pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất lớn trong kỳ quy hoạch.
- Tại bảng 110 (trang 711), Tỉnh có đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ đến năm 2030. Tuy nhiên số liệu báo cáo tính toán phân bổ chỉ tiêu các loại đất đến đơn vị hành chính cấp huyện cơ bản đang tuân thủ theo các chỉ tiêu phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg. Đề nghị kiểm tra rà soát.
- Thực hiện Công điện số 360/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021-2025 đã phân bổ cho các địa phương (trong đó có tỉnh Điện Biên).
- Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội), Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội) và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, rà soát nhu cầu tổng hợp hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu tổng hợp, việc đề xuất đưa các chỉ tiêu sử dụng đất vào quy hoạch tỉnh đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất theo quy hoạch; đảm bảo tính khả thi trên cơ sở nguồn lực, khả năng thu hút đầu tư của địa phương, tránh quy hoạch treo.
- Triển khai lập, trình phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan rà soát các nội dung Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: thông tin, số liệu, bảng biểu, chỉ tiêu sử dụng đất, bản đồ, cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh và báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định.
2.4. Về quản lý môi trường:
- Bổ sung mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thực hiện mục tiêu tổng quát như mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu về bảo vệ môi trường, về an ninh quốc phòng như: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định,…và lộ trình thực hiện để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Phụ lục I, Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời, bổ sung mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom để thực hiện mục tiêu nêu tại Quyết định số 491/QĐ-TTg và Nghị quyết số 81/2023/QH15 nêu trên) nhằm triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.
- Về nội dung xử lý, tích hợp nội dung Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong Quy hoạch: Xem xét bỏ nội dung này vì đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành đồng thời với quá trình lập Quy hoạch và đã có Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đối với nội dung đánh giá hiện trạng quản lý chất thải: Đề nghị bổ sung thông tin liên quan đến hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải y tế, chất thải nguy hại (CTNH) trên địa bàn tỉnh Điện Biên dựa trên số liệu mới nhất (hiện nay báo cáo sử dụng số liệu năm 2015 là quá lạc hậu); đánh giá năng lực của các cơ sở xử lý chất thải hiện có trên địa bàn tỉnh và khả năng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay. Chưa dự tính lượng chất thải phát sinh trong từng giai đoạn quy hoạch, dẫn đến chưa đánh giá được mức độ đáp ứng của các khu xử lý chất thải rắn hiện hữu.
- Đối với nội dung phương án quy hoạch các khu xử lý chất thải tập trung: Làm rõ mục tiêu phân loại, thu gom, xử lý đối với từng đối tượng cụ thể (CTRSH đô thị, CTRSH nông thôn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, CTNH…), phương án sắp xếp không gian phát triển (vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và liên huyện…) và phân bổ nguồn lực thực hiện định hướng bảo vệ môi trường (hạ tầng xử lý chất thải rắn).
- Đề nghị xem lại tính khả thi của mục tiêu: “tỷ lệ CTNH được xử lý đạt 100% đến năm 2030”; tham khảo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để điều chỉnh cho phù hợp.
- Về định hướng thu gom, xử lý một số loại hình chất thải rắn: đề nghị bổ sung định hướng thu gom, xử lý đối với chất thải thực phẩm trong CTRSH, việc phân loại CTRSH cần thực hiện cả ở khu vực đô thị và khu vực nông thôn; rà soát công nghệ và phạm vi phục vụ đối với CTNH và chất thải y tế tại Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên Púng Min (Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
Tuy nhiên, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch mới nêu ra các địa điểm quy hoạch khu xử lý chất thải mà chưa nêu rõ quy mô, các khu này được quy hoạch để xử lý chất thải trên địa bàn nội tỉnh hay có tính đến các chất thải công nghiệp, CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh khác. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung để có đề xuất phương án quy hoạch phù hợp).
- Bổ sung thông tin hiện trạng chất lượng môi trường (đất, nước, không khí…) và các tác động, sức ép từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh; bổ sung định hướng quản lý chất lượng môi trường không khí, đất, sông, hồ nội tỉnh trước các tác động từ quá trình triển khai Quy hoạch đến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, đảm bảo quy hoạch cấp tỉnh phải lồng ghép, tích hợp các quy hoạch có liên quan, xác định rõ các khu xử lý chất thải rắn và hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung theo từng giai đoạn, phù hợp với định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch chuyên ngành quốc gia.
- Bổ sung thông tin về mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, sự phù hợp và đồng bộ với quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bổ sung các điểm, trạm quan trắc cảnh báo rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, quan trắc phóng xạ.
- Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất tại địa phương để thực hiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường sau khi Quy hoạch được phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Quy hoạch năm 2017: quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy hoạch cấp quốc gia đã và đang được lập, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đã họp hội đồng thẩm định, đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…Vì vậy, cần làm rõ các vấn đề có liên quan chưa được xác định để đề xuất định hướng xử lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, trong đó có nội dung liên quan đến sự phù hợp của phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quan trắc môi trường trong Quy hoạch tỉnh với định hướng phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp về quan trắc môi trường trong Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.
2.5. Về khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
- Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó danh sách các trạm KTTV quốc gia tại các tỉnh/thành phố (có tỉnh Điện Biên). Do đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét, cập nhật danh sách trạm KTTV quốc gia trên địa bàn tỉnh (sau khi được phê duyệt) để tránh trùng lặp khi quy hoạch trạm chuyên dùng của tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
- Đề nghị xem xét việc đảm bảo hành lang kỹ thuật đối với các công trình KTTV quốc gia trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP.
- Tại Phần II, Mục 3 “Nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu” (trang 111): Đề nghị lưu ý cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2016 và cập nhật mới năm 2020 làm căn cứ để đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực. Đồng thời, cập nhật nguồn tài liệu của số liệu KTTV sử dụng trong Báo cáo, nêu rõ thời gian của chuỗi số liệu sử dụng.
- Thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, xác định các phương án tổ chức không gian và giải pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
2.6. Quản lý Tài nguyên nước.
Đề nghị tiếp thu, giải trình các ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6061/BTNMT-KHTC ngày 11 tháng 10 năm 2022. Đặc biệt đối với các nội dung quan trọng như: phân vùng chức năng của nguồn nước; lượng nước có thể khai thác, sử dụng; dòng chảy tối thiểu; nhu cầu khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch...
2.7. Về địa chất và khoáng sản.
- Đối với các điểm mỏ khoáng sản nêu tại Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tỉnh Điện Biên thuộc Báo cáo tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh Điện Biên rà soát, chỉ lập quy hoạch đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản. Đối với các khu vực khoáng sản (không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn) đã phát hiện (hoặc đang được Nhà nước điều tra, đánh giá), chưa được giao cho tỉnh quản lý, đề nghị thống kê diện tích và đưa vào khu vực bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tỉnh. Các khu vực khoáng sản có quy mô nhỏ lẻ, phân tán chỉ được bổ sung vào quy hoạch tỉnh khi được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Qua rà soát, các khu vực khoáng sản tại Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Điện Biên không chồng lấn với các khu vực khoáng sản trong Quy hoạch khoáng sản chung cả nước. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp còn hiệu lực.
- Hiện nay, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đang được Bộ Xây dựng lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên thống kê các khu vực đã được bổ sung vào quy hoạch Trung ương để đưa ra số liệu dự báo về sử dụng đất đai, lao động, phát triển hạ tầng,... nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, tránh chồng lấn với các khu vực quy hoạch khoáng sản của tỉnh và cập nhật vào phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tỉnh theo quy định.
2.8. Về đo đạc và bản đồ.
- Theo quy định tại Điều 41, Luật Quy hoạch cũng như tại điểm b khoản 5 Điều 41 và khoản 1 Điều 47 của Luật Đo đạc và bản đồ việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch cần được thực hiện trên cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đã được chuẩn hóa và cập nhật, do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Do vậy cần bổ sung thêm vào Báo cáo tổng hợp nội dung khai thác, sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia để phục vụ nhiệm vụ lập Quy hoạch nêu trên.
- Về hệ thống bản đồ dùng trong quy hoạch: Đến thời điểm hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được công văn đề nghị cung cấp dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia của tỉnh Điện Biên, do vậy để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Luật đo đạc và bản đồ, đề nghị địa phương giải trình, làm rõ nguồn gốc bản đồ nền dùng để thành lập hệ thống bản đồ quy hoạch của tỉnh.
- Sau khi rà soát, đảm bảo đúng nguồn gốc bản đồ theo quy định, bổ sung ghi chú cho bản đồ quy hoạch mục Nguồn dữ liệu: “Nguồn cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỉnh Điện Biên do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp” để đảm bảo tính pháp lý theo quy định. Ngoài ra xem lại Bản đồ vị trí và liên hệ vùng chưa có tỷ lệ bản đồ theo quy định.
- Bổ sung thêm quy định vào trong Dự thảo báo cáo tổng hợp, sau khi hoàn thành phải thực hiện việc kết nối dữ liệu bản đồ quy hoạch nêu trên với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Đo đạc và bản đồ. Sản phẩm bản đồ quy hoạch phải ở định dạng GeoTiff hoặc GeoPDF để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ và sử dụng chung với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia khác.
3. Về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC):
Đề nghị chỉnh sửa lại tên của Báo cáo ĐMC theo hướng dẫn tại Biểu mẫu 01b, Phụ lục II của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3.1. Mở đầu:
Mục 1.3.1. Chiến lược và quy hoạch quốc gia: Bổ sung các quy hoạch có liên quan: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số: 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội); Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1622/QĐ- TTg ngày 27 tháng 12 năm 2023); Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 39/2021 ngày 13 tháng 1 năm 2021 của Quốc hội); Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 (Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).
Rà soát, bỏ các văn bản hết hiệu lực thi hành như Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Chương 1: Tóm tắt nội dung Quy hoạch:
Mục 1.3.4. Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa chiến lược, quy hoạch được đề xuất với các quy hoạch khác có liên quan: Tại Bảng 1.1. cần nêu rõ nội dung nào trong Quy hoạch tỉnh phù hợp với các nội dung trong các quy hoạch, chiến lược có liên quan đã liệt kê tại mục 1.3 (quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển …).
3.3. Chương 2:
Mục 2.1.1. Phạm vi không gian: xem xét, bổ sung phạm vi tác động đến các tỉnh giáp ranh thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
3.4. Chương 3:
- Mục 3.1.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường đã lựa chọn: Đề nghị nêu chi tiết các quan điểm, mục tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đề cập trong các văn bản chính sách như: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; Chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu và các văn bản có liên quan khác như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 24/NQ-TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững các đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, …
- Mục 3.1.2. Đánh giá sự phù hợp của Quy hoạch với quan điểm: Đề nghị lập bảng thể hiện quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Điện Biên, các văn bản có quan điểm, mục tiêu tương ứng và kết quả đánh giá sự phù hợp.
- Mục 3.2. Những vấn đề môi trường chính: Báo cáo đã lựa chọn 04 vấn đề môi trường chính, cụ thể: 1) Nguy cơ suy giảm chất lượng nước; 2) Nguy cơ suy giảm chất lượng không khí; 3) Nguy cơ ô nhiễm môi trường đất; 4) Nguy cơ gia tăng chất thải rắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn các vấn đề môi trường chính cần căn cứ trên diễn biến các thành phần môi trường trong thời gian vừa qua tại địa phương và phương án phát triển các lĩnh vực được nêu trong dự thảo Quy hoạch tỉnh. Cụ thể:
+ Tại mục 3.2.2 có nêu chất lượng môi trường đất chưa bị ô nhiễm mà chỉ bị thoái hóa đất, suy giảm độ phì nhiêu nên việc lựa chọn tên vấn đề môi trường chính là “nguy cơ ô nhiễm môi trường đất” là chưa phù hợp.
+ Tại mục 2.2.1. Thành phần môi trường có nêu chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Điện Biên khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép và định hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh lại chủ yếu tập trung phát triển chế biến nông lâm sản, năng lượng tái tạo, ngành sử dụng công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường nên lựa chọn vấn đề ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề môi trường chính cũng không phù hợp. Ngoài ra, việc suy giảm chất lượng môi trường không khí là vấn đề mang tính cục bộ, không phản ánh đúng hiện trạng diễn biến các thành phần môi trường, vấn đề môi trường có tính tích cực và tiêu cực của Quy hoạch tỉnh.
+ Xem xét, đổi tên vấn đề môi trường “Nguy cơ gia tăng chất thải rắn” thành “Suy giảm chất lượng môi trường do gia tăng chất thải rắn” bởi việc gia tăng chất thải rắn là công tác quản lý môi trường.
+ Dự thảo Quy hoạch dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng 8.676,69 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông có thể nghiệp dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng rủi ro do tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học, tai biến thiên nhiên lại chưa được xem xét, đánh giá.
- Mục 3.4.2. Đánh giá tác động của Quy hoạch đến biến đổi khí hậu: Đề nghị bổ sung đánh giá tác động của Quy hoạch đến năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các ngành, lĩnh vực.
3.5. Chương 4: Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính.
+ Rà soát lại các giải pháp trên cơ sở các vấn đề môi trường chính đã được lựa chọn và đánh giá tác động.
+ Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch: bổ sung nội dung liên quan đến nguồn lực cần thiết (nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát); bổ sung nội dung báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch, thực hiện chương trình quản lý môi trường và kết quả giám sát môi trường đến cơ quan phê duyệt Quy hoạch.
+ Đề nghị bổ sung lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Khí tượng thủy văn; trong đó, nội dung giám sát biến đổi khí hậu được thực hiện theo Điều 33 của Luật Khí tượng thủy văn.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1289/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 5Luật đất đai 2013
- 6Luật khí tượng thủy văn 2015
- 7Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn
- 8Luật Quy hoạch 2017
- 9Luật Đo đạc và bản đồ 2018
- 10Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 11Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Điện Biên do Chính phủ ban hành
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Nghị quyết 55-NQ/TW năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Nghị định 48/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khí tượng thuỷ văn
- 15Quyết định 301/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 18Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 19Thông tư 01/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 21Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 896/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Nghị quyết 138/NQ-CP năm 2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 1622/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành
- 27Công điện 360/CĐ-TTg năm 2023 về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 28Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Thông tư 04/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 31Quyết định 866/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 2729/QĐ-BTNMT năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 33Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 34Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 1289/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 8974/BTNMT-KHTC năm 2023 về tham gia ý kiến thẩm định đối với Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 8974/BTNMT-KHTC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/10/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Trần Quý Kiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra