Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 852/CYT-YTDP | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa GTVT; |
Ngày 29/12/2021, Bộ Y tế có Công văn số 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Hiện nay, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố. Nhằm tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đảm bảo nguồn nhân lực làm việc, Cục Y tế Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan, đơn vị phổ biến thông tin về định nghĩa ca bệnh (F0), người tiếp xúc gần (F1) tới cán bộ, nhân viên y tế, người lao động của đơn vị mình và tổ chức thực hiện giám sát bệnh Covid-19 với các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:
1. Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (PCR).
b) Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
c) Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
d) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
2. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
a) Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
b) Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2m hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
c) Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2m hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
d) Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30.
3. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:
a) Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
b) Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
c) Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (trừ trường hợp nêu tại mục 1, điểm b, c và d).
Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1):
- Người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Cục Y tế GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 159/KCB-NV năm 2020 về chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm CoViD-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 2Công văn 1145/VPCP-KGVX năm 2020 thực hiện việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 1662/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường rà soát công tác tiêm vắc xin; quản lý, điều trị người bị nhiễm COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Công văn 14127/BGTVT-CYT năm 2021 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và tiếp xúc gần do Bộ Y tế ban hành
- 1Công văn 159/KCB-NV năm 2020 về chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm CoViD-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 2Công văn 1145/VPCP-KGVX năm 2020 thực hiện việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 1662/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường rà soát công tác tiêm vắc xin; quản lý, điều trị người bị nhiễm COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Công văn 11042/BYT-DP năm 2021 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 14127/BGTVT-CYT năm 2021 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và tiếp xúc gần do Bộ Y tế ban hành
Công văn 852/CYT-YTDP năm 2021 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 852/CYT-YTDP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Phạm Tùng Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra