- 1Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 21-CT/TW năm 2012 đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 5Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2020 về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 437/QĐ-TTg năm 2020 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 84/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 7Kết luận 77-KL/TW năm 2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Nghị quyết 122/2020/QH14 về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8299/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Từ đầu năm đến nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá xảy ra trên diện rộng; dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước ủng hộ, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn; vì vậy, tình hình đến nay đã có những chuyển biến rất tích cực: Đại dịch cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt của người dân dần trở lại bình thường, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, diễn biến của đại dịch trên thế giới còn phức tạp, nguy cơ tái bùng phát cao. Ở trong nước, kinh tế tăng trưởng chậm lại, tiến độ thu ngân sách đạt thấp do hoạt động sản xuất - kinh doanh suy giảm, giá dầu thô giảm sâu và phải điều chỉnh chính sách thu ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Trong khi đó, để thực hiện mục tiêu kép “vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, chi ngân sách bên cạnh đáp ứng nguồn lực cho chi đầu tư phát triển (bao gồm cả kế hoạch năm 2019 chuyển sang) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo dự toán, còn phải ưu tiên cho các hoạt động ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ trực tiếp cho người dân, dự kiến cân đối ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách trung ương, cả năm sẽ khó khăn.
Căn cứ Kết luận số 77-KL/TW ngày 5 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 122/2020/QH14 kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước đã đề ra, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; số 37/NQ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2020 về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và số 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 437/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cùng các quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung quan trọng sau:
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu ngân sách theo quy định; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư mới, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, từ đó quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo dự toán Quốc hội quyết định.
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, Hải quan, tăng cường quản lý thu; chống thất thu, chống chuyển giá; quản lý chặt chẽ hoàn thuế, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; dừng thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp nếu không phát hiện dấu hiệu vi phạm thuế; dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn để có giải pháp chỉ đạo, điều hành thu phù hợp; phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020.
Điều hành chi đầu tư gắn với tiến độ một số khoản thu dành để chi đầu tư (tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết...). Chủ động dự kiến số vượt thu từ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết để bổ sung vốn cho các dự án đã có trong dự toán nhưng do thu cân đối ngân sách khó khăn chưa kịp bố trí đủ dự toán.
b) Tập trung chỉ đạo, thực hiện việc tái cấu trúc, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở rộng các phương thức bán cổ phần (kể cả bán toàn bộ doanh nghiệp), phấn đấu đảm bảo số thu từ cổ phần, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo dự toán.
2. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; tập trung tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng, đấu thầu,... tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ dự án.
Theo dõi sát tiến độ triển khai và giải ngân các dự án đầu tư trên địa bàn, chủ động đề xuất cắt giảm, điều chuyển kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước từ các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, kể cả việc điều chuyển vốn giữa các Sở, Ủy ban nhân dân cấp dưới, trình cấp có thẩm quyền để thực hiện.
3. Chỉ đạo các cấp ngân sách và các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, cụ thể như sau:
a) Cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của năm 2020: Căn cứ dự toán chi năm 2020 đã giao cho từng cơ quan, đơn vị đối với kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước; số đã thực chi cho nội dung trong 6 tháng đầu năm, cơ quan tài chính từng cấp ở địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị dự toán xác định số cắt giảm đảm bảo tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của năm 2020.
b) Thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2020:
Số kinh phí tiết kiệm thêm = (A-B-C-D) x 10%.
Trong đó:
A: Là dự toán chi thường xuyên năm 2020 được cấp có thẩm quyền giao.
B: Tổng quỹ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, tiền công và các khoản chi khác cho con người theo chế độ của cả năm 2020.
C: Tổng dự toán các khoản chi thường xuyên không thực hiện cắt giảm, gồm:
- Số tiết kiệm 10% dành để cải cách tiền lương đã giao cho các cơ quan đơn vị đầu năm;
- Vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA, các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu (phần vốn sự nghiệp) do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định;
- Kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định; kinh phí sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của Trung ương;
- Kinh phí để triển khai các nhiệm vụ chi phòng, chống và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí chi hoạt động kinh tế, sự nghiệp đảm bảo môi trường;
- Chi từ nguồn vốn ngoài nước;
- Kinh phí mua sắm trang phục ngành, kinh phí thuê trụ sở;
- Kinh phí tổ chức hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước.
D: Các khoản chi thường xuyên thực tế đã chi 6 tháng đầu năm.
c) Căn cứ hướng dẫn xác định số cắt giảm và số tiết kiệm thêm nêu tại điểm a và b nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị dự toán liên quan xác định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Cơ quan tài chính các cấp chủ tri, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xác định số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm; trên cơ sở đó tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp cuối năm, đồng thời báo cáo cơ quan tài chính cấp trên. Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 30/7/2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
d) Căn cứ quyết định cắt giảm và tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên còn lại của năm 2020 của Ủy ban nhân dân các cấp; Kho bạc Nhà nước thực hiện giữ lại tại ngân sách các cấp đối với số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm thêm được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các cơ quan, đơn vị chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách có thể thực hiện điều chỉnh phân bổ phần ngân sách còn lại để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng đã được giao.
Đối với các cơ quan, đơn vị chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại, thu nghiệp vụ: Căn cứ quyết định cắt giảm dự toán chi thường xuyên của cơ quan chủ quản, các cơ quan, đơn vị thực hiện nộp kinh phí cắt giảm, tiết kiệm vào ngân sách nhà nước (tiểu mục 4949) trước ngày 30/9/2020.
Việc sử dụng số kinh phí cắt giảm và tiết kiệm thêm được thực hiện theo quyết định của các cấp có thẩm quyền. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn để các địa phương thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu, điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, trong đó:
a) Chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương còn dư theo quy định) và sử dụng nguồn ngân sách trung ương bổ sung (nếu có) để thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành; không để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chế độ, chính sách trên địa bàn.
b) Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên cân đối ngân sách trung ương năm 2020 khó khăn, vì vậy, trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong khi vẫn phải chi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành sử dụng các nguồn lực của mình theo quy định để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương. Cụ thể:
- Huy động nguồn dự phòng ngân sách địa phương và tối đa phần còn lại của 70% số dư Quỹ dự trữ tài chính đầu năm 2020 (sau khi đã sử dụng theo chế độ quy định để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19).
- Huy động nguồn kết dư ngân sách địa phương, phần tăng thu ngân sách địa phương năm 2019 chuyển nguồn sang năm 2020 sau khi đã dành nguồn để cải cách tiền lương theo quy định (nếu có) và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định.
- Trường hợp địa phương có nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết vượt lớn so với dự toán, Ủy ban nhân dân xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp sử dụng nguồn tăng thu này để đảm bảo nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong cân đối dự toán ngân sách địa phương năm 2020 khi nguồn thu ngân sách từ thuế, phí bị hụt so với dự toán.
- Trường hợp còn nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách địa phương... của các năm trước dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để bù đắp cân đối ngân sách địa phương, khi đó các địa phương báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.
- Sau khi đã sử dụng các nguồn lực nêu trên mà vẫn không đảm bảo bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán năm 2020.
Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về phương án điều hành cân đối ngân sách địa phương tại kỳ họp gần nhất theo đúng quy định Khoản 3 Điều 52 và Khoản 1 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
c) Trong quá trình điều hành, trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, thì thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật ngân sách nhà nước và điều 36 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
5. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên,...; thực hiện các kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán:
a) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh, kiểm tra, kiểm toán đối với những trường hợp vi phạm, gây lãng phí tiền, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Tài chính hướng dẫn để Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 388/QĐ-BTC năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 982/QĐ-BTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 63/2020/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 21-CT/TW năm 2012 đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 5Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2018 về chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2020 về chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 437/QĐ-TTg năm 2020 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 388/QĐ-BTC năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 84/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 13Kết luận 77-KL/TW năm 2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Quyết định 982/QĐ-BTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 63/2020/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, hoạt động của Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Nghị quyết 122/2020/QH14 về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Công văn 8299/BTC-NSNN về đẩy mạnh thực hiện giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách địa phương những tháng cuối năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 8299/BTC-NSNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/07/2020
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực