Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 810/BVHTTDL-VP | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri có ý kiến về việc hiện nay chi phí chi trả cho việc thuê các huấn luyện viên thể thao nước ngoài quá cao, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Cử tri kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có giải pháp đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực của các huấn luyện viên trong nước để đáp ứng được yêu cầu huấn luyện các bộ môn thể dục thể thao cấp quốc gia, tham gia các giải quốc tế nhằm hạn chế tối đa chi phí thuê huấn luyện viên nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Trong những năm qua, dù đã được Nhà nước quan tâm, tuy nhiên do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành Thể dục, thể thao chưa được đầu tư đồng bộ, điều kiện tập luyện một số môn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu các chuyên gia giỏi ở các môn thể thao Olympic. Nhưng với sự cổ vũ, động viên của người hâm mộ, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó của các vận động viên, huấn luyện viên, thể thao thành tích cao Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc. Từ năm 2010 đến 2020, Thể thao Việt Nam có bước phát triển đáng ghi nhận. Đặc biệt là thành tích tại các Đại hội trong khu vực, châu lục và thế giới (SEA Games, Asiad và Olympic). Đó là kết quả của 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có vai trò đóng góp rất đáng kể của các chuyên gia nước ngoài.
Quá trình hội nhập của thể thao các nước nói chung và thể thao Việt Nam nói riêng cần thiết có sự đóng góp của chuyên gia giỏi tới từ các nước có nền thể thao phát triển. Thực tế, thời gian qua, với điều kiện và nguồn lực có hạn, chúng ta chỉ có thể thuê được một số chuyên gia giỏi ở một vài môn thể thao trọng điểm. Việc thuê chuyên gia, huấn luyện viên nước ngoài phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ, đảm bảo chỉ tiêu thành tích đặt ra và theo mức lương phù hợp với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035” được phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nội dung bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên thể thao thành tích cao ở trong nước và nước ngoài.
Cùng với đó, hiện Ngành thể thao Việt Nam chủ động thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức thể thao quốc tế, trong đó có nội dung hợp tác trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nâng cao trình độ cho các huấn luyện viên.
Đây là giải pháp để giải quyết việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 15/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 223/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 15/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Công văn 810/BVHTTDL-VP năm 2022 về giải pháp đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực của các huấn luyện viên thể thao do Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành
- Số hiệu: 810/BVHTTDL-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra