Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 800/VKSTC-V15 | Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2021 |
Kính gửi: | - Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương; |
Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-VKSTC ngày 26/02/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 16/KH-VKSTC), VKSND tối cao hướng dẫn một số nội dung sau đây:
1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và viện trưởng VKSND cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị thực hiện:
- Phổ biến, quán triệt Kế hoạch số 16/KH-VKSTC đến công chức, viên chức trong đơn vị để thống nhất triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Lập danh sách đăng ký cử công chức, viên chức đi học theo Kế hoạch số 16/KH-VKSTC và dự kiến kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tại địa phương, đơn vị gửi về Vụ Tổ chức cán bộ; đồng thời gửi bản mềm các danh sách này về địa chỉ: phongquanlydaotaov15@gmail.com (Kế hoạch số 16/KH-VKSTC; mẫu danh sách đăng ký cử công chức, viên chức đi học và kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tại địa phương, đơn vị được đăng tải tại mục Thông báo trên website vksndtc.gov.vn).
Lưu ý: Các văn bản gửi qua email đề nghị ghi rõ tên đơn vị và theo mẫu: Tiêu đề email: VKSND tỉnh/thành phố... Tên file đính kèm: VKSND tỉnh/thành phố... Kế hoạch tổ chức các lớp tại địa phương/Danh sách đăng ký cử công chức, viên chức tham gia các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng năm 2021.
- Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tăng cường kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức được cử đi học.
2. Về đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Để thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 303/QĐ-VKSTC ngày 25/8/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao, đề nghị các đơn vị trong Ngành đăng ký cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện; trong đó:
- Đối tượng cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát gồm những công chức, viên chức thuộc biên chế của VKSND các cấp, đã tốt nghiệp đại học Luật và đã được công nhận hết thời gian tập sự.
- Đối tượng cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành gồm những công chức, viên chức đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm:
- Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-VKSTC để xây dựng và triển khai chương trình công tác và kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021.
- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống giáo trình, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm phù hợp với những quy định mới của pháp luật để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
- Xây dựng kế hoạch cử giảng viên đi công tác thực tế tại VKSND địa phương; báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về cơ chế thu hút giảng viên kiêm chức ở trong và ngoài Ngành, nhất là những Kiểm sát viên có kinh nghiệm thực tiễn; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên kiêm chức để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tốt Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của VKSND giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
- Không tiếp nhận đào tạo, bồi dưỡng những công chức, viên chức không được VKSND tối cao triệu tập, không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
- Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về: Kỹ năng hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; Kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính đối với các quyết định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai... cho Kiểm sát viên trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp của VKSND các cấp (trừ lãnh đạo VKSND cấp tỉnh và tương đương trở lên). Theo đó, các cơ sở đào tạo của Ngành chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng trình Hội đồng thẩm định VKSND tối cao theo quy định.
Căn cứ chương trình bồi dưỡng do VKSND tối cao ban hành, các cơ sở đào tạo của Ngành sẽ đặt bài các chuyên gia và mời các chuyên gia này tham gia giảng dạy (gồm giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Ngành, Trường Đại học Luật, Học viện Cảnh sát nhân dân...; các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm thực tiễn của ngành Kiểm sát, Công an, Tòa án...).
4. Về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tại địa phương, đơn vị
Để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng theo quy định bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức (tối thiểu 05 ngày/năm), VKSND địa phương, đơn vị căn cứ nhu cầu thực tế về việc nâng cao chất lượng công tác và nguồn kinh phí được cấp, các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phối hợp với các cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo của Ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý tại địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành, đề nghị VKSND địa phương, đơn vị có văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước thời gian dự kiến mở lớp 01 tháng về kế hoạch mở lớp bồi dưỡng tại chỗ và báo cáo kết quả tổ chức lớp bồi dưỡng theo quy định.
5. Về việc cử giảng viên thỉnh giảng
Các đơn vị trong Ngành cần tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức của đơn vị là giảng viên thỉnh giảng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của Ngành. Đồng thời, tiếp tục giới thiệu những công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, khả năng giảng dạy, nhất là những Kiểm sát viên có kinh nghiệm để làm giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của Ngành.
6. Về việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ nguồn kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, các đơn vị trong Ngành cần thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước Ngành về việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Nhận được công văn này, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo
- 3Quyết định 524/QĐ-UBDT năm 2020 về Kế hoạch sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 771/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Kế hoạch 70/KH-VKSTC năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Kế hoạch 14/KH-VKSTC về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo
- 3Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 524/QĐ-UBDT năm 2020 về Kế hoạch sơ kết 03 năm thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 771/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo
- 6Kế hoạch 16/KH-VKSTC về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Kế hoạch 70/KH-VKSTC năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Kế hoạch 14/KH-VKSTC về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Công văn 800/VKSTC-V15 hướng dẫn thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 800/VKSTC-V15
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/03/2021
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Tăng Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra