Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 772/AIDS-ĐT | Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2019 |
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh/thành phố.
Ngày 26/10/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BYT về Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) và khám chữa bệnh BHYT liên quan đến HIV/AIDS. Theo đó, trước ngày 31/12/2019, người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV từ quỹ khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh không phải là cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu cần thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo quy định. Tuy nhiên, đến nay một số bệnh viện tuyến tỉnh vẫn chưa thực hiện chuyển tuyến này. Đồng thời từ năm 2020, PEPFAR và Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét sẽ dừng viện trợ thuốc ARV cho trên 50.000 bệnh nhân HIV/AIDS. Người bệnh đang điều trị thuốc ARV nguồn viện trợ sẽ phải tiếp tục sử dụng thuốc ARV từ nguồn BHYT.
Nhằm hỗ trợ người nhiễm HIV được điều trị liên tục thuốc ARV và dịch vụ điều trị HIV/AIDS khác từ nguồn BHYT, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:
1. Các bệnh viện tuyến tỉnh và các cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS trên địa bàn thực hiện chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV đang điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn đính kèm công văn này trước ngày 31/12/2019.
2. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và báo cáo kết quả chuyển tuyến của các cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS trên địa bàn về Sở Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS trước ngày 10/02/2020.
Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, đề nghị liên hệ với Cục Phòng, chống HIV/AIDS để thống nhất giải quyết. Cán bộ liên hệ: BS Vũ Đức Long, điện thoại 0243 7367144.
Trân trọng cảm ơn./.
| CỤC TRƯỞNG |
CHUYỂN TUYẾN KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH
(Ban hành kèm theo công văn số 772/AIDS-ĐT ngày 10 tháng 9 năm 2019)
Ngày 31/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1125/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016-2020. Theo đó, từ năm 2019, thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) được cung cấp từ nguồn Bảo hiểm y tế (BHYT). Thuốc ARV từ nguồn ngân sách nhà nước được cung cấp cho các trường hợp chưa thanh toán được từ nguồn BHYT. Từ năm 2020, Quỹ PEPFAR dừng viện trợ thuốc ARV cho 38.000 người nhiễm HIV. Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giảm viện trợ thuốc ARV Điều trị cho người nhiễm HIV từ 51.000 người năm 2019 xuống còn 40.700 người vào cuối năm 2020. Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục viện trợ thuốc ARV điều trị cho trẻ em năm 2020. Các trường hợp không tiếp tục được dự án quốc tế viện trợ thuốc ARV sẽ được chuyển giao sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT.
Ngày 26/10/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS. Theo đó, đối với các trường hợp người bệnh đang điều trị thuốc ARV tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh thành phố nơi không phải cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu, được tiếp tục được điều trị tại các cơ sở này đến hết ngày 31/12/2019. Từ ngày 01/01/2020, để được điều trị thuốc ARV nguồn BHYT, người bệnh HIV/AIDS điều trị tại các bệnh viện này cần chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định.
Các văn bản hướng dẫn liên quan:
1. Nghị định 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Thông tư 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh BHYT liên quan đến HIV/AIDS.
3. Thông tư 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 hướng dẫn quản lý điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV.
4. Thông tư 40/2015/TTBYT ngày 16/11/2015 hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.
5. Thông tư 14/2014/TTBYT ngày 14/4/2014 quy định chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hướng dẫn chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhằm hỗ trợ người bệnh được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS nguồn BHYT, bao gồm thuốc ARV, từ ngày 1/1/2020.
1. Các phương án chuyển tuyến KCB BHYT:
Chuyển tuyến KCB BHYT cho người bệnh HIV/AIDS bao gồm:
- Chuyển người bệnh từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh về cơ sở KCB BHYT ban đầu hoặc cơ sở KCB BHYT phù hợp với người bệnh.
- Chuyển tuyến người bệnh từ cơ sở KCB BHYT ban đầu của người bệnh lên bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương một năm một lần.
- Chuyển tuyến người bệnh KCB BHYT cùng tuyến.
2. Nguyên tắc thực hiện:
- Đảm bảo người bệnh HIV/AIDS sau khi chuyển tuyến không bị gián đoạn điều trị thuốc ARV và được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh nguồn BHYT, bao gồm thuốc ARV
- Người bệnh được theo dõi, quản lý sau chuyển tuyến, đảm bảo người bệnh HIV được chuyển tuyến thành công.
3. Thời gian thực hiện chuyển tuyến:
Thực hiện từ 01/9/2019 và hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
4. Tiêu chí chuyển tuyến
4.1. Cơ sở thực hiện chuyển:
Là các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh điều trị cho người nhiễm HIV.
Lưu ý:
Trong năm 2020, các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh sau vẫn tiếp tục nhận thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV từ nguồn viện trợ PEPFAR và Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Việt Nam - Thụy điển Uông Bí, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Da liễu tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa.
Người nhiễm HIV muốn tiếp tục điều trị tại các bệnh viện trên để được Quỹ BHYT thanh toán các dịch vụ KCB liên quan, bao gồm xét nghiệm tải lượng HIV thì phải có giấy chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định.
4.2. Cơ sở tiếp nhận:
- Là cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT ban đầu của người bệnh hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB BHYT ban đầu của người bệnh.
- Có thuốc ARV phù hợp với phác đồ thuốc ARV người bệnh đang điều trị.
4.3. Người bệnh cần chuyển tuyến:
- Là người bệnh từ 16 tuổi trở lên đang điều trị HIV/AIDS tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh nơi người bệnh không đăng ký KCB BHYT ban đầu
- Không có giấy chuyển tuyến phù hợp để được tiếp tục điều trị HIV/AIDS nguồn BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh nơi họ đang điều trị.
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN TUYẾN:
1. Quy trình chuyển tuyến: Chuyển tuyến thực hiện theo các bước như sau:
Các bước | Nội dung | Mô tả chung |
Bước 1 | Lập kế hoạch chuyển tuyến | - Thông báo cho người bệnh về lý do cần chuyển. - Thu thập phương án chuyển tuyến của từng người bệnh: 1) chuyển về tuyến dưới; 2) chuyển tuyến một năm một lần từ tuyến dưới lên. - Lập Kế hoạch chuyển tuyến gồm các thông tin: 1) Số lượng, danh sách người bệnh cần chuyển theo từng phương án chuyển; Số lượng, danh sách người bệnh cần chuyển và cơ sở tiếp nhận đối với người bệnh lựa chọn phương án chuyển về cơ sở KCB BHYT phù hợp; 2) Thời điểm thực hiện chuyển tuyến - Gửi Kế hoạch chuyển tuyến về cơ quan đầu mối phòng, chống HIV tỉnh/thành phố. |
Bước 2 | Thực hiện chuyển tuyến | Thực hiện chuyển tuyến theo Kế hoạch Trường hợp người bệnh chuyển tuyến một năm một lần từ tuyến dưới lên: thực hiện từ ngày 01/01/2020. |
Bước 3 | Theo dõi sau chuyển tuyến và báo cáo | Tiếp nhận phản hồi hoặc chủ động thu thập thông tin từ cơ sở nhận xem người bệnh đã đến đăng ký và nhận thuốc ARV chưa. |
2. Nội dung thực hiện
2.1. Bước 1. Lập kế hoạch chuyển tuyến
Bước này do các cơ sở chuyển đi thực hiện, cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS và cơ sở tiếp nhận cùng thực hiện. Cụ thể như sau:
2.1.1. Cơ sở chuyển đi:
- Trưởng cơ sở điều trị HIV/AIDS thông báo cho nhân viên y tế tại phòng khám điều trị HIV/AIDS về lý do, sự cần thiết của việc chuyển tuyến trong điều trị BHYT cho người bệnh HIV, thời gian thực hiện, các công việc cần thực hiện và phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ.
- Thông báo cho người bệnh đang điều trị thuốc ARV về lý do và sự cần thiết chuyển tuyến để tiếp tục điều trị HIV/AIDS bao gồm thuốc ARV nguồn BHYT năm 2020 bằng các hình thức dán thông báo và thông báo trực tiếp cho người bệnh.
- Phát Phiếu đăng ký cơ sở chuyển tuyến theo mẫu tại Phụ lục 1 cho người bệnh HIV. Sử dụng bảng tổng hợp địa chỉ, điện thoại liên hệ của các cơ sở điều trị HIV/AIDS đăng tải trên trang thông tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS để tư vấn cho người bệnh về cơ sở điều trị tiếp tục nếu cần.
- Lập kế hoạch chuyển tuyến người bệnh bao gồm các thông tin sau:
+ Số lượng, danh sách người bệnh cần chuyển theo từng phương án cụ thể.
+ Số lượng, danh sách người bệnh cần chuyển, phác đồ điều trị ARV và cơ sở tiếp nhận tương ứng cho từng người bệnh lựa chọn phương án chuyển về cơ sở KCB BHYT phù hợp.
+ Thời điểm thực hiện chuyển và số lượng chuyển.
- Gửi Kế hoạch về cơ quan đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố.
- Tổng hợp danh sách người bệnh cần được chuyển vào sổ theo dõi người bệnh chuyển đi theo mẫu lại Phụ lục 2a kèm theo hướng dẫn này.
- Rà soát tình hình tồn kho thuốc và ước tính nhu cầu thuốc ARV cần điều phối gửi cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố.
2.1.2. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố:
- Thông báo danh sách người bệnh kèm phác đồ đang điều trị của từng người về cơ sở tiếp nhận đối với người bệnh nội tỉnh và về cơ quan đầu mối phòng chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố tương ứng đối với người bệnh ngoại tỉnh.
- Phối hợp với cơ sở chuyển đi, cơ sở tiếp nhận điều phối các nguồn thuốc đảm bảo đủ thuốc cung cấp cho người bệnh.
2.1.3. Cơ sở tiếp nhận:
- Trưởng phòng khám thông báo cho tất cả nhân viên y tế khi nhận được thông báo về việc tiếp nhận người bệnh được chuyển đến từ cơ sở khác, đồng thời phân công cán bộ đầu mối phụ trách việc phản hồi và báo cáo công tác tiếp nhận chuyển tuyến.
- Tổng hợp danh sách người bệnh được chuyển đến vào sổ theo dõi người bệnh chuyển đến theo mẫu tại Phụ lục 2b kèm theo hướng dẫn này.
- Căn cứ thông báo của cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS về số lượng người bệnh và phác đồ thuốc ARV của từng người bệnh sẽ chuyển đến, cơ sở tiếp nhận rà soát tồn kho thuốc, lập kế hoạch tiếp nhận thuốc bổ sung nguồn viện trợ và nguồn ngân sách hoặc điều chỉnh kế hoạch thuốc nguồn BHYT (nếu cần).
2.2. Bước 2. Thực hiện chuyển tuyến:
Bước này do các cơ sở chuyển đi thực hiện, cơ quan đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS và cơ sở tiếp nhận cùng thực hiện. Cụ thể như sau:
2.2.1. Cơ sở chuyển đi
Đối với người bệnh mong muốn tiếp tục điều trị tại bệnh viện
- Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh xin giấy chuyển tuyến KCB BHYT một năm/lần.
- Thời gian thực hiện: từ 01/01/2020.
Giải thích cho người bệnh về việc nếu không xin được giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT hằng năm mà vẫn tiếp tục điều trị tại bệnh viện sẽ là KCB BHYT trái tuyến. Người bệnh sẽ không được Quỹ BHYT chi trả và phải chi trả toàn bộ chi phí KCB.
Đối với người bệnh mong muốn chuyển về tuyến dưới:
- Khẳng định lại cơ sở điều trị mà người bệnh mong muốn chuyển về.
- Viết Giấy chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nội dung Giấy chuyển tuyến thực hiện theo quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BYT về hướng dẫn quản lý điều trị người nhiễm và phơi nhiễm với HIV. Ghi số điện thoại của cơ sở điều trị nơi chuyển đi và cơ sở điều trị chuyển đến vào Giấy chuyển tuyến.
- Hướng dẫn người bệnh đến đăng ký điều trị cơ sở điều trị mới như sau:
+ Thông báo địa điểm, điện thoại của cơ sở tiếp nhận, các loại giấy tờ người bệnh cần mang đến khi đến cơ sở tiếp nhận bao gồm Giấy chuyển tuyến, thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân, sổ khám chữa bệnh:
+ Đề nghị người bệnh đến đăng ký tại cơ sở điều trị mới trong vòng 07 ngày kể từ ngày chuyển để cơ sở tiếp nhận dự trù bổ sung thuốc nếu cần và thông báo cho cơ sở chuyển đi khi đã đến đăng ký điều trị tại cơ sở mới hoặc khi có các vấn đề trong đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở điều trị mới.
- Cấp thuốc ARV với số lượng đủ dùng trong vòng 30 ngày.
- Cập nhật danh sách người bệnh đã chuyển vào Sổ theo dõi chuyển tuyến.
2.2.2. Cơ quan đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố:
Điều phối các nguồn cung ứng thuốc ARV và hỗ trợ tiếp nhận trong việc dự trù thuốc ARV để điều trị cho các trường hợp chuyển về.
2.2.3. Cơ sở tiếp nhận:
- Tiếp nhận, khám và điều trị cho người bệnh theo quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 hướng dẫn quản lý điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV.
- Cập nhật danh sách người bệnh đã chuyển vào Sổ theo dõi chuyển tuyến đến.
3.3. Bước 3. Theo dõi sau chuyển tuyến và báo cáo
3.3.1. Cơ sở tiếp nhận
- Phản hồi cho cơ sở chuyển người bệnh đi theo quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BYT về hướng dẫn chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Báo cáo tiếp nhận chuyển tuyến về cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành phố trên địa bàn. Mẫu báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2014/TTBYT ngày 14/4/2014 về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cập nhật thông tin phản hồi về việc chuyển tuyến người bệnh của cơ sở tiếp nhận vào sổ theo dõi chuyển tuyến.
3.3.2. Cơ sở chuyển đi
Sau 30 ngày kể từ ngày chuyển, nếu không tiếp nhận được thông tin phản hồi của cơ sở tiếp nhận, cơ sở chuyển đi chủ động thực hiện:
- Liên hệ với cơ sở chuyển đến để xác định người bệnh đã đến đăng ký khám tại cơ sở điều trị mới hay chưa.
- Trường hợp người bệnh chưa đến đăng ký tại cơ sở điều trị mới, cơ sở chuyển đi liên hệ với người bệnh để tìm hiểu lý do, tư vấn hỗ trợ cho người bệnh tiếp cận với cơ sở điều trị mới.
- Trường hợp không liên hệ được với người bệnh, cơ sở chuyển đi thông báo họ tên và mã thẻ BHYT của người bệnh cho cơ quan phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để được hỗ trợ.
- Theo dõi tình trạng chuyển tuyến trong vòng 45 ngày kể từ ngày chuyển người bệnh đi. Nếu quá thời hạn này mà người bệnh vẫn chưa đến cơ sở điều trị mới, bao gồm cả các cơ sở điều trị khác với nguyện vọng ban đầu của người bệnh ghi trên giấy chuyển tuyến thì xác định là người bệnh đã mất dấu.
- Tổng hợp kết quả chuyển tuyến của từng người bệnh và báo cáo về cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn. Mẫu báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2014/TTBYT ngày 14/4/2014 về chuyển tuyến giữa các cơ sở KCB.
- Rà soát tồn kho thuốc và điều chỉnh kế hoạch thuốc các nguồn BHYT nếu cần, tránh thừa thuốc khi bệnh nhân chuyển đi.
3.3.3. Cơ quan đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố:
- Xác định tình trạng chuyển tuyến đối với người bệnh mà cơ sở chuyển đi không xác định được tình trạng chuyển tuyến thông qua phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố rà soát mã thẻ BHYT và mã ICD10.
- Liên hệ với cơ sở điều trị mới để khẳng định tình trạng điều trị thuốc ARV của người bệnh và thông báo cho cơ sở chuyển đi về việc người bệnh điều trị tại cơ sở mới.
- Thông báo về Cục Phòng, chống HIV/AIDS danh sách mã thẻ BHYT của người bệnh đối với các trường hợp không xác định được đang điều trị ở đâu để Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định người bệnh đang được điều trị ở đâu hoặc đã bỏ điều trị.
- Xác định người bệnh có điều trị ở cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh hay không và phản hồi cho cơ quan PC HIV/AIDS tỉnh yêu cầu khi nhận được yêu cầu từ các cơ quan đầu mối PC HIV/AIDS tỉnh/thành phố khác.
- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan đầu mối PC HIV/AIDS của tỉnh/thành phố khác và phản hồi cho cơ sở điều trị trên địa bàn.
1. Sở Y tế
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan về kế hoạch thực hiện chuyển tuyến KCB BHYT cho người bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
- Chủ trì giao ban với đơn vị đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS, lãnh đạo và trưởng phòng khám các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh/thành phố, bao gồm các bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn, triển khai kế hoạch chuyển tuyến
- Giám sát các đơn vị thực hiện chuyển, tiếp nhận người bệnh, yêu cầu quản lý theo dõi theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS
2. Cơ quan đầu mối Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh/thành phố:
- Tham mưu lãnh đạo Sở Y tế họp với lãnh đạo và trưởng các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh/thành phố, bao gồm các bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn, thống nhất chủ trương, quy trình chuyển tuyến/tiếp nhận người bệnh, yêu cầu quản lý theo dõi, báo cáo người bệnh sau chuyển tuyến.
- Phân công cán bộ đầu mối theo dõi và hỗ trợ công tác chuyển tuyến, theo dõi sau chuyển tuyến.
- Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ hoặc đột xuất công tác chuyển tuyến tại các cơ sở điều trị.
- Theo dõi tình hình sử dụng và tồn kho thuốc ARV của tất cả cơ sở điều trị trên địa bàn.
- Điều phối cung ứng các nguồn thuốc ARV tại các cơ sở điều trị do tác động của quá trình chuyển tuyến.
- Tổng hợp báo cáo ca bệnh sau chuyển tuyến.
- Hỗ trợ cơ sở điều trị xác định tình trạng chuyển tuyến của người bệnh.
- Tiếp nhận báo cáo, hỗ trợ về công tác chuyển tuyến cho các bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố.
- Báo cáo kết quả chuyển tuyến về Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
3. Đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS, bao gồm cơ sở chuyển đi và cơ sở tiếp nhận người bệnh:
- Lãnh đạo cơ sở y tế thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế triển khai kế hoạch hoạt động chuyển tuyến cho người bệnh, trên cơ sở kế hoạch của Sở Y tế giao nhiệm vụ cho khoa, phòng và cá nhân liên quan thực hiện chuyển hoặc tiếp nhận người bệnh
- Trưởng cơ sở điều trị chịu trách nhiệm báo cáo lãnh đạo bệnh viện, phân công cán bộ thực hiện chuyển tuyến cho người bệnh theo hướng dẫn.
- Đưa nội dung chuyển tuyến người bệnh vào giao ban tuần của phòng khám. Nội dung báo cáo giao ban chuyển tuyến gồm số người được chuyển, tình trạng chuyển tuyến của người bệnh, các vướng mắc trong quá trình chuyển tuyến.
- Báo cáo tình hình chuyển tuyến gửi cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố theo hướng dẫn tại công văn này./.
SỞ Y TẾ………………….. |
|
PHIẾU ĐĂNG KÝ NHU CẦU CHUYỂN TUYẾN CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
Ngày thu thập thông tin: …./…../20……. ; Người thu thập thông tin: ……………………..
Mục tiêu: Hỗ trợ bệnh nhân được tiếp tục Điều trị HIV/AIDS nguồn BHYT từ 1/1/2020.
Họ và tên bệnh nhân:……………………………………. Số CMT/CCCD:…………………………..
Mã bệnh án:……………………………. ĐT bệnh nhân:……………………………………………..
Họ và tên, số điện thoại người hỗ trợ…………………………………, ĐT:……………………………
Thông tin cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng để hỗ trợ người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, bao gồm thuốc ARV, từ 01/01/2020.
TT | Thông tin | |
1 | Địa chỉ theo hộ khẩu/CMT/Thẻ căn cước | Phường/xã:………………………………………………….. Quận/Huyện:…………………. Tỉnh/TP:…………………….. |
2 | Địa chỉ nơi ở hiện tại | Phường/xã:…………………………………………………… Quận/Huyện:………………….. Tỉnh/TP:…………………… |
3 | Phác đồ điều trị ARV hiện tại | 1[ ] TDF+3TC+EFV 2[ ] AZT+3TC+EFV 3[ ] AZT+3TC+NVP 4[ ] AZT+3TC+LVP/r 5[ ] TDF+3TC+LVP/r 6[ ] Phác đồ khác, cụ thể……………………………………… |
4 | BN có thẻ BHYT? | 1[ ] Có Mã thẻ:……………………. chuyển câu 5a, 5b và 5c 2[ ] Không (chuyển câu 6) |
5.a | Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu | 1[ ] Tên CS:………………………………………………… 2[ ] Tỉnh/TP:………………………………………………… |
5.b | Anh/chị có muốn sử dụng thẻ BHYT trong điều trị ARV hay không? | 1[ ] Có 2[ ] Không (chuyển câu 6) |
5.c | Cơ sở điều trị anh/chị muốn đăng ký khám chữa bệnh HIV/AIDS sau chuyển tuyến (chọn 01 đến 02 cơ sở) CS 1:………………………………………………………………………………………………… CS 2:……………………………………………………………………………………………….. | |
6 | Trường hợp không sử dụng BHYT trong KCB HIV/AIDS, anh/chị muốn điều trị ARV theo hình thức nào? | 1[ ] Điều trị ARV tự túc tại cơ sở hiện tại 2[ ] Điều trị ARV tự túc tại cơ sở khác (ghi cụ thể) ……………………………………………………….. 3[ ] Chưa rõ |
SỔ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH CHUYỂN ĐẾN
TT (1) | Họ và tên người bệnh (2) | Tuổi, giới (ngày tháng năm sinh) (3) | Mã HSBN | Phác đồ thuốc ARV người bệnh đang điều trị (4) | Số CMT /Thẻ căn cước (5) | Tên CSĐT được giới thiệu chuyển đi (6) | Kết quả chuyển tuyến | ||
Nam | Nữ | Ngày chuyển đi ghi trên phiếu chuyển tuyến (7) | Ngày tiếp nhận tại CSĐT (8) | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự
(2): Ghi họ và tên bệnh nhân được chuyển tuyến
(3). Ghi ngày tháng năm sinh của NBh, NB nam ghi vào cột “Nam” và NB Nữ ghi vào cột “Nữ”
(4). Ghi phác đồ thuốc ARV của NB đang điều trị theo thông tin trên “Phiếu chuyển tuyến”
(5). Ghi số CMT còn hạn hoặc thẻ căn cước của NB được chuyển tuyến
(6). Ghi tên cơ sở điều trị chuyển đi của NB theo thông tin trên “Phiếu chuyển tuyến”
TT (1) | Họ và tên người bệnh (2) | Tuổi, giới (ngày tháng năm sinh) (3) | Phác đồ thuốc ARV người bệnh đang điều trị (4) | Số CMT /Thẻ căn cước (5) | Tên CSĐT được giới thiệu chuyển đến (6) | Kết quả chuyển tuyến | ||
Nam | Nữ | Ngày chuyển đi ghi trên phiếu chuyển tuyến (7) | Ngày CSĐT tiếp nhận người bệnh (8) | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự
(2): Ghi họ và tên bệnh nhân được chuyển tuyến
(3). Ghi ngày tháng năm sinh của NBh, NB nam ghi vào cột “Nam” và NB Nữ ghi vào cột “Nữ”
(4). Ghi phác đồ thuốc ARV của NB đang điều trị theo thông tin trên “Phiếu chuyển tuyến”
(5). Ghi số CMT còn hạn hoặc thẻ căn cước của NB được chuyển tuyến
(6). Ghi tên cơ sở điều trị chuyển đi của NB theo thông tin trên “Phiếu chuyển tuyến”
(7). Ghi ngày tháng năm chuyển NB đi theo thông tin trên “Phiếu chuyển tuyến”
(8). Ghi ngày tháng năm NB được tiếp nhận tại CSĐT NB được chuyển đến
- 1Công văn 402/KCB-CĐT năm 2014 tăng cường thực hiện quy định chuyển tuyến người bệnh sởi giữa các cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 2Công văn 10426/BYT-KCB năm 2015 về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh và đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh; đăng ký vào chuyển tuyến khám, chữa bệnh đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý
- 4Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ năm 2021 về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ban hành
- 1Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 402/KCB-CĐT năm 2014 tăng cường thực hiện quy định chuyển tuyến người bệnh sởi giữa các cơ sở khám, chữa bệnh do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 3Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 10426/BYT-KCB năm 2015 về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh và đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu do Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh; đăng ký vào chuyển tuyến khám, chữa bệnh đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý
- 6Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
- 8Thông tư 27/2018/TT-BYT hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ năm 2021 về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ban hành
Công văn 772/AIDS-ĐT năm 2019 về hướng dẫn chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành
- Số hiệu: 772/AIDS-ĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/09/2019
- Nơi ban hành: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Người ký: Nguyễn Hoàng Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra